Khoa học và Đời sống số 04-2024

Số 4 (4318) Thứ Năm (25/1/2024) 9 Trà giúp làm ấm và chống bệnh tật Khương táo trà chống cảm lạnh: Gừng tươi 20 g, hồng táo 10 quả, đường đỏ lượng vừa đủ. Gừng tươi rửa sạch, thái vụn; hồng táo bỏ hạt, thái vụn. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút dùng được. Khi uống, bạn chế thêm đường đỏ với lượng phù hợp, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Tán phong hàn, ấm tỳ vị, ích khí bổ hư, thường dùng trong những ngày giá rét, đặc biệt tốt với người tỳ vị hư yếu, dễ bị cảm lạnh, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp... Cũng có thể chế biến loại trà này bằng cách: Gừng tươi rửa sạch, giã nát; hồng táo bỏ hạt, thái vụn; hai thứ đem chưng với đường đỏ thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy chừng nửa thìa cà phê chế với nước ấm, uống thay trà. Hồi hương đường đỏ trà trừ hàn, giảm đau: Tiểu hồi hương 10g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tiểu hồi hương rửa sạch, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được. Lúc dùng, chế thêm đường đỏ với lượng thích hợp, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Ôn trung trừ hàn, hành khí chỉ thống, dùng làm đồ uống thích hợp trong những ngày giá rét. Theo dược học cổ truyền, tiểu hồi hương vị cay, tính ấm, có công dụng trừ hàn, giảm đau, lý khí hòa vị. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tiểu hồi hương có tác dụng điều tiết công năng đường tiêu hóa, chống viêm loét, lợi mật, trừ đàm, giảm ho, bình suyễn, giảm đau, kháng khuẩn, chống ung thư và nâng cao năng lực chống rét của cơ thể. Trà tiên linh ôn tỳ vị: Tiên linh tỳ 15 g, mộc hương 9 g, thần khúc 20 g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút uống thay trà trong ngày. Công dụng: Ôn tỳ trợ vận, noãn trung khai vị, dùng làm trà uống thường xuyên trong mùa lạnh rất tốt, đặc biệt thích hợp với những người có bệnh lý đường tiêu hóa mạn tính như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tụy... thuộc thể “Tỳ dương hư” hoặc “Tỳ thận dương hư” với các biểu hiện tinh thần mệt mỏi, nhạt miệng, ăn kém, bụng lạnh đầy và đau, sôi bụng, ăn không tiêu, đại tiện lỏng nát và đi nhiều lần trong ngày. Trà kỷ tử trường sinh bất lão: Kỷ tử 200g, phúc bồn tử 50g, ngũ gia bì 50g, nhục đậu khấu 30g, nhục quế 30g, thục địa 50g, đẳng sâm 50g. Tất cả sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ sứ để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Ôn bổ can thận, ích khí dưỡng huyết, kiện tỳ ích vị, làm mạnh gân cốt dùng làm trà uống thường xuyên trong mùa lạnh rất tốt, đặc biệt đối với những người suy nhược cơ thể, đau nhức cơ khớp, tiêu hóa kém, suy giảm ham muốn tình dục. Uống đủ nước tránh phát sinh bệnh tật Theo Y học cổ truyền, mùa lạnh, khí âm hàn làm chủ, nên dương khí trong nhân thể dễ bị tổn thương. Bởi vậy, trong việc ăn uống nói chung và dùng trà nói riêng cần trọng dụng các đồ ôn ấm, có tác dụng trừ hàn, bổ dương, dưỡng âm, ôn bổ và điều hòa công năng các tạng phủ, trong đó đặc biệt là hai tạng tỳ và thận. Nhiều người cho rằng, mùa đông giá lạnh không nóng nực như mùa hè, cơ thể ra ít mồ hôi, vì