Khoa học và Đời sống số 09-2024

Số 9 (4323) Thứ Năm (29/2/2024) 16 CHUYỆN ĐỜI “Ông Huy cây”, “đường hoa ông Huy”… là những cái tên trìu mến người dân thôn An Hiền (xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) dành cho ông Trần Quang Huy, Bí thư Chi bộ thôn mình. “Hô biến” đường có hoa, nhà có số MAI LOAN trên hết thì chắc chắn có kết quả tốt”, ông Huy nói. Một ví dụ nữa mà ông Huy minh chứng, đó là khi làm sân vận động. Khu đất này trước đây vốn nằm ở vị trí đắc địa, chia cho mỗi nhà mấy chục mét trồng rau. Muốn người dân đồng thuận phải vận động, tuyên truyền để họ hiểu được ý nghĩa, lợi ích của khu thể thao nâng cao sức khỏe. Người dân đồng ý rồi, lại tới cái khó về tài chính đền bù hoa màu. Ông Huy bảo vợ đưa 15 triệu ứng trước. Việc triển khai sân bóng khá thuận lợi. Không chỉ hiến đất, nhiều hộ gia đình còn đóng góp thêm kinh phí để mua sắm máy móc, thiết bị tập luyện thể dục thể thao đặt ở bên lề sân bóng với số tiền lên tới hơn 100 triệu đồng. Theo ông Huy, muốn tạo được sự đồng thuận, huy động sức mạnh từ nhân dân, lãnh đạo phải xác định mình là công bộc, đầy tớ của dân. Lãnh đạo phải hội đủ các tố chất “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” và quyết đoán. “Năng lực cán bộ rất cần thiết nhưng tôi cũng thường nói, nếu thiếu tài thì cũng không quá lo. Anh thiếu tài có thể học hỏi ở người dân - họ tham mưu cho. Cán bộ chỉ là người đại diện lãnh đạo nhân dân thôi, chứ người dân thông minh, giỏi hơn mình nhiều. Kể cả tài năng đi nữa nhưng không có phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng thì anh cũng không được dân ủng hộ. Không được dân ủng hộ, cán bộ tài mấy cũng không làm được”, ông Huy đúc rút. Ngày 18/1 vừa qua, ông Huy được chọn là một trong 50 đại biểu đại diện cho 2.200 nhân vật trong chương trình “Việc tử tế” của Đài Truyền hình Việt Nam đến dự cuộc gặp mặt Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Với ông Huy, đây là sự động viên, khích lệ lớn lao để ông tiếp tục cùng bà con thôn An Hiền kiến tạo quê hương càng thêm đổi mới, khang trang, giàu đẹp. Thôn An Hiền nổi tiếng với những con đường hoa nở rực rỡ, rợp bóng cây xanh. Đặc biệt, các nút giao quan trọng trong thôn đều có camera giám sát; thư viện có hơn 2.000 đầu sách; sân bóng cùng dụng cụ tập thể thao… “xịn” không kém ở chốn thị thành. Để có được thành tựu này, một trong người người góp công lớn là ông Trần Quang Huy - Bí thư Chi bộ thôn - được người dân yêu quý. “Thay da đổi thịt” cho thôn Thôn An Hiền được sáp nhập từ thôn An Vọng và An Hiền năm 2020 theo chủ trương của TP Hà Nội. Với vai trò Bí thư Chi bộ thôn An Hiền, ông Trần Quang Huy là “đầu tàu”, truyền cảm hứng, cùng người dân xây dựng thôn trở thành điển hình của nông thôn mới. Trước đây, đường đi lối lại trong thôn chủ yếu đường đất, nhất là đi ra nghĩa trang. Mỗi khi mưa xuống lầy lội, người dân đi lại rất vất vả. Cơ sở vật chất trong thôn cũ kỹ, thiếu thốn. Trước thực tế đó, ông Huy cùng lãnh đạo thôn đứng ra vận động người dân làm đường bê tông. Mỗi tối, đèn điện thắp sáng trưng đường làng, ngõ xóm. Đặc biệt, với quyết tâm triển khai “đường có hoa, nhà có số, tường bích họa”, người dân trong thôn đã thực hiện 100% nhà có số, ngõ có tên. Các con đường được phủ kín cây xanh, hoa nở rực rỡ; những bức tường được vẽ tranh bích họa tươi vui… Tất cả kinh phí đều từ xã hội hóa. Người dân trong thôn đã quen với hình ảnh Bí thư chi bộ thôn lúc sáng sớm, chiều muộn lại đi cắt tỉa cây, chăm sóc hoa. Họ đặt cho ông rất nhiều tên trìu mến, như “Ông Huy cây”, “Ông Bí thư cây”. Những đường hoa cũng được gọi “Đường hoa ông Huy”… Một điều khiến người dân ở An Hiền rất tự hào nữa về thôn mình, đó là ở các nút giao, khu vực công cộng của thôn đều có camera an ninh khiến người dân an tâm với an ninh của thôn. Thư viện của thôn chứa tới 2.000 đầu sách để người dân lựa chọn. Sân vận động có đủ dụng cụ tập thể thao, người dân thoải mái sử dụng để rèn luyện sức khỏe. Sự đồng thuận của người dân rất quan trọng Nhìn lại những gì làm được, ông Trần Quang Huy nhận thấy, sự đồng thuận của người dân rất quan trọng. “Tiền cũng không sánh được bằng sự đồng thuận”, ông Huy nói. Năm 2014, ông và người dân làm được việc tưởng như “bất khả thi”, đó là quy tập hơn 300 ngôi mộ vào khu tâm linh của thôn. Thực tế, công việc này gặp khó khăn. “Thế nhưng năm đó, chúng tôi quy tập hơn 300 ngôi mộ về một mối với kinh phí hơn 1 tỷ đồng, hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa, một việc mà ngay cả Ông Trần Quang Điển (người dân thôn An Hiền) chia sẻ, ông Trần Quang Huy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì công việc. Chính vì vậy, khi ông Huy lên tiếng, mọi người ủng hộ. “Có Bí thư chi bộ như vậy rất hiếm”, ông Điển nói. Còn theo bà Tạ Thị Mến, thôn An Hiền thay đổi rất nhiều. “Tôi tự hào về sự thay đổi của làng, ngày càng đi lên rõ rệt”, bà Mến nói. BÍ THƯ CHI BỘ THÔN TRẦN QUANG HUY: Con đường được phủ kín cây xanh, hoa nở rực rỡ. khi có tiền cũng chưa chắc làm được”, ông Huy nói. Thực hiện được việc đó phải mất cả quá trình dài. Từ họp, tuyên truyền cho người dân, viết thư kêu gọi và xin ý kiến của từng nhà, thậm chí đến cả người dân trong thôn đi làm xa quê hương. Đến khi nhận được phản hồi, ông mừng rơi nước mắt, 100% người dân đồng thuận. “Việc khó như thế còn làm được. Khi người dân nhận thức đó là việc nên làm thì khó thành dễ. Không gì bằng sức mạnh của lòng dân”, ông Huy nói. Lợi ích của tập thể trên hết Để có được sự đồng thuận đó, lãnh đạo phải luôn gương mẫu, là đầu tàu, đặt lợi ích của tập thể trên hết. “Muốn có kết quả tốt thì phải dân chủ bàn bạc, được công khai và hợp lòng dân, mang lại lợi ích cho tập thể, cho nhân dân, chắc chắn kết quả sẽ tốt. Nếu đan xen lợi ích của tập thể với cá nhân thì không bao giờ thành công. Chỉ có chí công vô tư, đặt lợi ích tập thể lên Hệ thống camera góp phần bảo vệ an ninh thôn xóm. Ông Huy cắt tỉa cây, chăm sóc hoa, làm đep cảnh quan môi trường. Ông Trần Quang Huy - Bí thư Chi bộ thôn An Hiền.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==