Số 12 (4326) Thứ Năm (21/3/2024) 4 Trái ngược với tình trạng tại Cầu Giấy, hệ thống nút bấm và đèn báo khu vực trước cửa Bưu điện Hà Nội, ngã ba Lý Thái Tổ (Quận Hoàn Kiếm) lại hoạt động tốt. Tại đây, nút bấm khi sử dụng phát ra âm thanh và đèn giao thông chuyển đỏ. Theo quan sát, người dân và du khách nước ngoài đều tuân thủ đúng luật, các phương tiện tham gia giao thông chủ động nhường đường khi đèn báo sáng. NGHE & NHÌN THU HƯƠNG Sau 7 năm vận hành, hệ thống nút bấm xin sang đường cho người đi bộ ở Hà Nội không phát huy được hiệu quả như kỳ vọng. Tại một số khu vực, thiết bị hỗ trợ giao thông không còn hoạt động. Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực Xuân Thủy (Cầu Giấy), các phương tiện tham gia giao thông với mật độ dày đặc, người qua đường đông đúc nhưng hệ thống nút bấm và đèn báo giao thông không hoạt động. Khi bấm nút, đèn báo chỉ nháy vàng không chuyển đỏ, người dân sang đường qua vạch kẻ và phải quan sát, giơ tay xin hoặc tránh né các phương tiện giao thông đang lưu thông với tốc độ lớn. Chị Phạm Thanh Tâm (Cầu Giấy) cho biết: “Nút bấm này bị hỏng, đèn trên kia chỉ nhấp nháy vàng chứ không có tác dụng gì nên tôi đi sang đường luôn cho nhanh”. NÚT BẤM XIN SANG ĐƯỜNG Ở HÀ NỘI: Năm 2017, thành phố Hà Nội đã lắp đặt các cụm đèn tín hiệu dành riêng cho người đi bộ sang đường để đảm bảo an toàn cho người đi bộ khi qua đường ở những nơi không có cầu đi bộ. Cụ thể, các cụm đèn này được lắp tại một số tuyến như Xuân Thủy (Quận Cầu Giấy, khu tập thể Đại học Sư Phạm), nút giao Trần Quang Khải, ngã ba Lê Thái Tổ (Phường Hàng Trống, trước bưu điện Hà Nội đi sang Hồ Gươm). Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, sau 7 năm áp dụng, hiệu quả mà hệ thống nút bấm và đèn báo xin đường không mấy khả quan. Vì hệ thống nút bấm và đèn báo không hoạt động nên các phương tiện giao thông trên đường cũng không thể nhường đường cho người đi bộ, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Trong khi đó, dù có cầu đi bộ được bố trí cách đó 500m nhưng nhiều người ngại đi bộ quãng xa nên họ chọn cách len lỏi giữa làn xe chạy tốc độ cao để qua đường. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng, khu vực bố trí nút bấm chưa cần thiết vì ngã tư cách đó gần 100m đã có đèn giao thông, người đi bộ có thể sang đường tại ngã tư này. Chia sẻ với PV, chị Lưu Thị Hoa - người bán hàng tại khu vực này cho rằng, mật độ phương tiện tại đây chưa lớn, khoảng cách từ nút bấm đến ngã tư có đèn giao thông rất gần nên cần sự bố trí điểm sang đường hợp lý hơn. “Trường học ngay bên kia đường, nếu vòng qua cầu đi bộ thì khá xa. Bút bấm xin qua đường thực tế rất tiện lợi nhưng hiện bị hỏng không thể sử dụng, em và các bạn mỗi khi qua đường phải đi thành nhóm đông để người đi xe máy, ô tô dễ nhường đường hơn”, Linh Đan, sinh viên Đại học Sư phạm chia sẻ.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==