vậy có thể ít uống nước hoặc không uống nước cũng được. Cũng có người vì không thấy cảm giác khát nên hầu như không chú ý đến việc bổ sung nước cho cơ thể. Trên thực tế, những điều đó là sai lầm. Một người khỏe mạnh, lượng nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể với vai trò rất quan trọng trong việc duy trì mọi hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Nhìn bề ngoài, mùa đông tuy ít ra mồ hôi nhưng ở một người trưởng thành vẫn có chừng 600 ml nước mất đi qua da. Tình trạng này xảy ra mà con người không biết nên được gọi là sự “bốc hơi vô hình”. Trong quá trình hô hấp, hai lá phổi thu nạp khí oxy, thải ra CO2 phải giữ cho bề mặt ẩm ướt, mỗi ngày chỉ riêng việc này cũng làm cho cơ thể mất đi khoảng 500 ml nước. Thêm nữa, tiêu hao nước hàng ngày qua đường tiểu tiện. Trung bình mỗi ngày lượng nước cơ thể đào thải khoảng 2500 ml, trong khi đó chỉ có khoảng 1000 ml nước được bù đắp từ các thực phẩm ăn vào, 300 ml nước có được thông qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khoảng 1200 ml nước còn lại nhất thiết phải nhờ vào uống nước sôi, nước giải khát, nước canh để bổ sung mới có thể bảo đảm được sự cân bằng nước trong cơ thể. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, mùa đông cơ thể chỉ cần mất đi 5% nước mà không được bổ sung kịp thời thì da sẽ bị nhăn nheo, cơ bắp cũng mềm yếu, trao đổi chất bị ngưng trệ, con người có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, thậm chí còn phát sinh rất nhiều bệnh tật nghiêm trọng khác. Vậy nên, để duy trì cân bằng nước trong cơ thể, mùa đông cũng cần phải uống nhiều nước. Người lớn mỗi ngày cần uống ít nhất 1200 ml nước. Trong điều kiện thời tiết khô hanh, sưởi ấm hoặc dùng đệm nhiệt đều làm mất nước, việc tăng thêm lượng nước uống vào cơ thể là hết sức cần thiết. Mùa đông cần chủ động bồi phụ nước dù cho không có cảm giác khát, đừng để thấy khát mới uống. ThS.BS HOÀNG KHÁNH TOÀN (Nguyên Chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) ể phòng chống giá rét, bảo vệ sức khỏe, bạn hãy sử dụng một số vị thuốc đông y dưới dạng trà dược. Từ những cơn ho húng hắng, PGS. TS Nguyễn Huy Oánh (nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội) đi khám, phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn 4. Ở tuổi 80 và đang mang bệnh trọng, ông khiến nhiều người ngạc nhiên bởi dáng vẻ khỏe khoắn, tinh thần lạc quan, vẫn tích cực làm việc, họp hành. Giai đoạn cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, chán ăn PGS.TS Nguyễn Huy Oánh có 26 năm công tác tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau khi thôi làm Hiệu phó trường Dược, ông làm giảng viên cao cấp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng thời, ông tham gia giảng dạy cho các khoa Dược của một số trường đại học. Đón chúng tôi tại nhà riêng trên đường Lê Đức Thọ (Hà Nội), bên tách trà chiều, vị PGS trầm ngâm kể: “Trong chuyến công tác hồi tháng 7/2023, tôi bị húng hắng ho. Sau khi về nhà, đi thăm khám tại một số bệnh viện thì phát hiện phổi có dấu hiệu bất thường. Xét nghiệm chuyên sâu tại Bệnh viện Hữu Nghị cho thấy tôi bị ung thư phổi giai đoạn 4”. Hiện