Khoa học và Đời sống số 27-2024

Số 27 (4341) Thứ Năm (4/7/2024) 9 SỨC KHỎE MỚI THÔNG TIN DOANH NGHIỆP QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Đứng 1 chân phòng đột quỵ Trong cuốn "Dưỡng sinh thông kinh lạc" của Y sư Thái Hồng Quang (Chủ tịch Hội nghiên cứu sức khỏe kinh lạc Hồng Kông (Trung Quốc)) giới thiệu bài tập đứng bằng 1 chân cực kỳ có ích để nâng cao sức khỏe. Điều dưỡng kinh lạc chống đột quỵ Theo Y sư Thái Hồng Quang, ở chân có 6 kinh lạc đi qua. Khi đứng trên 1 chân, tính mẫn cảm và tốc độ phản ứng của kinh lạc sẽ quyết định khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, đồng thời các kinh lạc bị ứ tắc sẽ đau nhức. Vì vậy, đây cũng là một trong những cách điều dưỡng các kinh lạc hư nhược. 6 kinh lạc ở chân không những có nhiều huyệt vị quan trọng mà còn lần lượt liên kết với các tạng phủ trọng yếu như dạ dày, phổi, bàng quang, thận, mật, gan. Do đó, đứng bằng 1 chân vừa là cách kiểm tra sức khỏe đơn giản, vừa là bài tập dưỡng sinh kinh lạc tiện lợi. Bài tập này sẽ thúc đẩy các kinh lạc điều tiết sự cân bằng cho những tạng phủ và bộ vị tương ứng. Các đường kinh Thận, Can (ở chân) ảnh hưởng nhiều đến hệ thần kinh, đặc biệt đường kinh Can ảnh hưởng nhiều đến stress, áp huyết do căng thẳng, vì vậy động tác này rất hợp với những người huyết áp cao, tiểu đường, parkinson. Ngoài ra, đường kinh Bàng quang, Đởm ở chân đi qua vùng chân, lưng, cổ gáy… giúp điều hòa khí huyết các vùng này, giúp giảm đau chân, lưng, cổ gáy… Cách thực hiện bài tập như sau: Nhắm mắt, chân trái giữ nguyên, chân phải co lên đặt lên mé trong của xương bánh chè (đầu gối), dang 2 tay ra. Nhờ 1 người kiểm tra xem bạn có thể đứng ở tư thế này trong bao lâu. Theo Y sư Thái Hồng Quang, nếu bạn đã 45 tuổi mà có thể đứng 1 chân trong 15 giây thì đây là tín hiệu tốt. Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, những ngày đầu mới tập luyện theo cách này, cần có người theo sát bên cạnh để tránh tình trạng bị té ngã có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tập. Giữ thăng bằng kiểm tra đột quỵ Sau quá trình nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Đột quỵ của Nhật Bản, một nhóm nhà khoa học tại Đại học Kyoto đề xuất một cách tự kiểm tra khả năng chống đột quỵ một cách đơn giản như sau: Hãy thử đứng trên một chân và đọc tờ báo đặt trên sàn nhà trong khoảng 20-30 giây hoặc đếm từ 1 đến 20. Nếu vẫn giữ được thăng bằng thì nguy cơ đột quỵ ở bạn thấp - một dấu hiệu đáng mừng cho sức khỏe. Ngược lại, nếu không thể duy trì được thế thăng bằng và muốn ngồi xuống thì bạn nên sắp xếp thời gian để tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Lý do là khi không thể duy trì thăng bằng trong tư thế một chân trong ít nhất 20 giây, bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao và có khả năng dễ bị tổn thương não. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke, TS Yasuharu Tabara và cộng sự đã yêu cầu 1.400 đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi trung bình 67 đứng bằng một chân trong vòng 1 phút. Các nhà khoa học cũng quét não bằng phương pháp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá khả năng bị tổn thương ở những mạch máu nhỏ trong não được gọi là đột quỵ thầm lặng hay chảy máu rất ít trong não. Kết quả cho thấy những người không thể giữ thăng bằng trên một chân trong 20 giây thường có liên quan đến những tổn thương nhẹ ở mạch máu não và vì thế nguy cơ bị đột quỵ ở họ khá cao, cho dù họ không hề có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào trước khi tham gia cuộc thử nghiệm. Ngoài ra, khả năng nhận thức ở họ cũng tỏ ra thấp hơn những người khác. TS Tabara nhận thấy có khoảng 1/3 trong số những người từng bị đột quỵ thầm lặng 2 lần hoặc hơn không thể giữ thăng bằng và tỉ lệ khó giữ thăng bằng ở những người từng bị triệu chứng này một lần là 16%. Khoảng 30% nhóm người từng bị chảy máu