Khoa học và Đời sống số 20-2023

KỶ NIỆM 133 NĂM NGÀY SINH Số 20 (4282) Thứ Năm (18/5/2023) 16 TRÍ THỨC VIỆT KIỀU THEO BÁC HỒ VỀ NƯỚC KHÁNG CHIẾN: Nhà khoa học tài ba Võ Quý Huân SƠN HÀ Kỹ sư Võ Quý Huân Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật sẽ được Bộ VH-TT&DL tổ chức đúng ngày kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023). Đợt trao tặng lần này có 128 tác giả, đồng tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Trong đó, 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; 87 tác giả, đồng tác giả được trao tặng Giải thưởng Nhà nước và 25 tác giả, đồng tác giả được truy tặng Giải thưởng Nhà nước. Lãnh đạo Bộ VH-TT&DL cho biết, Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật lần này được tổ chức trang trọng, tiết kiệm. Thứ trưởng Tạ Quang Đông, Phó chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng, khẳng định, so với đợt xét giải thưởng trước đó, đợt xét tặng lần này được thực hiện theo một số quy định mới. P.V ào thời điểm bấy giờ, về nước, KS. V Quý Huân được phân công làm Giám đốc Sở Khoáng chất kỹ nghệ Trung bộ, Giám đốc Nhà máy Kim khí kháng chiến (gọi tắt 3KC) kiêm “tổng công trình sư” thiết kế lò cao 3KC1. Kỹ sư (KS) V Quý Huân (1912 - 1967) là 1 trong 4 trí thức Việt kiều theo Bác Hồ về nước tham gia kháng chiến năm 1946. Ông là “cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam”… KS. V Quý Huân cũng là người thực hiện mẻ gang đầu tiên gây chấn động dư luận. Vũ khí Trần Đại Nghĩa, gang Võ Quý Huân KS. V Quý Huân sinh ra trong một gia đình giáo học tại Nghệ An. Năm 1936, ông tham gia phong trào Mặt trận Bình Dân, làm chủ biên tuần báo “Đông Dương hoạt động”. Tờ báo đề cao tinh thần yêu nước, bênh vực người lao động và rất được giới trí thức ủng hộ. Ra được ít số, tờ báo bị chính quyền thực dân Pháp đóng cửa và truy bắt chủ biên. Tháng 5/1937, KS. V Quý Huân bí mật lên tàu rời cảng Sài Gòn sang Pháp. Tại đây, ông vừa học vừa làm và chỉ sau 3 năm, ông tốt nghiệp 3 bằng kỹ sư: Cơ điện, Đúc, Công nghệ. Năm 1946, bước ngoặt lớn trong đời khi KS. V Quý Huân quyết định theo Bác Hồ về nước tham gia kháng chiến. Trong số 4 trí thức Việt kiều về nước thời đó, ông có hoàn cảnh đặc biệt hơn cả. Ông có vợ là bà Irenè, tiến sĩ ngôn ngữ, quốc tịch Pháp, gốc Nga và một cô con gái 2 tuổi là V Quý Việt Nga. Chuyến đi phải được giữ bí mật nên V Quý Huân chỉ được báo trước hai ngày. Ông chỉ kịp trao đổi với vợ qua điện thoại vì lúc đó bà V Iréne đang bảo vệ luận án tiến sĩ ở xa nhà, và hứa sau vài tháng sẽ trở lại đón hai mẹ con. Trở về nước, KS. V Quý Huân được phân công làm Giám đốc Sở Khoáng chất kỹ nghệ Trung bộ, Giám đốc Nhà máy Kim khí kháng chiến (gọi tắt 3KC) kiêm “tổng công trình sư” thiết kế lò cao 3KC1. Chiều 15/11/1948, chiếc lò cao thí nghiệm đầu tiên cao 2,4 m, dung tích 450 lít, nhiệt độ gió nóng 400oC, áp lực quạt gió 400mm cột nước, do KS. V Qúy Huân thiết kế kiêm “tổng công trình sư” với các cộng sự đã cho ra lò mẻ gang đầu tiên từ quặng sắt Vân Trình (huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An) trong tiếng reo vui mừng rỡ, tiếng