ông Oánh điều trị tại nhà bằng thuốc đích. Tuổi cao, bệnh trọng cùng với tác dụng phụ của thuốc khiến sức khỏe suy giảm đi nhiều. Ông kể: “Tôi bị mất cảm giác thèm ăn và không muốn ăn. Đến bữa chỉ ăn được vài miếng cơm với ít canh. Mỗi lần nhìn bát cháo bổ dưỡng bà xã nấu cho là tôi sợ lắm, cố ăn sẽ buồn nôn ngay. Bà ấy còn mua yến về tẩm bổ cho tôi, động viên phải ăn thì mới có sức chống lại bệnh nhưng sức khỏe không chuyển biến mấy. Ăn uống kém nên bị sụt 2kg, hệ tiêu hóa cũng trục trặc, thường xuyên bị đi ngoài phân lỏng. Người lúc nào cũng mệt mỏi, đuối sức, không muốn làm gì. Các công việc mà tôi yêu thích và làm hàng ngày như sửa khóa luận cho sinh viên đành phải tạm gác lại”. Sức khỏe cải thiện nhờ món quà từ học trò cũ Nghe tin ông mắc bệnh hiểm nghèo, một số học trò cũ trường Dược đã đến nhà hoặc gọi điện thăm hỏi, trong đó có dược sĩ Lê Thị Bình – Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình. Biết chuyện thầy mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe yếu, dược sĩ Bình đã tặng thầy 1 hộp Sâm Nhung Đại Bổ Tâm Bình. Nhận món quà từ cô học trò cũ, nhìn thành phần, ông thấy sản phẩm gồm toàn những vị dược liệu quý như Nhân sâm, Nhung hươu, Đương quy, Kỷ tử… Ông chia sẻ: “Là người trong ngành, bố là thầy thuốc Đông y, tôi biết đó đều là những vị thuốc bổ đầu bảng, rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch và phục hồi sức khỏe. Sau khi dùng Sâm Nhung Đại Bổ Tâm Bình, tôi thực sự bất ngờ trước hiệu quả nhanh chóng mà sản phẩm mang lại. Chỉ sau 7 ngày, tình trạng mệt mỏi đã giảm hẳn, ăn uống ngon miệng và thèm ăn. Trước chỉ cố ăn được nửa bát cơm, nhai như nhai rơm thôi, còn bây giờ ăn cả bát đầy cơm với thức ăn mà vẫn thấy ngon và muốn ăn nữa. Như sáng nay, tôi ăn được một đĩa xôi, một cái lạp xưởng và một trứng ốp la, ăn khỏe như lúc chưa bị bệnh”. Ăn được, không chỉ sức khỏe cải thiện mà hệ tiêu hóa cũng trơn tru, không bị đi ngoài phân lỏng. Cơ thể khỏe khoắn hơn nên có hứng thú làm việc. Mỗi ngày, ông đều mở máy tính, sửa khóa luận cho sinh viên. Các cuộc họp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ông lại tham gia được. Thời gian rảnh, ông đi gặp gỡ bạn bè, tập thể dục. Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, thần sắc tươi tắn của ông, nhiều người còn bảo trông ông không giống đang mang trọng bệnh. Từ trải nghiệm của mình, ông khuyên những người đồng bệnh tương lân nên giữ tinh thần lạc quan và tích cực bồi bổ cơ thể thì mới có sức “chiến đấu” với ung thư. Riêng ông đã tìm thấy bí quyết của mình, đó là dùng 1 viên Sâm Nhung Đại Bổ Tâm Bình mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tiếp tục niềm đam mê công việc và cống hiến cho xã hội. PV BÍ QUYẾT TĂNG SỨC KHỎE, “CHIẾN ĐẤU” UNG THƯ PHỔI CỦA VỊ PHÓ GIÁO SƯ THÔNG TIN DOANH NGHIỆP SỨC KHỎE MỚI Uống trà bổ tạng phủ, chống giá lạnh QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Đ PGS Nguyễn Huy Oánh cải thiện sức khỏe sau khi dùng Sâm Nhung Đại Bổ Tâm Bình Độc giả có thể liên hệ với PGS Nguyễn Huy Oánh qua sđt: 0912 242 410 để được ông chia sẻ kinh nghiệm nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==