Khoa học và Đời sống số 16-2023

Số 16 (4278) Thứ Năm (20/4/2023) 5 ệnh nhân nam, 18 tuổi, sau hai tuần đi massage và “thân mật” với nữ nhân viên đã bị đau rát họng, sưng hạch vùng cổ. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc bệnh lậu ở hầu họng - hậu quả do quan hệ qua đường miệng. Lý do người trẻ dễ mắc bệnh tình dục? SỨC KHỎE MỚI ThS.BS Trịnh Minh Trang, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế khuyến cáo, tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Báo động bệnh lây truyền do quan hệ tình dục Theo khảo sát của Khoa học và Đời sống, tại Việt Nam, tình trạng nhiễm bệnh lây qua đường tình dục có xu hướng tăng. Số liệu thống kê cho thấy, hằng năm có tới 300.000 bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chỉ tính riêng Bệnh viện Da liễu TƯ, trong năm 2022 đã có hơn 3.400 bệnh nhân đến khám vì các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ bệnh nhân là người trẻ từ 15-24 tuổi chiếm khoảng 1/3. BS Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng phòng Đào tạo, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, so với trước, hiện nay lứa tuổi bệnh nhân đến khám vì các bệnh xã hội đa dạng hơn, số lượng cũng nhiều hơn. Nguyên nhân là giới trẻ có xu hướng quan hệ tình dục sớm và quan hệ không an toàn ngày càng tăng. Điển hình là trường hợp nam sinh 18 tuổi mắc bệnh lậu ở hầu họng nói trên. Bệnh nhân cho biết chưa quan hệ tình dục mà chỉ có những cử chỉ thân mật như hôn, thơm. Khi phát hiện triệu chứng đau rát họng, sưng hạch vùng cổ, bệnh nhân tự mua thuốc thuốc một tuần không khỏi. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân lứa tuổi học sinh, được bố mẹ đưa đi khám vì lo lắng bất thường tuổi dậy thì. Có trường hợp biểu hiện bệnh như tổn thương sùi sinh dục, nhưng bệnh nhân nhất định không thừa nhận đã từng quan hệ. “Có bệnh nhân là học sinh nữ, bố mẹ kiên quyết cho rằng con còn nhỏ tuổi, không thể quan hệ tình dục được bệnh qua đường tình dục này, có thể là vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp như: Lậu, giang mai, chlamydia, sùi mào gà, herpes sinh dục, HIV, viêm gan B, C… Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng: Ở nữ giới có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật ở nam giới kèm theo tiểu đau, tiểu rát hoặc buốt; Hoặc các vết loét, hay mụn nước, nốt sùi xuất hiện ở cơ quan sinh dục. Nổi hạch bẹn; Đau bất thường ở vùng bụng dưới ở nữ mà không liên quan gì đến chu kỳ kinh nguyệt. Đau khi giao hợp ở nữ hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục… Bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt là ở giới trẻ bởi chưa có kiến thức phòng bệnh đầy đủ. Khi bị bệnh lại không đi khám mà tự mua thuốc điều trị dẫn tới bệnh không khỏi. Đến khi bệnh nặng mới đi bệnh viện khám gây nhiều khó khăn trong điều trị. “Thực tế, hơn một nửa bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung nên phản ứng khá gay gắt với bác sĩ. Nhưng khi tách riêng bệnh nhân và cha mẹ, lúc này bệnh nhân mới thú nhận từng quan hệ tình dục”, BS Nguyễn Thị Tuyến cho biết. Các bác sĩ cũng tiếp nhận nhiều ca lây truyền từ mẹ sang con (như bệnh giang mai, lậu) trong quá trình sinh nở, hoặc lây qua đường tiếp xúc, chăm sóc hàng ngày. Khó cắt đường lây, hậu quả khôn lường ThS.BS Trịnh Minh Trang, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế cho biết, bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh mắc phải do quan hệ tình dục không an toàn với người có bệnh, bằng đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Có nhiều căn nguyên gây nên các ương về các bệnh lây truyền qua đường tình dục đã tự điều trị, không khỏi mới đi khám. Trong khi đó điều trị bệnh phải tiến hành cả người mắc và bạn tình nhưng nhiều trường hợp không thể nhớ nổi số bạn tình. Đây là một điều rất khó khăn không thể “chặt đứt” nguồn lây. Trong