Khoa học và Đời sống số 12-2024

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 12 (4326) Thứ Năm (21/3/2024) 3 Liên quan chuyên án 920G, tối 19/3, Công an Đồng Nai ra quyết định khởi tố vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng, để làm rõ hành vi có dấu hiệu tội phạm chưa được xử lý ở giai đoạn 1. Đây là giai đoạn 2 của Chuyên án 920G, do Công an tỉnh Đồng Nai xác lập từ tháng 9/2020 để đấu tranh với đường dây buôn lậu xăng từ Singapore về Việt Nam tiêu thụ tại các tỉnh, thành phía Nam, miền Trung, Tây Nguyên. Trước đó, ở giai đoạn 1 của Chuyên án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã đề nghị truy tố 74 bị can về tội buôn lậu và 1 bị can về tội nhận hối lộ. Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đồng Nai xác định tổng số lượng xăng các bị can buôn lậu là hơn 200 triệu lít, tương ứng tổng giá trị hàng hóa phạm pháp trên 2.690 tỷ đồng. Tịch thu sung công quỹ Nhà nước 22 xe bồn, 17 tàu thủy; 22 xe bồn; 3 ô tô; 2 xe mô tô; 65 điện thoại di động; kê biên 16 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cùng nhiều tài sản có giá trị khác. Kết thúc điều tra giai đoạn 1, có 74 bị cáo bị tuyên phạt với nhiều mức án khác nhau. Trong đó, Ngô Văn Thụy bị tuyên phạt 15 năm tù về tội “Nhận hối lộ”; Đào Ngọc Viễn bị tuyên phạt 15 năm tù, Phan Thanh Hữu bị tuyên phạt 13 năm 6 tháng tù cùng về tội cùng về tội “Buôn lậu”. Đây là vụ án được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo. Vụ án được dư luận xã hội quan tâm. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai kêu gọi các đối tượng phạm tội liên quan đến đường dây buôn lậu trên sớm ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. PHẠM GIANG Đối với hành vi đối phó như xuống xe, dắt bộ xe mô tô qua chốt kiểm soát nồng độ cồn, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý. Mới đây, công dân Lê Văn Dân gửi câu hỏi đến Bộ Công an về việc người điều khiển xe gắn máy uống rượu bia khi thấy CSGT hoặc chốt kiểm tra nồng độ cồn, xuống dắt xe đi bộ, có thể coi là hành vi đối phó với lực lượng chức năng hay không? Việc uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt không? Bộ Công an cho biết, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, tại khoản 6 Điều 5, quy định nghiêm cấm hành vi "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Nghị định số 100/2019/ NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ), tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 quy định cụ thể chế tài xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Thời gian qua, lực lượng CSGT xử lý quyết liệt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông theo nguyên tắc "không có vùng cấm, không có ngoại lệ" với quyết tâm hình thành văn hóa "Đã uống rượu bia, không lái xe" trong quần chúng nhân dân. “Đối với hành vi đối phó lực lượng chức năng như xuống xe, dắt bộ xe mô tô qua chốt kiểm soát nồng độ cồn, lực lượng CSGT sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật”, Bộ Công an nêu rõ. HẢI NINH Theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, dù có hành lang pháp lý và chủ trương chính sách bảo vệ môi trường, cơ chế giám sát chưa thực sự hiệu quả đang là rào cản lớn ảnh hưởng công tác bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, cụm làng nghề của Thủ đô. Trước tình trạng nhiều cụm công nghiệp, làng nghề ở Hà Nội xả thải, gây ô nhiễm môi trường, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 quy định rất rõ về việc xây dựng hạ tầng môi trường phải bao gồm hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải, các công trình và thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và bảo đảm diện tích cây xanh. “Tất cả doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại cụm công nghiệp (CCN), cụm làng nghề đều phải tuân thủ những quy định này. Trước khi được phép hoạt động, phải bảo đảm các điều kiện bảo vệ môi trường được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn một số cơ sở sản xuất, CCN, cụm làng nghề không tuân thủ những quy định đó. Họ thải trộm ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng ”, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhận định. Cũng theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hà Nội đang phát triển theo hướng trở thành phố thông minh, thành phố xanh - sạch - đẹp. Bởi vậy, trong những năm qua, UBND TP rất quan tâm việc bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường các CCN, cụm làng nghề. Dù đã có hành lang pháp lý, chủ trương chính sách bảo vệ môi trường CCN, cụm làng nghề, cơ chế giám sát chưa thực sự hiệu quả đang là rào cản lớn khiến công tác bảo vệ môi trường CCN, cụm làng nghề của Thủ đô chưa tốt. GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh kiến nghị, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cả người dân. Làm thế nào để mọi người đều hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình. Ngoài ra, phải nâng cao hiệu quả công tác giám sát, cũng như xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này cần hoạt động hiệu quả hơn, quyết liệt hơn. THIÊN TUẤN Ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện yêu cầu tăng cường biện pháp quản lý thị trường vàng. Công điện nêu rõ, để tăng cường biện pháp quản lý và phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng được giao. Tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để khẩn trương thực hiện ngay giải pháp theo quy định để bình ổn, ổn định thị trường vàng; đánh giá toàn diện, phân tích kỹ lưỡng, có giải pháp hiệu quả, kịp thời, đúng quy định, theo nguyên tắc thị trường để xử lý ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao thời gian qua, không để tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia. Rà soát kỹ lưỡng, toàn diện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách liên quan quản lý thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng miếng, vàng trang sức... Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vàng, cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và chủ thể khác tham gia thị trường kịp thời phát hiện sơ hở, bất cập để xử lý. "Xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, nhất là các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá của các tổ chức, cá nhân… gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng. Trường hợp phát hiện hoạt động kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kịp thời chuyển tài liệu, hồ sơ cho cơ quan chức năng để xử lý nghiêm, công khai, minh bạch theo quy định pháp luật", công điện nêu rõ. Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng liên quan khẩn trương thực hiện ngay biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật liên quan thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng. Các Bộ Công an, Công Thương, Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, cơ quan liên quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý thị trường vàng, kịp thời chia sẻ, cung cấp thông tin và chủ động xử lý công việc, nhiệm vụ theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền. TIỂU PHƯƠNG Thủ tướng Phạm Minh Chính. ẢNH: VGP/NHẬT BẮC THỦ TƯỚNG YÊU CẦU THANH TRA THỊ TRƯỜNG VÀNG, XỬ LÝ NGHIÊM HÀNH VI TRỤC LỢI Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vàng...; xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật, nhất là hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá của tổ chức, cá nhân… gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng. Tăng giám sát, xử lý vi phạm để bảo vệ môi trường Khởi tố vụ án 200 triệu lít xăng lậu Uống rượu, dắt xe qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị phạt? Lực lượng chức năng bắt quả tang tàu vận chuyển, bơm hút xăng lậu. ẢNH: CAĐN Uống rượu, dắt xe qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị phạt? Ảnh minh hoạ. GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==