Khoa học và Đời sống số 10-2024

Số 10 (4324) Thứ Năm (7/3/2024) 18 hững năm gần đây, dù cơ quan chức năng và công ty điện lực đã đưa ra rất nhiều các hình thức cảnh về sự nguy hiểm của các trạm biến áp, bốt- trụ điện, được lắp đặt trên lề đường, vỉa hè nhưng nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm buôn bán quanh khu vực này. BẠN ĐỌC N Hàng ngày lưu thông trên đường phố, người dân không còn lạ lẫm gì trước hình ảnh của vô số các quán hàng kinh doanh đồ ăn uống, buôn bán với kệ, tủ, bàn ghế “bủa vây” quanh các trạm biến áp, trụ- bốt điện trên vỉa hè. Người bán, khách hàng thản nhiên ngồi quây quần ăn uống ngay sát bên các trạm biến áp, trụ- bốt điện, bất chấp biển cảnh báo “Cấm lại gần, có điện nguy hiểm chết người”, hay “Điện áp cao, nguy hiểm chết người”. Việc người dân sinh hoạt, kinh doanh buôn bán trong hành lang bảo vệ an toàn trạm biến áp, trụ - bốt điện rất nguy hiểm. Bởi khi có sự cố chập điện, việc truyền điện, phóng điện gây ảnh hướng đến tính mạng người xung quanh là điều khó tránh khỏi. Được biết, lưới điện cao áp, trụ - bốt điện luôn tiềm ẩn nguy hiểm rình rập đối với tính mạng con người khi lại gần. Chính vì thế, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định rõ, đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện theo quy định như sau: Điện áp đến 22kV, khoảng cách là 2m; điện áp 35kV, khoảng cách là 3m… Còn đối với các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ, có vỏ bằng kim loại thì hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại v.v... Quán hàng “bủa vây” trạm biến áp, trụ- bốt điện các địa phương cần giải tỏa thật quyết liệt tình trạng người dân “bủa vây” quanh những trạm biến áp, trụ - bốt điện để buôn bán. Bài & ảnh: THẠCH BÍCH NGỌC (ĐHQG, TP.Hồ Chí Minh) Quy định là vậy, song những vi phạm về hành lang an toàn lưới điện, trạm biến áp, trụ - bốt điện tại các thành phố vẫn tái diễn mà chưa được xử lý triệt để. Từ thực trạng đáng lo ngại như nêu trên, rất mong các cơ quan chức năng, chính quyền Trong quá khứ ở nước ta từng xảy ra không ít các vụ tai nạn gây chết người vô cùng đáng tiếc tại các giếng, ao, hồ… trữ nước chống hạn. Nguyên nhân do bất cẩn, chủ quan, không rào chắn cẩn thận nên đã gây nên những vụ thiệt mạng vô cùng đáng tiếc, trong đó phần nhiều là trẻ em… Thực tế, tại các tỉnh vùng Tây Nguyên nói riêng và các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung, từ vài thập kỷ trở lại đây người dân thường có phong trào đào rất nhiều giếng, ao, hồ, vũng... để làm chỗ trữ chứa nước dành cho việc tưới tiêu cây trồng, phục vụ chăn nuôi gia súc gia cầm trong những tháng mùa khô. Phương cách tích trữ nước để chống hạn bằng kiểu đào giếng, ao, hồ là kiểu làm hợp lý khi mỗi gia đình tự chủ động được nguồn nước để tưới tiêu, đảm bảo cho cây trồng mùa màng không bị thất bát vì thiếu nước. Tuy nhiên, khi đi qua những địa phương có phong trào đào giếng, ao, hồ để tích trữ nước chống hạn hán trên, tôi quan sát thấy nguy hiểm luôn trực chờ từ chính những cái giếng, ao, hồ trữ nước chống hạn. Đa số không được rào chắn, che đậy, hoặc là cắm biển, bảng với nội dung cảnh báo sự nguy hiểm để người dân, nhất là trẻ em tránh xa. Thiết nghĩ, việc người dân, nhất là người nông dân ở những vùng sở hữu ao, hồ, giếng trữ nước cần phải có các biện pháp để đảm bảo sự an toàn tính mạng cho mọi người, tránh những vụ đuối nước đáng tiếc xảy ra. Nên dựng hàng rào kiên cố xung quanh ao, hồ chứa nước và có trổ cổng xuống nơi lấy nước. Với chiếc cổng trổ xuống ao, hồ đó cũng cần phải có khóa cẩn thận và nó chỉ có thể được mở ra khi có nhu cầu. Với những ao, hồ chứa nước chống hạn chưa có điều kiện để làm được các hàng rào kiên cố, các gia đình nên rào tạm bằng tre, nứa xung quanh hoặc cắm những tấm bảng, biển với nội dung “cấm tắm”, “cấm lại gần”... vì hồ, ao sâu, nguy hiểm để mọi người từ chủ động phòng ngừa hiểm họa. Đối với những gia đình có giếng nước sâu trữ nước nên thiết kế thành miệng giếng cao, đồng thời có nắp che đậy cẩn thận. Bài & ảnh: ĐẶNG ĐỨC (ĐHQG, TP.Hồ Chí Minh) Hiểm họa từ giếng, ao, hồ trữ nước chống hạn Một số hộ kinh doanh hàng ăn uống vây quanh bốt điện trên vỉa hè Đường Hoà Hảo, Quận 10 Một trạm biến áp trên Đường Hồng Bàng, Quận 11, bị một hộ dân kinh doanh buôn bán quây kín xung quanh Một trạm biến áp trên Đường Nguyễn Thái Học, Quận 1, từ nhiều năm nay luôn có rất nhiều hàng quan bủa vậy xung quanh

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==