Khoa học và Đời sống số 19-2023

Số 19 (4281) Thứ Năm (11/5/2023) ọa lạc tại số 129 đường Trần Phú (phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam), nhà cổ Đức An có tuổi đời gần hai thế kỷ, tiêu biểu ở mảnh đất di sản miền Trung. T TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là một trong những khai quốc công thần của nhà Thục Hán. Ông là nhà chính trị, quân sự xuất chúng thời Tam quốc. Ông được mô tả là người túc trí đa mưu, có tầm nhìn xa, liệu sự như thần. Nhờ vậy, Thừa tướng Gia Cát Lượng đã đóng góp công lớn trong việc xây dựng nhà Thục Hán hùng mạnh, hình thành nên thế vạc ba chân thời Tam quốc. Trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ 6, Gia Cát Lượng lâm bệnh và qua đời tại gò Ngũ Trượng, hưởng dương 54 tuổi. Trước khi qua đời, Khổng Minh đã sắp xếp “người kế vị” để tiếp tục phò tá Lưu Thiện - con trai Lưu Bị, cũng như có kế hoạch rút lui để đảm bảo sự ra đi của ông không ảnh hưởng sự ổn định của nước Thục. Đồng thời, Khổng Minh sắp xếp chu toàn cho hậu sự của minh. Vào những ngày cuối đời, ông noi với Lưu Thiện và những người thân cận về tâm nguyện được chôn cất theo nghi lễ đơn giản dưới núi Định Quân ở Hán Trung. Gia Cát Lượng yêu cầu dùng quan tài loại thường, khi liệm chỉ cần quần áo bình thường và không tùy táng cùng nhiều món đồ quý giá. Sau hàng ngàn năm, đên nay, các nhà khoa hoc vẫn chưa tìm ra mộ phần của Gia Cát Lượng. Một số người cho rằng, sở dĩ không tìm ra mộ của ông là vì vị thừa tướng lỗi lạc của nhà Thục Hán đã có sự chuẩn bị hậu sự hết sức chu toàn. Đầu tiên là việc Gia Cát Lượng quyết định chôn cất ở núi Định Quân sau khi qua đời. Ngọn núi này là nơi ông chinh chiến nhiều năm, địa hình phức tạp, đươc cho la co phong thuy tôt. Tiếp theo, Lưu Thiện làm theo di nguyện của Gia Cát Lượng, nên không xây mộ bề thế cho công thần. Vì được xây dựng bí mật và nằm sâu trong lòng đất, không có đặc điểm nổi bật, không ai phát hiện vi tri ngôi mộ của Khổng Minh trên núi Định Quân. Thêm nữa, ngôi mộ của Gia Cát Lượng cũng không có đồ tùy táng giá trị nên cung it bi “mộ tặc” dòm ngó, xâm phạm. Cuối cùng, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện đã phái người bảo vệ núi Định Quân, thực chất là bảo vệ nơi an nghỉ ngàn thu của công thần nhà Thục Hán. Những điều trên được cho là nguyên nhân giúp mộ phần của Khổng Minh chưa được hậu thế tìm thấy. TÂM ANH (T/H) ở Hội An Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng đã lên kế hoạch an táng cho minh. Ông muốn được chôn dưới núi Định Quân ở Hán Trung, tô chưc tang lễ đơn giản. Sau 2.000 năm, mộ cua Gia Cat Lương vẫn chưa được tìm thấy. THÂM CUNG BÍ SỬ NHÀ CỔ NỔI TIẾNG VIỆT NAM Mộ Gia Cát Lượng lưu lạc chốn nào? Ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Hoa - Việt. Diện tích tổng thể khá lớn so với các ngôi nhà ở trung tâm phố cổ, với chiều dài 39 m, chiều ngang lên tới 7 m. Mặt tiền nhà là hệ thống ba cửa, ở giữa co cửa ra vào và cửa sổ lớn hai bên. Cửa chính sử dụng loại cánh thấp không quá đầu người lớn, hai cửa bên dùng những tấm gỗ xếp ngang, được gọi là cửa ván xáng. Ngôi nhà cổ này có một tầng, kết cấu tương tự kiểu nhà truyền thống Hội An với hình ống kéo dài, khoảng sân trời ở giữa. Kết cấu như vậy giúp nhà tận dụng nguồn ánh sáng từ tự nhiên, đưa thiên nhiên hòa quyện vào trong không gian sinh sống. Hệ thống xà, trần nhà đều bằng gỗ, được đóng dựng chắc chắn và bền vững theo thời gian dù hàng trăm năm trôi qua. Một điều đặc biệt là gỗ dùng dựng nhà là kiềng kiềng, loại chỉ có ở vùng đất Quảng Nam, rất thích hợp với kiểu thời tiết khắc nghiệt của mảnh đất miền Trung nắng gió. Những vật dụng đậm chất truyền thống, nhiều trong số đó có tuổi đời trên dưới một thế kỷ như đèn dầu, giá để bút, bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình... cũng góp phần làm tôn nét cổ kính trong kiến trúc ngôi nhà. Không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa và kiến trúc, nhà cổ Đức An còn là di tích lịch sử cách mạng quan trọng của vùng đất Hội An nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Đầu thế kỷ 20, ngôi nhà này là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Tổ chức Hội Việt Nam, cách mạng thanh niên ở Hội An và tỉnh Quảng Nam và gắn liền tên tuổi chiến sĩ cách mạng Cao Hồng Lãnh (1906 - 2008). Ngược dòng lịch sử, sau sự kiện chống thuế năm 1908, nhà cổ Đức An đươc chuyển sang bán thuốc Bắc, hòa vào việc buôn bán tấp nập cùng nhiều hiệu thuốc Bắc ở Hội An, song vẫn là điểm hẹn gặp gỡ của các chí sĩ yêu nước trong khu vực. Vào những năm 1925 - 1926, khi phong trào yêu nước và kháng Pháp đã chuyển hướng tiến bộ hơn, nhà cổ Đức An trở thành nơi gặp gỡ của những thanh niên và trí thức yêu nước mà nhân vật nổi bật là đồng chí Cao Hồng Lãnh, người con của phố cổ Hội An. Trong giai đoạn đó, nhiều sách báo tiến bộ như các tác phẩm của Phan Châu Trinh, Báo Chuông Rè, Đông Pháp thời báo, Tân Thế Kỷ, Nhân Loại và đặc biệt là báo Việt Nam Hồn xuất bản tại Pháp cũng được cất giữ và lưu hành tại đây. Ngày nay, nhà cổ Đức An trở thành không gian lưu niệm với nhiều hiện vật gắn với cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng Cao Hồng Lãnh. Với nét kiến trúc cổ kính và những giá trị lịch sử đặc biệt, nhà cổ Đức An trở thành địa điểm đón tiếp rất nhiều du khách đến tham quan mỗi ngày.n QUỐC LÊ Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm nào? A: Năm 1999 B: Năm 2001 C: Năm 2004 Đáp án đúng Quizz test số 18: B – Cuối thế kỷ 19 Ngôi nhà 87 Mã Mây là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX. Tổng diện tích của ngôi nhà là 157,6m2, được xây dựng vuông góc với đường phố, chiều dài đất là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m. Ngôi nhà mang đặc trưng của nhà cổ xưa Hà Nội, tức là theo dạng hình ống, đa năng sử dụng. Nhà hẹp về chiều ngang nhưng rất sâu, các lớp nhà được ngăn cách bởi các lớp sân trong. Lớp ngoài là cửa hàng, không làm tường vách mà mở thông ra phố để bày hàng. Phía trong có sân rời. Tiếp đến là gian nhà hậu, kho hàng và nhà bếp. Tầng 2 là không gian thờ và phòng ngủ. Giữa các lớp nhà có sân bày chậu cảnh cảnh tạo cảnh quan môi trường, có cảm giác gần gũi thiên nhiên. Nhà cổ số 87 Mã Mây được cấp bằng Di sản cấp quốc gia vào ngày 16/2/2014.n

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==