Khoa học và Đời sống số 16-2023

Số 16 (4278) Thứ Năm (20/4/2023) 6 SỨC KHỎE MỚI ục ATTP (Bộ Y tế) cấp phép là TPBVSK (TPCN), An Cung Trúc Hoàn lại khẳng định là “Thuốc Đông y gia truyền”, quảng cáo là thuốc điều trị tai biến mạch máu não... khiến người tiêu dùng hoang mang. Cần siết chặt quản lý TPBVSK Theo Luật sư Tô Ngọc Minh Tuấn, Văn phòng luật sư Trần Công Ly Tao (TP HCM) cho rằng, TPBVSK như một dạng thuốc bổ, nhưng lại không phải chịu sự kiểm định chất lượng của bất kỳ cơ quan chức năng nào. “TPBVSK cũng có công thức, có thành phần của thuốc nhưng chỉ là điều chế ở một liều lượng rất nhỏ và thêm một số vi chất, nhưng lại quảng cáo như thuốc, gây hiểu nhầm cho người bệnh. Trong khi đó, Nhà nước không rõ ràng quy định như thế nào là TPBVSK và như thế nào là thuốc, chỉ dựa vào một câu trên sản phẩm “sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. TPBVSK không phải là thuốc nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó phải đưa vào diện quản lý chặt chẽ, không thể thả nổi như vậy”- LS Minh Tuấn nói. kể trên mạng nhiều “lang băm” hùng hồn cam đoan chữa trị khỏi bệnh cho người bệnh khi dùng “thuốc đông y gia truyền nhiều đời để lại”... Rõ ràng những quảng cáo này khiến người tiêu dùng bị “mắc bẫy” vì không phải ai cũng hiểu về thành phần có trong Một sản phẩm không thể vừa là TPBVSK vừa là thuốc Trao đổi với PV Khoa học và Đời sống, TS Võ Văn Năm, nguyên Phó trưởng bộ môn Dược, trường Đại học Y dược TP. HCM cho rằng, một sản phẩm dược không thể được cấp hai giấy phép vừa là thuốc Đông y gia truyền vừa là TPBVSK. Bởi thấy rõ rằng, Thuốc đông y gia truyền là thuốc truyền từ đời này qua đời khác của dòng họ và có chứng minh khả năng chữa trị một căn bệnh nào đó. Còn TPBVSK thì hoàn toàn không có công dụng điều trị bệnh. Do đó, nếu một sản phẩm được 2 đơn vị cơ quan chức năng cấp 2 giấy phép tréo ngoe thì khó có thể tin dùng. TS Võ Văn Năm nói, dù là thuốc Đông y gia truyền hay Tây y khi được Bộ Y tế cấp phép mới có giá trị lưu hành toàn quốc, thực hiện mọi yêu cầu, tiêu chuẩn là “thuốc” do Bộ Y tế quy định cho từng loại. Đối với thuốc đông y gia truyền nếu Sở Y tế địa phương cấp phép thì chỉ lưu hành trên địa bàn nơi cấp phép. “Trường hợp sản phẩm được cấp phép là TPBVSK thì tuyệt nhiên “sản phẩm đó không phải là thuốc”, không được công nhận là thuốc thì không có tác dụng điều trị bệnh. Đồng thời cũng không được quảng cáo là “thuốc điều trị, đặc trị bệnh””, ông Năm nhấn mạnh. Nguyên Phó trưởng bộ môn Dược, trường Đại học Y dược TP. HCM cũn khuyến cáo, với người bị tai biến mạch máu não thì biện pháp tốt nhất vẫn là người bệnh bị tai biến ở tư thế nào thì giữ nguyên tư thế đó, chuyển ngay vào bệnh viện, tranh thủ được thời gian vàng trong mấy giờ đồng hồ ngay sau đột quỵ thì tỷ lệ cứu sống cao. QUỲNH HƯƠNG Hiện nay, ngay cả đài truyền hình quốc gia, kênh truyền thông uy tín cũng quảng cáo TPBVSK như thuốc điều trị đủ loại bệnh như gút, tiểu đường, tai biến mạch máu não, đột quỵ... khỏi bệnh sau một liệu trình, nhưng cuối quảng cáo thì “té ngửa” thực phẩm không phải là thuốc... Chưa HƯƠNG NGUYÊN Thẩm mỹ GangWhoo quảng cáo: Trong mấy chục phút, mỡ bụng được hút ra chảy như nước máy, có màu vàng khè, bơm đầy các lọ chứa, khách hàng không chút mệt mỏi, tỉnh táo... Hút mỡ công nghệ cao Lipo Untrasound Khoa học & Đời sống nhận được phản ánh của bạn đọc về việc một số quảng cáo thổi phồng dịch vụ giảm béo công nghệ cao khi hút mỡ bụng chảy như nước máy, mỡ hút ra có màu vàng khè... của bệnh viện Thẩm mỹ GangWhoo (576-578 đường Cộng Hoà, P.13, Q.Tân Bình, TP HCM). Xem các clip quảng cáo công nghệ hút mỡ trên web, chị Nguyễn Thuỳ D. (ngụ quận Gò Vấp) cho rằng: Các dịch vụ làm đẹp nở rộ đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng không nên quảng cáo thái quá, gây phản cảm. Cơ quan chức năng cần vào cuộc kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm quảng cáo thổi phồng. Còn anh V.T.B (ngụ Quận 3) thì chia sẻ: Mong các nghệ sĩ đừng lấy tên tuổi, uy tín của mình ra đánh đổi đồng tiền bởi những quảng cáo phi thực tế. Qua khảo sát của phóng viên cho thấy, trên websize https://benhvienthammygangwhoo. vn/lay-lai-vong-2-thon-tha-cho-me-bim/ quảng cáo dịch vụ “Hút mỡ bụng toàn phần không phẫu thuật hiệu quả cao” bằng công nghệ Lipo Untrasound. Đây là công nghệ dùng sóng siêu âm hội tụ đánh tan mỡ từ đặc thành lỏng, rồi đưa mỡ lỏng ra khỏi cơ thể; Hút hết phần mỡ dư, mỡ thừa ở vùng bụng... Web trên còn dùng hình ảnh nghệ sĩ hài Tam Thanh để quảng cáo dịch vụ hút mỡ công nghệ Lipo Untrasound, khi nghệ sĩ này chia sẻ qua clip: “Tôi chứng kiến thấy mỡ ra quá trời, một lớp mỡ vàng vàng, phân ra từng mảnh nhỏ nhỏ và một lớp nước mà tôi hết hồn... thấy nó ra mà không có cảm giác nó đi ra đường nào... ”. Nghệ sĩ Quốc Thuận cũng quảng cáo với “màn thoát béo thành công nhờ công nghệ hút mỡ Lipo Untrasound... Không đáng tin! Trước các phản ánh trên về quảng cáo dịch vụ hút mỡ của bệnh viện thẩm mỹ GangWhoo, các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ cho rằng: Mỡ hút ra từ cơ thể không bao giờ có màu vàng rõ và chảy tong tong như Bệnh viện thẩm mỹ GangWhoo quảng cáo hút mỡ bụng Thực phẩm chức năng hay C Quảng cáo hút mỡ bụng trên website của BVTM GangWhoo TPBVSK An Cung Trúc Hoàn quảng cáo là thuốc trị tai biến mạch máu não trên Website Nội dung quảng cáo của An Cung Trúc Hoàn được cấp phép khác với quảng cáo trên Website

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==