hơn 2 lần khó giữ thăng bằng và tỉ lệ tương ứng ở người bị chảy máu một lần là 15%. Chuyên gia thần kinh học Mỹ Richard Libman nhận định: “Các tác giả nghiên cứu này đã phát minh một thử nghiệm đơn giản về cân bằng để phản ánh bệnh mạch máu nhỏ ở não. Thử nghiệm rẻ tiền, không cần công nghệ cao này giúp phát hiện những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất xảy ra đột quỵ và tổn hại não nặng hơn”. Yasuharu Tabara - người chủ trì công trình nghiên cứu khẳng định: khả năng giữ thăng bằng trên một chân là một bài kiểm tra quan trọng đối với sức khỏe của não mà chúng ta nên thường xuyên vận dụng để quan tâm đúng mức tới các nguy cơ mắc bệnh về não và suy giảm nhận thức. LƯƠNG Y HOÀNG DUY TÂN (NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG Y ĐỒNG NAI) Đột quỵ ngày càng trở nên nguy hiểm, khiến nhiều người dù còn trẻ cũng bị tử vong. Thế nhưng chỉ với bài tập đơn giản: Đứng trên 1 chân sẽ giúp chúng ta biết chúng ta có khả năng dễ bị đột quỵ hay không? Mời mọi người cùng thử nghiệm. SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (HoSE: SHB) vừa có quyết định ngày 19/7 là thời điểm chốt danh sách cổ đông để thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Quyết định của HĐQT SHB triển khai theo Nghị quyết Đại hội Đồng cổ đông thường niên năm 2024 về phương án trả cổ tức năm 2023. Cụ thể, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua tỷ lệ cổ tức 2023 là 16% gồm 5% bằng tiền mặt và 11% bằng cổ phiếu, dự kiến nâng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đang hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan quản lý, thực hiện các thủ tục chuẩn bị triển khai phát hành trả cổ tức 2023 bằng cổ phiếu tỷ lệ 11% trong quý III/2024. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước có quyết định về việc sửa đổi nội dung về Vốn điều lệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của SHB. Theo đó, vốn điều lệ của SHB được ghi nhận ở mức hơn 36.629 tỷ đồng. Quyết định của Ngân hàng Nhà nước được ban hành sau khi SHB hoàn tất phát hành hơn 43,5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). SHB đặt kế hoạch 2024 tổng tài sản vượt 701.000 tỷ đồng; tăng trưởng tổng dư nợ cấp tín dụng 14% (điều chỉnh theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước); huy động thị trường 1 phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế. Lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu tăng 22%, đạt 11.286 tỷ đồng, dự kiến chi trả cổ tức 2024 tỷ lệ 18%. Giai đoạn 2024-2028, SHB đang tập trung nguồn lực để triển khai Chiến lược Chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện dựa trên 4 trụ cột: Cải cách cơ chế, chính sách, quy định, quy trình; Con người là chủ thể; Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm; Hiện đại hóa công nghệ thông tin và chuyển đổi số và kiên định theo 6 giá trị văn hóa cốt lõi “Tâm – Tin – Tín –Tri – Trí – Tầm”. SHB đặt mục tiêu chiến lược trở thành Ngân hàng TOP 1 về hiệu quả; Ngân hàng Số được yêu thích nhất; Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất đồng thời là Ngân hàng TOP đầu cung ứng nguồn vốn, sản phẩm tài chính dịch vụ với khách hàng doanh nghiệp chiến lược tư nhân và Nhà nước, có chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, hệ sinh thái, phát triển xanh. Với nền tảng vững vàng và chiều sâu văn hóa, kiên định với định hướng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả, liên tục nâng cao năng lực quản trị theo chuẩn quốc tế, mô hình hiện đại, SHB thực thi các chính sách quản lý rủi ro chặt chẽ, đảm bảo các hệ số an toàn vốn, tuân thủ tốt hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện theo chuẩn Basel II và Basel III. SHB đang viết tiếp hành trình Đổi mới – Trách nhiệm – Hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực và quốc tế. PV

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==