Khoa học và Đời sống số 9-2023

Số 9 (4271) Thứ Năm (2/3/2023) hi đào đất đắp thành Thăng Long vào đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), người dân ở làng Báo Thiên Tự Tháp đã đào được một pho tượng đá hình một phụ nữ... TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Kỳbí ngôi chùacổ bênbờHồGươm Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Dân gian lưu truyền 2 lời tiên tri về mệnh đế vương của bà hoàng này khiến hậu thế tò mò. THÂM CUNG BÍ SỬ CHÙA CỔ VIỆT NAM Tiên tri vềmệnh đế vương của Võ Tắc Thiên Nghềtruyềnthốngnàoở TâyNinhvừađượccôngnhậnlàdi sảnvănhoáphivật thểquốcgia? A. Nghề làm bánh tráng B. Nghề làm nhang C. Nghề làmmuối ớt Đáp án đúng Quizz test số 8: B – 14/11/2022 Tối 14/11/2022 (theo giờ Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo đàm phán thành công với hãng đấu giá Millon, Pháp, để chuyển giao ấn vàng của vua Minh Mạng về Việt Nam. Ấn vàng vua Minh Mạng là di sản văn hóa của Việt Nam, biểu trưng quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử, theo Cục Di sản Văn hóa. Ấn vàng cao 10,4cm, nặng 10,78kg, mặt hình vuông, kích thước 13,8x13,7cm. Mặt trên của ấn khắc hai dòng chữ: “MinhMạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo” (Được làm vào ngày 4/2, năm thứ 4 đời vua MinhMạng, tức ngày 4/2/1823) và “Thập thành hoàng kim trọng nhị bách bát thập lạng cửu tiền nhị phân” (Làm bằng vàng, nặng 280 lạng, 9 chỉ, 2 phân, khoảng 10,7kg). Đế ấn in dòng chữ “Hoàng đế chi bảo” (Báu vật của hoàng đế). K Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Võ Tắc Thiên được nhớ đến là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất. Vào tháng 9 năm 690, bà tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Chu. Từ đó, Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đường Thái Tông nghe được lời tiên tri này và vô cùng khó chịu. Theo đó, ông liền bí mật triệu kiến Lý Thuần Phong. Khi đó, người này đang đảm nhiệm chức Thái Sử Lệnh, chuyên quản chuyện thiên văn, lịch pháp. Khi được Lý Thế Dân hỏi lời tiên tri đó trở thành sự thật hay không, Lý Thuần Phong trả lời: “Thần có xem thiên tượng, phát hiện có “thái bạch kinh thiên”, đó là điềm báo có một nữ chủ sẽ nổi dậy. Trước đó, thần có tính toán một hồi, phát hiện người phụ nữ này đã xuất hiện trong cung của bệ hạ, là gia quyến của người. Không tới 30 năm sau, người này sẽ thay thế bệ hạ, thống lĩnh giang sơn của người, mà còn tàn sát con cháu hoàng thất nhà Lý Đường”. Sau khi nghe xong câu trả lời của Lý Thuần Phong, Đường Thái Tông dự định diệt trừ tất cả mỹ nhân trong hậu cung mang họ Võ hoặc kẻ có dính dáng tới họ Võ. Tuy nhiên, Lý Thuần Phong nhanh chóng khuyên can và nói rằng dù nhà vua có giết được người đó thì ý trời cũng sẽ không thay đổi. Lý Thuần Phong còn nói nếu bây giờ đem giết người đó thì sau này trời cao lại phái xuống một người khác. 30 năm sau người đó vẫn còn trẻ tuổi, lòng dạ ác độc, chỉ e đối với hậu duệ họ Lý sẽ thẳng tay hạ thủ mà chẳng lưu tình. Vậy nên, ông khuyên Đường Thái Tông tốt nhất đừng giết. Đường Thái Tông nhận thấy lời Lý Thuần Phong nói có lý nên quyết định thuận theo ý trời, không giết hại Võ Tắc Thiên sau khi bà nhập cung. Nếu giai thoại này là sự thật thì lời tiên tri của Lý Thuần Phong đã ứng nghiệm và đã cứu Võ Tắc Thiên khỏi bị nhà vua giết. Lời tiên tri thứ hai về mệnh đế vương của Võ Tắc Thiên do Viên Thiên Cương tiên