Khoa học và Đời sống số 19-2023

Số 19 (4281) Thứ Năm (11/5/2023) 16 Doanh nghiệp WSMEs đối diện nhiều thách thức Theo số liệu của một số tổ chức chuyên ngành, WSMEs hiện chiếm khoảng 26,5% trong tổng số các doanh nghiệp và ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trên phương diện số lượng, quy mô và tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên, thực tế là hầu hết WSMEs đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt là tiếp cận các nguồn lực tài chính. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bà Bùi Thị Thanh Thúy - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và du lịch Hoàng Gia Quảng Ninh (Quảng Ninh) cho biết: “Đại dịch kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh du lịch của công ty khiến việc thanh toán nợ ngân hàng trở thành một thách thức lớn”. Trước đó, năm 2019, Công ty đã được SHB cung cấp nguồn vốn với thời hạn 7 năm để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Còn theo bà Nguyễn Thị Chi Phương – Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh Tổng hợp GHP (Công ty GHP) cho biết, đầu năm 2022, công ty đã trúng thầu san lấp mặt bằng khu công nghiệp Liên Hà Thái (đây là khu công nghiệp trọng điểm và đầu tiên thuộc khu kinh tế của tỉnh Thái Bình) song chưa có đủ nguồn vốn lưu động để triển khai dự án. Vay vốn ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn do không có tài sản thế chấp. “Rất may mắn khi đang loay hoay thiếu vốn, chúng tôi đã được SHB hỗ trợ kịp thời. Nhờ nguồn vốn và các ưu đãi của ngân hàng, công ty giảm bớt gánh nặng chi phí và ngày càng phát triển. Trước đây chúng tôi chỉ có thể tham gia các dự án nhỏ song với nguồn vốn của SHB, công ty đã có thể tham gia được các dự án lớn hơn” – bà Phương chia sẻ - “Sự hỗ trợ đó rất đáng quý, đặc biệt trong bối cảnh chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn”. “Điểm tựa” cho doanh nghiệp n chủ Nhằm hỗ trợ các WSMEs phục hồi và ổn định sản xuất kinh doanh do tác động dịch bệnh Covid-19, từ cuối năm 2021, SHB đã hợp tác Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) triển khai chương trình “Hỗ trợ giảm thiểu tác động của Covid-19 cho các WSMEs”. Theo đó, với các doanh nghiệp WSMEs gặp khó khăn bởi Covid-19 được ngân hàng này miễn phí cơ cấu khoản vay, hỗ trợ 6 tháng tiền lãi (đối với khách hàng thuộc diện cơ cấu nợ); tài trợ phí cam kết rút vốn lên đến 8% giá trị khoản vay (đối với các khách hàng vay mới), đồng thời được miễn, giảm toàn bộ các loại phí liên quan… Giá trị khoản hỗ trợ này lên đến 10.000 USD, trích từ nguồn tài trợ của ADB. Đồng thời, SHB dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp phụ nữ làm chủ để tối ưu các giao dịch tài chính như: Tặng tài khoản số đẹp đẳng cấp cho doanh nghiệp và lãnh đạo, miễn phí 100% dịch vụ chi hộ lương, miễn phí toàn bộ gói internet banking, phí chuyển tiền trong nước, miễn phí gói Combo tài khoản thanh toán Standard và phí sử dụng trong vòng 6 tháng. Không chỉ tiếp sức về tài chính, các doanh nghiệp nữ chủ còn được tham gia miễn phí khóa tư vấn kinh doanh và các khóa đào tạo về quản lý dòng tiền, quản lý nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh mới và công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và phát triển bền vững. PV HỢP TÁC QUỐC TẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng đã tích cực hợp tác với các định chế tài chính quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), đặc biệt là doanh nghiệp do nữ làm chủ (WSMEs). Kênh hợp tác này tạo thêm thuận lợi cho WSMEs trong tiếp cận dịch vụ tài chính ưu đãi, từ đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững. au nửa năm kết hôn, anh Đ.A và vợ quyết định đường ai nấy đi chỉ vì hai người không thể dung hòa được trong thói quen ăn uống. CHUYỆN ĐỜI Anh Đ.A (Nam Định) chia sẻ, anh và vợ vốn là bạn đại học, thân thiết bình thường. Sau khi tốt nghiệp, làm ở cùng một thành phố lớn, anh chị nảy sinh tình cảm, rồi cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại khi bước ra ngoài xã hội. Miễn cưỡng kết hôn Vợ anh Đ.A đến từ Đà Lạt, vùng đất có khí hậu quanh năm ôn hoà dễ chịu, không giống ở Hà Nội, khí hậu chia 4 mùa rõ rệt, có mùa dễ chịu, cũng có mùa thời tiết khắc nghiệt. Khi yêu nhau, anh Đ.A vào Đà Lạt hai lần, rất thích thời tiết và phong cảnh nơi đây. Dù vậy, anh vẫn muốn phát triển sự nghiệp ở Hà Nội. Sau khi đính hôn, anh Đ.A quyết tâm ở lại Hà Nội làm việc, vợ anh cũng chấp nhận nhưng “bằng mặt không bằng lòng”. Đáng nói, từ lúc đính hôn đến khi sống thử trước hôn nhân, hai người phát sinh nhiều mâu thuẫn. “Tôi và cô ấy không ăn y vơi nhau, rất nhiều chuyện, quan điểm của chúng tôi trái ngược. Khi tâm trạng tôi không được tốt, thể trạng mệt mỏi, tăng cân không kiểm soát, tôi đã trao đổi về chế độ ăn kiêng nhưng vợ không quan tâm, cô ấy mặc kệ, ngó lơ sức khoẻ và cảm xúc của tôi. Tôi từng nghĩ đến chuyện chia tay ngay trước khi kết hôn nhưng sau nhiều năm bên nhau, tình cảm sâu đậm, không thể nói là cắt đứt. Tôi cảm thấy mình là kẻ vô trách nhiệm nếu chia tay, vì vậy, cuối cùng chúng tôi kết hôn trong sự miễn cưỡng của cả hai”, anh Đ.A tâm sự. Không thể ăn chung Sau khi kết hôn, cuộc sống hôn nhân của vợ chồng anh Đ.A không êm ấm, bởi hai người thường xảy ra va chạm dù chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Chẳng hạn, vợ chồng anh nhiều lần cãi vã, tranh luận về việc hôm nay ăn món gì. Vợ anh Đ.A thích ăn một số món có mắm nêm nhưng anh thì ngược lại. Vợ anh thiếu cơm là không được, ngày nào cũng phải ăn cơm còn anh Đ.A cứ 3 - 4 ngày mà không đổi sang bún, phở thì vô cùng khó chịu. Anh Đ.A thích các món xào hoặc kho nhưng vợ không thích, thường hầm nhừ đồ ăn. Đặc biệt là gia vị chấm, hai người không sao hoà hợp được, anh Đ.A không thể ăn nổi đồ vợ nấu. Kết quả, cứ vợ nấu la anh Đ.A kiếm cớ bỏ bữa. Ngược lại, anh Đ.A nấu thì vợ anh sẽ mua đồ ăn bên ngoài về hoặc gọi trên mạng, ăn hàng, không ăn chung với chồng. Dù anh Đ.A gợi ý rằng hai vợ chồng nên ăn xen kẽ các món mà cả hai thích nhưng vợ anh không chịu, khăng khăng làm theo ý mình. Hai người tuy là vợ chồng nhưng không ăn cùng mâm, giao tiếp cũng giảm xuống mức tối thiểu. “Vì không thể ăn cơm cùng nhau, vợ tôi cũng không muốn thỏa hiệp dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ nửa năm sau khi kết hôn, tôi đã chán ngán việc về nhà và nhìn thấy cô ấy. Nhiều lúc, sau khi tan tầm, tôi thà say khướt trong một quán ăn nhỏ với đồng nghiệp, bạn bè hoặc ngồi thẫn thờ một mình trên xe hơi hơn là về nhà và đối diện với người vợ mà tôi cảm thấy như người xa lạ”, anh Đ.A chia sẻ. “Cuối cùng, tôi lấy hết can đảm để nói với vợ về việc ly hôn. Vợ tôi ban đầu tức giận nhưng hiện tại chấp nhận đề nghị của tôi. Cô ấy cũng cảm thấy hai người không ăn ý với nhau, không thể thông cảm, thấu hiểu cho nhau thì không thể hạnh phúc, cùng nhau đi đến cuối con đường. Thủ tục ly hôn của chúng tôi đang được tiến hành. Tôi khuyên mọi người, khi mối quan hệ đã không thể cứu vãn nổi thì hãy buông tay, giải thoát cho nhau vẫn tốt hơn là dằn vặt nhau trong đau khổ”, anh Đ.A nói tiếp.n Ly hôn vì thói quen ăn uống KIỀU DỤ Hình ảnh minh họa S THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Bà Bùi Thị Thanh Thúy – GĐ Công ty TNHH Đầu tư Thương mại & Du lịch Hoàng Gia Quảng Ninh SHB dành rất nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thời gian qua

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==