Khoa học và Đời sống số 18-2023

Số 18 (4280) Thứ Năm (4/5/2023) 4 NGHE & NHÌN TRẦN HẢI Đi dọc các tuyến đường mở rộng của Hà Nội, không khó bắt gặp những ngôi nhà siêu mỏng, méo tồn tại như thách thức chính quyền thành phố. tại tuyến đường Vành đai 2, giá đất mặt đường đã được đẩy lên cao sau khi dự án hoàn thành. Khu vực đường Minh Khai - Đại La hiện đang có giá từ 220.000.000 - 500.000.000 đồng/m2, tùy thuộc vào vị trí và diện tích mặt tiền. Trong khi đó, giá đất tại tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài được rao bán trên các trang web bất động sản và trung tâm môi giới được đẩy lên từ 500.000.000 - 800.000.000 đồng/m2. Thậm chí, một số mảnh đất mặt đường chỉ có chiều sâu 1m nhưng mặt tiền 4-6m còn được ra giá lên đến cả tỷ đồng/m2 do nhà bên trong thì khao khát muốn ra mặt đường để tiện kinh doanh hay tăng giá trị đất, còn người có đất mặt đường thì chưa thể bán khi chưa được giá mong muốn. Chính vì vậy, dù chỉ còn diện tích đất rất nhỏ không đủ điều kiện xây dựng nhưng do địa thế nằm ở mặt đường lớn, nên người dân vẫn tìm mọi cách để xây dựng hay quây tôn nhằm giữ đất. Một số trường hợp khác, do địa hình đất còn lại sau giải phóng mặt bằng vốn dĩ méo mó, nhưng vẫn đủ điều kiện xây dựng và họ không thể bỏ đất nằm im trong khi nhu cầu về nhà ở và mặt bằng kinh doanh rất cấp thiết. Ông P.T.K (khu Đồng Tàu, Thịnh Liệt, Hoàng Mai) chia sẻ: “Khi dự án làm đường triển khai, gia đình tôi đã chấp hành tự cắt xén và bàn giao mặt bằng cho dự án để thi công. Giờ phần đất còn lại dù méo mó hay hình thù như nào chăng nữa, chúng tôi vẫn phải sửa sang xây dựng lại để sinh sống”. Một số hình ảnh về những ngôi nhà siêu méo mó bên các tuyến đường mới mở ở Hà Nội: Dự án xây dựng đường nối khu đô thị Đồng Tàu - Tam Trinh có chiều dài 1,9 km, mặt cắt ngang 30m với 4 làn đường đang gấp rút thi công. Sau khi giải phóng mặt bằng, một số ngôi nhà có phần còn lại diện tích quá nhỏ hoặc hình thù méo mó. Hình chụp trên cao một ngôi nhà vừa được xây xong phần móng trên trục đường khu Đồng Tàu - Tam Trinh. Khoảng phía sau ngôi nhà này sát với bức tường nhà hàng xóm. HÀ NỘI: Những ngôi nhà méo mó sau mở đường Ghi nhận của PV Khoa học và Đời sống tại các tuyến đường mới mở rộng thời gian qua như, dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Đồng Tàu - Tam Trinh, … xuất hiện tình trạng nhà siêu mỏng, méo mó sau khi dự án hoàn thành. Nguyên nhân do sau công tác di dời, giải phóng mặt bằng có nhiều hộ dân bị cắt chéo nhà hoặc chỉ còn lại một phần đất nhỏ. Dù vậy, những mảnh đất đó lại vô cùng có giá vì nằm ở mặt đường lớn. Theo một số người dân, Để giải quyết tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo UBND TP.Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản pháp lý hướng dẫn như Kế hoạch 218/KH-UBND triển khai Chỉ thị số 14CT/TU ngày 2/3/2022, trong đó yêu cầu UBND các quận, huyện… kiên quyết không để phát sinh nhà, đất thuộc diện siêu mỏng, siêu méo ở hai bên đường, nhất là đối với tuyến phố mới, các dự án mở đường. Trước đó, UBND TP Hà Nội còn ban hành Chỉ thị 20/ CT-UBND ký ngày 11/11/2016, yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về tình trạng tồn tại hoặc phát sinh thêm các trường hợp siêu mỏng, siêu méo trên các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại tình trạng nhà siêu mỏng siêu méo xuất hiện sau mở đường vẫn chưa thể giải quyết. Ngôi nhà có hình tam giác lọt thỏm trong khe hở bên tuyến đường Đồng Tàu - Tam Trinh. Còn ngôi nhà này có hai mặt tiền được chủ nhà quây tôn sắt do không đủ điều kiện xây dựng. Một ngôi nhà hình “lạ" trên đường Vành đai 2 qua Minh Khai – Đại La – Trường Chinh. Nhà siêu mỏng với bức tường nham nhở trên phố Minh Khai. Khoảng nhỏ mặt đường được xây tường và quây sắt để giữ đất trên phố Minh Khai. Sau khi cắt đất giải phóng mặt bằng để làm đường, ngôi nhà mặt tiền phố Huỳnh Thúc Kháng kéo dài này có chiều sâu chỉ đủ kê một chiếc giường.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==