Khoa học và Đời sống số 7-2023

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 7 (4269) Thứ Năm (16/2/2023) 2 Vấn đề cần sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu lDự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Câu hỏi đặt ra, Nghị định 95 mới được ban hành vào năm 2021, chỉ sau gần 2 năm đã phải sửa đổi? - PGS.TS Ngô Trí Long: Thực tế không có gì bất định cả khi không ổn định phải sửa. Trong dự thảo sửa đổi có 12 vấn đề, trong đó 11 vấn đề cần sửa đổi đều đưa ra 2 hoặc 3 phương án, hầu hết đều có phương án giữ lại quy định như hiện nay, có nghĩa hiệu lực vẫn còn. Nghị định 95 chết yểu khi tuổi thọ chưa đến một năm là do đặc điểm của năm 2022 và thời gian gần đây, thị trường xăng dầu bất ổn, khác thường. Như năm 2020, không có chuyện doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải bán lỗ, bán âm. Trong năm 2022 giá dầu thế giới có lúc lên trên 10 USD và có ngày tụt xuống dưới 10 USD, trong khi từ trước đến nay cao nhất là đến 4 USD. Trong khi cơ quan quản lý và những doanh nghiệp không dự báo được. Có những thời điểm quý II tăng nhiều nhưng quý III lại tụt, mua lúc đắt, bán lúc rẻ thì chết, trong khi không điều chỉnh chi phí hợp lý dẫn đến hiện tượng đó. lSửa Nghị định về kinh doanh xăng dầu, mục tiêu quan trọng cần hướng đến là gì? - Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Theo tôi, giải quyết tận gốc tình trạng phập phù của xăng dầu hiện nay, về lâu dài cần phải chuyển sang cơ chế thị trường, cạnh tranh, hạch toán tự chủ, lời ăn lỗ chịu, Nhà nước chỉ quản lý chất lượng hàng hóa, chống buôn lậu. Doanh nghiệp bán lẻ sẽ tự quyết định việc điều chỉnh giá theo thị trường và biết cách tính toán chi phí cho việc kinh doanh xăng dầu của mình. Ngoài ra, cũng có thể có những khung giá cần thiết khi có biến động đột biến như thời gian vừa qua. Thị trường xăng dầu muốn bình ổn, phải rà soát hoạt động doanh nghiệp đầu mối, thương nhân bán buôn, phân phối, sàng lọc giữ doanh nghiệp tuân thủ quy định trong nhập khẩu, phân phối về kho lưu trữ, hệ thống cửa hàng... Cần cắt bỏ khâu trung gian để giảm chi phí. Bên cạnh đó, để thị trường xăng dầu vận hành tốt, cần thực hiện tăng dự trữ lên 3 - 6 tháng nhằm tăng khả năng đối phó với những diễn biến khó lường của giá thế giới. Nguồn xăng dự trữ này sẽ được quản lý bởi doanh nghiệp thuộc Nhà nước. HẢI NINH (thực hiện) PV Khoa học và Đời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Ngô Trí Long, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh và chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú xung quanh việc cơ quan nào quản lý điều hành giá xăng dầu và những vấn đề cần sửa đổi trong Nghị định về kinh doanh xăng dầu. Bộ Công Thương quản lý thị trường xăng dầu là hợp lý nhất lTrong hai Bộ Tài chính, Công Thương cơ quan nào sẽ là đầu mối quản lý điều hành trực tiếp giá xăng dầu là hợp lý? - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Trong điều kiện hiện nay, Bộ Công Thương quản lý thị trường xăng dầu là hợp lý nhất bởi cơ quan này đã quản lý toàn bộ từ tổng nguồn, kênh phân phối, cấp phép và đặc biệt là quản lý doanh nghiệp lọc dầu, kinh doanh và phân phối xăng dầu… có thể nói quản lý 80% khâu kinh doanh và thị trường xăng dầu. Theo quy định, giá của những mặt hàng mang tính đặc thù Nhà nước hiện đang quản lý như giá xăng dầu, giá vật tư y tế,… sẽ do các cơ quan chủ quản xây dựng và quyết định. Như vậy, nếu theo Luật giá trước sau việc điều hành giá xăng dầu cũng sẽ thuộc về Bộ Công Thương. Trong khi đó, Bộ Tài chính chỉ đơn thuần tham gia vào việc xây dựng, giám sát giá. Về quy định, các lĩnh vực khác, Bộ Tài chính cũng quản lý giá, nhưng xăng dầu là lĩnh vực rất lớn, biến động liên tục đòi hỏi một bộ máy hoạt động nhanh gọn lẹ. Thời gian qua, chúng ta đã thấy phát sinh độ trễ chính sách, một số khâu, giai đoạn xây dựng giá chưa theo kịp thị trường, khiến cho doanh nghiệp chịu trận. Bộ Công Thương quản lý chuyên ngành về kinh doanh xăng dầu, cho nên Bộ Công Thương phải là người giúp cho các doanh nghiệp đầu mối, trung gian và các doanh nghiệp bán lẻ xây dựng nên hệ thống tổ chức sản xuất - kinh doanh sao cho đơn giản, phù hợp nhất đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị đề ra. Việc giao quản lý toàn bộ cho Bộ Công Thương để việc điều phối với các doanh nghiệp sẽ phù hợp và sát với thực tiễn. - Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Tôi cho rằng, cần tiến hành sớm việc phân công nhiệm vụ bởi quá trình sửa chính sách luôn cần có độ trễ, trong thời gian đó, các doanh nghiệp vẫn phải “gồng” mình để đảm bảo cung ứng xăng dầu. Tôi đồng tình quan điểm đưa về Bộ Công Thương quản lý xăng dầu. Hai bộ cần phối hợp, tránh “cha chung không ai khóc” lMột số ý kiến cho rằng, quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý xăng dầu chứ bộ nào quản lý không phải là yếu tố quyết định? - PGS.TS Ngô Trí Long: Hiện nay, cùng một mặt hàng xăng dầu có đến 5 bộ quản lý như quản lý về cung cầu thị trường là Bộ Công Thương, thuế, phí là Bộ Tài chính, môi trường là Bộ TN&MT, cháy nổ là Bộ Công an, chất lượng là Khoa học và Công nghệ... Về quản lý điều hành giá xăng dầu, trước đây, Bộ Tài chính đã làm nhưng có vấn đề chưa “thuận buồm, xuôi gió” nên chuyển sang Bộ Công Thương. Bộ Công Thương làm một thời gian tương đối “thuận chèo, mát mái”. Thời gian qua, công tác dự báo và điều hành của Liên Bộ Công Thương - Tài chính còn chưa sát với thực tiễn, lấy cái “bình thường” để điều hành sự “bất thường” là cứng nhắc. Do đó, quan trọng không phải chỉ là sửa Nghị định như thế nào, mà vấn đề vẫn là ở sự phối hợp trong công tác quản lý trong chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành có liên quan. Ai quản lý cũng được, nhưng quan trọng là cơ chế, văn bản pháp quy về cơ sở pháp lý phải rõ ràng, minh bạch, tuân thủ đúng quy luật của Việc sửa đổi các quy định của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐCP về kinh doanh xăng dầu đang trở nên rất nóng. Cơ quan nào sẽ là đầu mối quản lý điều hành trực tiếp giá xăng dầu, thu hút nhiều ý kiến khi hai Bộ Tài chính, Công Thương liên tục “đùn đẩy”. Điềuhànhgiáxăngdầu: LiênBộ“đábóng”…“chachungai khóc”? PGS.TS Ngô Trí Long Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú “Chiết khấu tối thiểu là vấn đề quan trọng. Khi chúng tôi có chiết khấu thì thời gian điều hành giá 7 ngày, 10 ngày, 15 ngày cũng là yếu tố xếp hàng thứ 2. Mức chiết khấu tối thiểu để doanh nghiệp bán lẻ hoạt động phải dao động 5 - 7%”. Bà Trần Thụy Thùy Trâm (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Đoan Việt) Cần nhất quán quan điểm về cạnh tranh bình đẳng “Cần nhất quán quan điểm về cạnh tranh bình đẳng, tự do kinh doanh và công khai minh bạch. Mệnh lệnh hành chính chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể bền vững bằng mệnh lệnh thị trường. Nên ở góc độ nào đó, cần phải trao thị trường xăng dầu về cho thị trường để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong sửa đổi Nghị định 95 và 83 lần này, tạo thuận lợi cho doanh nghiệpmuốn bán hàng, muốn cạnh tranh, muốn đầu tư, muốn phục vụ”. Ông Đậu Anh Tuấn (Phó Tổng thư ký kiêmTrưởng Ban Pháp chế VCCI) “Giá xăng dầu thế giới biến động theo giờ và hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Hiện nay, giá xăng dầu trong nước cũng đều đã phản ánh tất cả những biến động của thị trường thế giới. Vậy, hãy cho doanh nghiệp tự kinh doanh, đừng quy định thời gian điều chỉnh, đừng quy định khoảng cách mở cây xăng, đừng bắt trích quỹ bình ổn giá… Với những trường hợp vùng sâu vùng xa, khó khăn, nên trợ giá trực tiếp cho họ” Chuyên gia kinh tế Trần Đình Cung thị trường. Trên cơ sở cái “gậy” hành lang pháp lý đó để điều hành. Trong quản lý kinh doanh xăng dầu, nhiệm vụ của bộ nào là cốt tử, quan trọng nhất nên giao cho bộ đó. Trong đó, có bộ giữ vị trí chủ trì nhưng cần các bộ khác tham gia. Nhà nước phân công mỗi bộ một vai, một chức năng, nhiệm vụ phải làm, chứ không phải đùn đẩy cho nhau. Nhưng cần tránh hiện tượng “cha chung không ai khóc”, công nhận, tội đổ. Thời gian qua, trong quản lý xăng dầu, doanh nghiệp nhập không đủ xăng dầu, Bộ Công Thương lại bảo do chi phí không đủ, doanh nghiệp làm ăn mà không có lãi ai làm. Bài học thấy được là phải rõ vai trò của từng bộ, nhưng trong đó vẫn phải có bộ chủ trì và phải trao đổi, phối hợp.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==