vỗ tay náo nhiệt của cán bộ, công nhân lò cao 3KC và nhân dân Cầu Đất. Sau đó, lò cao 3KC2, 3KC3 với dung tích 1 mét khối lần lượt ra đời. Từ đây, những trái mìn, những quả lựu đạn, những vũ khí “made in Vietnam” được chế tạo theo thiết kế của GS. Trần Đại Nghĩa và sản xuất đại trà bằng gang của V Quý Huân lần lượt ra chiến trường, góp phần vào những thắng lợi của bộ đội trên các mặt trận. Tin tức Việt Nam từng luyện gang thành công bằng nguyên liệu địa phương vào năm 1948 đã gây chấn động dư luận giới khoa học kỹ thuật ở nhiều nước đang phát triển. Hàn Quốc thậm chí còn coi đây là kỳ công, đỉnh cao của khoa học, công nghệ mà hồi đó đối với họ còn là ước mơ. Các nhà khoa học khẳng định, luyện gang bằng lò cao trong điều kiện chiến tranh ác liệt quả là một kì tích lớn lao, có ý nghĩa đột phá chiến lược. Sản phẩm của ý chí tự lực tự cường và trí tuệ Việt Nam. Không chỉ cho ra những mẻ gang, sau này KS. V Quý Huân còn sát cánh cùng đồng giải quyết nhiều vướng mắc, khó khăn chế tạo lò điện hồ quang để nấu luyện thành công hợp kim đồng, kẽm, nhôm, gang xám. Cuối năm 1950, mẻ thép đầu tiên luyện trong lò hồ quang thí nghiệm đã thành công ở Nà Làng (Tuyên Quang). Đó là cơ sở để năm 1951, Cục Quân giới quyết định xây lò hồ quang luyện thép quy mô công nghiệp ở Bản Thi (Bắc Kạn). Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, bộ đội ta đã tìm thấy trong hầm chỉ huy của tướng De Castries một tập tài liệu dày 64 trang mang tên: “Bộ sưu tập vũ khí Việt Minh sản xuất từ 1945 đến 1954”. Trong đó có hình vẽ của 8 loại vũ khí đã được đưa vào sử dụng. Nhiều khẩu súng được làm từ gang, thép nấu luyện bằng lò cao kháng chiến của KS.V Quý Huân. Và chuyện riêng nhiều day dứt Công lao của KS. V Quý Huân với đất nước không chỉ được ghi nhận bởi những đóng góp mà còn được ghi nhận bởi sự hy sinh hạnh phúc riêng tư của ông. Để có thể về nước, ông phải dứt áo tạm biệt vợ và con nhỏ, hẹn ngày quay lại đón. Nhưng khi về nước, ông không còn điều kiện để quay lại Pháp đón vợ con về Việt Nam. Thời gian qua đi, ông lập gia đình với người vợ thứ hai Tạ Kim Khanh và có 4 người con: V Quý Gang Anh Hào, V Quý Thép Hăng Hái, V Quý Hòa Bình và V Quý Quốc Hưng (sinh 1955). Nhưng trong thâm tâm, ông luôn nghĩ đến đứa con đầu ông đã gửi lại trên đất Pháp. Những ngày cuối đời, ông căn dặn các con phải cố tìm gặp hai mẹ con bà V Quý Việt Nga. Sau này bà V Quý Hòa Bình đã tìm cách liên hệ với người chị Việt Nga nhưng chỉ nhận được sự xa cách bởi “Chị không dễ vượt qua nỗi đau của quá khứ để có thể gặp mặt các em”. Đến tháng 10/2007, họ đã nhận lại nhau sau ba lần gặp không thành. Qua những câu chuyện bà V Quý Việt Nga dần hiểu và thông cảm cho bố. Đây chính là mong ước lớn nhất của KS. V Quý Huân trước lúc ra đi.n Kỹ sư Võ Quý Huân (thứ tư từ phải sang) giới thiệu công trình chuẩn bị dự triển lãm năm 1949, gồm: Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, mô hình lò cao thí nghiệm 3KC, nồi hơi, máy phát điện. ẢNH: TL Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh ngày 19/5

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==