đoán. Khi Võ Tắc Thiên còn nhỏ, thầy xem tướng Viên Thiên Cương gặp Dương Thị (tức mẹ của Võ Mị Nương) liền nói: “Thưa phu nhân, bà sinh cốt cách phi thường, trong nhà nhất định sẽ có quý tử”. Sau khi nghe xong, Dương Thị mời Viên Thiên Cương vào nhà xem bói cho các con. Trong đó, khi xem bói cho Võ Tắc Thiên đang tập đi và ăn mặc giống con trai, Viên Thiên Cương nói: “Đứa trẻ này trời sinh mắt rồng, cổ phượng, đây là tướng đại phú, đại quý. Làm sao có thể là con trai chứ? Nếu là con gái, nhất định sẽ là chủ thiên hạ này”. Không biết đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lời tiên tri trên thực sự ứng nghiệm mà về sau Võ Tắc Thiên thực sự trở thành nữ hoàng đế. TÂM ANH (t/h) QUỐC LÊ Nằm tại số 3 phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, chùa Bà Đá còn được gọi là Linh Quang tự hay Sùng Khánh tự. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành và phát triển khá đặc biệt của thủ đô Hà Nội. Đào đất… phát lộ tượng Phật bà Tương truyền, khi đào đất đắp thành Thăng Long vào đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), người dân ở làng Báo Thiên Tự Tháp đã đào được một pho tượng hình dáng một phụ nữ, hoặc một vị Phật bà bằng đá. Cho rằng bức tượng là hiện thân của Thánh Mẫu, người ta đã lập đền thờ ngay tại nơi đào được tượng và gọi là đền Bà Đá. Sau dân làng thấy linh thiêng mới góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì và thờ Phật. Trong cuộc hành quân của quân Tây Sơn ra thành Thăng Long, chùa Bà Đá đã bị ảnh hưởng bởi tình hình chiến sự, trở nên đổ nát hoang tàn. Đến năm 1850, một vị sư là Giác Vượng đến trụ trì và cho tái thiết chùa. Đến thời Pháp thuộc, chùa bị phá hủy trong một vụ cháy, bức tượng Bà Đá cũng bị mất. Dân làng cho xây lại chùa, đồng thời rước một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá để thờ thay thế tượng Bà Đá cũ. Sau nhiều biến động lịch sử, ngày nay diện tích chùa Bà Đá đã thu hẹp nhiều so với khi xưa. Cổng chùa nhỏ, nằm lọt giữa hai ngôi nhà ống trên mặt phố Nhà Thờ. Sau cánh cổng là một lối đi hẹp dẫn vào khu chùa chính. Chùa xây dựng kiểu “Nội công ngoại quốc” Sau vài đợt trùng tu những thập niên gần đây, chùa có mặt bằng xây dựng kiểu “Nội công ngoại quốc” với các hạng mục chính là tiền đường và thượng điện thờ Phật, hậu đường thờ Tổ và Mẫu. Hai bên chính điện có hai dãy hành lang nằm đối xứng tả hữu kéo xuống giáp với hậu đường. Các tháp mộ nằm rải rác trên sân chùa, ở mặt trước, mặt sau và bên hông chính điện. Bên trong chùa Bà Đá còn lưu giữ được nhiều pho tượng có giá trị, đặc biệt là bộ tượng gỗ lớn tạc hình đức Phật Thích Ca niêm hoa, hai bên là tượng các tôn giả A-nan, Ca-diếp... Chùa Bà Đá có một vai trò khá quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Thăng Long – Hà Nội. Chùa xưa vốn là trường sở của Lâm Tế tông, được truyền thừa qua nhiều đời tổ sư. Hiện nay chùa là trụ sở chính của Thành hội Phật giáo Hà Nội. Trong khuôn viên chùa có Trường Trung cấp Phật học Hà Nội. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa là một cơ sở cách mạng ở nội thành Thủ đô. Tăng ni Phật tử trong chùa đã góp phần vào công cuộc chống giặc ngoại xâm với các hoạt động tuyên truyền vận động, quyên góp ủng hộ kháng chiến... Chùa Bà Đá đã được công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc cấp quốc gia của Việt Nam.n

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==