khi đó, bệnh lậu ủ bệnh từ 1-6 ngày, khoảng thời gian đó, không ít người đã đi lây cho người khác vì chưa thấy có biểu hiện bệnh”, ThS.BS Trịnh Minh Trang quan ngại. Hơn nữa, nhiều cửa hàng thuốc lại kê các loại thuốc cổ điển, hiện nay trong hướng dẫn điều trị mới, bác sĩ không dùng nữa. Thuốc đó uống vào có thể giảm triệu chứng cấp tính rầm rộ, vi khuẩn yếu đi nhưng bệnh không khỏi, trở thành mãn tính... Tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Đau bụng dưới mạn tính, viêm hố chậu (tiểu khung), vô sinh, sảy thai, thai chết lưu, tử vong do nhiễm trùng máu, chửa ngoài tử cung, viêm quanh gan, hội chứng Reiter… đối với phụ nữ; Ở trẻ em như giang mai bẩm sinh sớm/ muộn, viêm kết mạc do lậu, mù mắt, viêm phổi ở trẻ sơ sinh…; Ở nam giới như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, chít hẹp niệu đạo, vô sinh, viêm quanh gan, hội chứng Reiter…n THUÝ NGA Nếu bạn hoặc bạn tình là người có đời sống tình dục phức tạp, thường xuyên quan hệ không an toàn hoặc có các dấu hiệu bất thường tại bộ phận sinh dục cần đi khám bệnh xã hội. Các địa chỉ khám uy tín tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương: Số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: Số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Da liễu Hà Nội: Số 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Phòng khám chữa bệnh xã hội số 1 (hay còn gọi là Trung tâm Y khoa số 1 Tôn Thất Tùng) Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bệnh viện Việt Đức: 40 Tràng Thi, Hà Nội Phòng khám Thái Hà: Số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện đa khoa Đống Đa: Số 180 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. Phòng khám chữa bệnh xã hội Hưng Thịnh: Số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Thanh Nhàn: Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. NHẬT HÀ QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Địa chỉ khám, xét nghiệm bệnh xã hội ở Hà Nội B Hình ảnh minh họa CDC Mỹ vừa công bố, hơn 2,5 triệu trường hợp nhiễm bệnh lậu và giang mai ở Mỹ vào năm 2021, nhiều hơn gần 6% so với năm 2020. Tỷ lệ giang mai bẩm sinh trên toàn nước Mỹ đã tăng hơn 30% từ năm 2020 đến năm 2021. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 464% so với năm 2001. TS Leandro Mena, CDC Mỹ cho biết, Giang mai là một mối lo ngại lớn nhưng bệnh chlamydia và bệnh lậu năm 2021 cao hơn nhiều so với bệnh giang mai. Hơn 710.000 trường hợp mắc bệnh lậu năm 2021, tăng 4,6% so với năm 2020… Có nhiều yếu tố dẫn tới việc tăng mạnh này, trong đó có liên quan đến đại dịch COVID-19. Trong thời gian đại dịch COVID-19, cộng đồng ít tập trung vào sức khỏe tình dục, việc sử dụng thuốc phiện gia tăng cũng như thay đổi hành vi tình dục, như giảm sử dụng bao cao su… Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải là kết thúc. Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể được chẩn đoán và điều trị dễ dàng. Đối với một số bệnh do virus gây ra như: HIV/AIDS, herpes, viêm gan B hiện chỉ có thuốc ức chế, tức là kìm hãm sự phát triển của virus mà chưa điều trị được khỏi hoàn toàn. Đối với các bệnh chữa được như: Giang mai, Lậu, Chlamydia… cần phát hiện sớm và điều trị đúng để tránh các biến chứng về sau. Tuy nhiên vẫn có thể tái phát nếu lại quan hệ với người mắc bệnh. CÁCH PHÒNG BỆNH -Quan hệ tình dục với người không có bệnh lây truyền qua đường tình dục. Lý tưởng nhất là cả hai được xét nghiệm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Bởi nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục không có triệu chứng. -Sống chung thuỷ chế độ một vợ một chồng. -Sử dụng bao cao su đúng cách. -Tiêm phòng vắc xin trước khi tiếp xúc là một phương pháp an toàn và hiệu quả để phòng ngừa bệnh viêm gan B và một số loại HPV phổ biến (types 6, 11, 16, 18).

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==