Khoa học và Đời sống số 20-2023

Số 20 (4282) Thứ Năm (18/5/2023) ược xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19, kết cấu kiến trúc, vật liệu xây dựng (bằng gỗ) cho đến những đồ vật sinh hoạt của nhà cổ 87 Mã Mây (Hà Nội) được bảo tồn nguyên trạng đến nay. Đ TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Nữ hoàng Victoria trở thành người đứng đầu Vương quốc Anh vào năm 1837. Bà lên ngôi Nữ hoàng Anh sau khi Vua William IV băng hà. Sau khi lên ngôi, Nữ hoàng Victoria tìm kiếm người bạn đời. Hoàng tử nước Đức Albert - anh họ của Nữ hoàng Victoria, trở thành ứng viên sáng giá. Hai người gặp nhau lần đầu khi hoàng tử Albert tới Anh năm 1836 để dự sinh nhật 17 tuổi của Nữ hoàng Victoria. Sau đó, Nữ hoàng Victoria và hoàng tử Albert yêu nhau say đắm. Kết quả là hôn lễ hoành tráng của hai người được tổ chức vào năm 1840. Cuộc sống hôn nhân của Nữ hoàng Victoria tràn ngập hạnh phúc vì tình yêu ngập tràn mà cả 2 dành cho nhau. Họ có với nhau 9 người con. Văm 1861, Hoàng tử Albert qua đời vì bệnh thương hàn. Khi ấy, Nữ hoàng Victoria vô cùng đau đớn. Theo phong tục ở Anh, Nữ hoàng Victoria mặc đồ đen nhằm để tang chồng. Trong suốt 40 năm sau đó, Nữ hoàng Victoria chỉ mặc đồ đen thay vì vài tháng cho đến vài năm như người bình thường. Theo các chuyên gia, lý do Nữ hoàng Victoria luôn mặc đồ đen trong suốt những năm cuối đời là vì bà rất yêu chồng nên mặc trang phục tối màu để tưởng nhớ người chồng quá cố. Trang phục đen tượng trưng cho đạo đức và phẩm hạnh của Nữ hoàng Victoria. Kể từ đó, các góa phụ ở Anh học theo cách ăn mặc của Nữ hoàng Victoria. TÂM ANH (theo grunge) Sau 22 năm kết hôn, chồng của Nữ hoàng Victoria nổi tiếng nước Anh qua đời. Kể từ đó, trong suốt 40 năm sau, bà chỉ mặc đồ đen. Vì sao lại vậy? THÂM CUNG BÍ SỬ NHÀ CỔ NỔI TIẾNG VIỆT NAM Vì sao Nữ hoàng Victoria chỉ mặc đồ đen suốt 40 năm? Nhà cổ 87 Mã Mây là một trong số ít những ngôi nhà được thành phố Hà Nội bảo tồn và gìn giữ làm điểm tham quan, triển lãm, cung cấp thông tin về lịch sử Hà Nội. Đây là một địa chỉ văn hóa mà du khách khó bỏ qua khi đến phố cổ Hà Nội. Ngôi nhà này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19. Tổng diện tích của nhà là 157,6 m2, có chiều rộng mặt tiền 5 mét, chiều rộng của mặt hậu là 6 mét, chiều sâu là 28 mét. Ngôi nhà mang đặc trưng của nhà cổ xưa Hà Nội, tức là theo dạng hình ống, đa năng sử dụng. Nhà hẹp về chiều ngang nhưng rất sâu, các gian nhà được ngăn cách bởi các khoảng sân nhỏ. Gian ngoài là cửa hàng, không làm tường vách mà mở thông ra phố để bày hàng. Gian ngoài ngăn cách với các gian trong bằng khoảng sân trời thoáng đãng, trồng nhiều cây xanh. Sau sân trời là gian nhà hậu, được dùng làm nơi nghỉ ngơi, tiếp khách. Trong cùng là kho hàng và nhà bếp. Từ gian nhà bên ngoài có cầu thang gỗ dẫn lên tầng hai. Trên tầng hai, không gian thờ được đặt cạnh cầu thang lên ở phía bên trái. Sau gian thờ là đoạn hành lang dẫn qua khoảng sân trời. Tiếp theo là gian giữa, còn được gọi là phòng tiếp cố nhân, là không gian tiếp đón, nghỉ ngơi chỉ dành cho những người thân trong gia đình. Trong cùng là gian ngủ, được bày biện thoáng đãng. Bên ngoài gian ngủ là một khoảng sân tràn ngập ánh nắng. Không gian các phòng xuyên suốt với nhau là một nét đặc trưng của nhà ống trong 36 phố phường Hà Nội xưa. Hiện nay trong nhà còn lưu giữ nhiều hiện vật gốc, phản ánh không gian sinh hoạt của một ngôi nhà phố của Hà Nội xưa. Trong hơn 100 năm tồn tại, ngôi nhà đã thay đổi chủ nhiều lần. Năm 1945, một thương gia bán thuốc bắc mua lại ngôi nhà. Từ năm 1954 đến năm 1999, có 5 gia đình sinh sống tại đây. Ngôi nhà bắt đầu được trùng tu từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999 trong khuôn khổ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Toulouse (Pháp). Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng (bằng gỗ) cho đến những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng. Đến năm 2004, nhà 87 Mã Mây được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa sản cấp Quốc gia. Không chỉ là di tích, ngôi nhà trăm tuổi này còn có vai trò như một trung tâm văn hóa, với các hoạt động triển lãm sản phẩm và biểu diễn nghệ thuật giới thiệu văn hóa truyền thống của Việt Nam.n QUỐC LÊ Việt Nam có bao nhiêu di sản thế giới được UNESCO công nhận? A: 6 B: 7 C: 8 Đáp án đúng Quizz test số 19: A – Năm 1999 Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999. Hội An trong lịch sử có nhiều tên gọi khác nhau: Hải Phố, Hoài Phố, Hội Phố, Hoa Phố, Haiso, Faifo… Khu phố cổ Hội An là một quần thể kiến trúc gồm hàng trăm ngôi nhà ở tư nhân và các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, dân dụng nằm trên các tuyến phố. Trong lịch sử, Hội An vốn là một thương cảng nằm bên bờ con sông lớn nhất tỉnh, đã có một thời kỳ phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á, thu hút thuyền buôn nhiều nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước phương Tây đến đây để trao đổi, mua bán hàng hóa. Hiện nay, Hội An trở thành điểm đến hấp dẫn và nổi tiếng với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch, dịch vụ phát triển đã góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu ngân sách địa phương. Theo thống kê, Hội An hiện có hơn 1.400 di tích đã được kiểm kê phân loại.n đẹp nhất phố cổ Hà Nội

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==