Khoa học và Đời sống số 48-2024

Số 48 (4362) Thứ Năm (28/11/2024) 3 Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của Thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025-2030. Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu. Đánh giá cao Báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Trung ương xác định Hà Nội là Đảng bộ trọng điểm, đảng bộ gương mẫu đi đầu, mong muốn thành phố sẽ tích cực triển khai các nghị quyết của Đảng để sớm đi vào cuộc sống, đến với cấp cơ sở, từng cán bộ, đảng viên. Bên cạnh mong muốn Hà Nội trở thành cực tăng trưởng kinh tế của khu vực và cả nước, dẫn dắt tăng trưởng cho các địa phương xung quanh, Tổng Bí thư cũng yêu cầu Hà Nội phải trở thành trung tâm của đổi mới sáng tạo. Những chính sách đặc thù được thực hiện ở Thủ đô đã phát huy hiệu quả, cần phải khẩn trương nhân rộng, phổ biến trong phạm vi toàn quốc. Về nhiệm vụ trước mắt, Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội cần tập trung thực hiện tốt Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng theo đúng kế hoạch. Liên quan đến các lĩnh vực quan trọng cần Hà Nội quan tâm, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định, Hà Nội muốn phát triển bứt phá, thực hiện được mong muốn của Trung ương, của Nhân dân và cán bộ, đảng viên, cử tri, thì phải làm rất nhiều việc, trong đó có 2 việc quan trọng phải tập trung đó là xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông. Nếu không có những giải pháp căn cơ sẽ gây tốn kém thời gian, tiền của, công sức, cản trở sự phát triển. Với những công việc trọng điểm mà Hà Nội đang triển khai như công tác quy hoạch, giao thông công cộng, môi trường, xử lý nước, xử lý rác thải, không khí… Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đây là vấn đề nhân dân quan tâm, Hà Nội cần phải làm tốt hơn nữa. Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; tập trung làm tốt việc cải tạo các chung cư cũ, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án lớn của Trung ương và thành phố. Trong công tác phát triển y tế, giáo dục, Tổng Bí thư mong muốn Hà Nội sẽ tiếp tục làm tốt hơn việc chăm lo sức khỏe phục vụ nhân dân, để học sinh được học tập trong những trường học thông minh, hiện đại, người dân được chăm sóc y tế với chất lượng ngày càng cao. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng mong muốn TP.Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, lan tỏa quá trình này đến từng người dân, để tạo tiền đề xây dựng xã hội số, công dân số. Về công tác phát triển văn hoá, du lịch, Tổng Bí thư đánh giá Hà Nội đã làm tốt và mong muốn thời gian tới Hà Nội sẽ có hướng đi bài bản hơn để phát triển những tiềm năng, lợi thế về du lịch. Theo Tổng Bí thư, việc phát triển khu vực hồ Tây của Thủ đô là hướng đi đúng đắn bởi khu vực này là điểm kết nối với Đông Anh, đồng thời thúc đẩy việc phát triển hai bên bờ sông Hồng. Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, ngay sau cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chính phủ, các bộ, ngành cũng tập trung tháo gỡ sớm nhất mọi vướng mắc của Thủ đô trong các lĩnh vực Quy hoạch, đất đai, môi trường… để Hà Nội phát huy cao nhất những tiềm năng vốn có, phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô. N.M CHUYỂN ĐỘNG 247 Hà Nội muốn phát triển bứt phá… có 2 việc quan trọng tập trung xử lý “Hà Nội muốn phát triển bứt phá, có 2 việc quan trọng phải tập trung đó là xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh. Ngày 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Tại phiên họp, các Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%, bởi mức 60% như hiện nay, người lao động không đủ nuôi bản thân chứ chưa nói tới chi phí cho gia đình. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Cần Thơ) cho biết, hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng chỉ bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Theo đại biểu, mức trợ cấp này không đủ chi phí cá nhân cho người lao động, chứ chưa kể đến chi phí gia đình, vì hầu hết doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức lương tối thiểu vùng (khoảng 4 triệu đồng/ tháng), mức trợ cấp chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. “Đề nghị cần rà soát, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, để phù hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay”, đại biểu nêu ý kiến. Cũng liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, đại biểu Chamaléa Thị Thủy (đoàn Ninh Thuận) dẫn điểm d khoản 3 Điều 60 của dự thảo luật có quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là không bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là trên 144 tháng. Tại Điều 65 của dự thảo luật quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp có đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng được 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Đại biểu kiến nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát các quy định này, vì quy định như dự thảo luật sẽ thiệt thòi cho người có thời gian đóng bảo hiểm dài hơn là 144 tháng. Đại biểu đề nghị điều chỉnh theo hướng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đóng, có nghĩa là đóng đủ 12 tháng là được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp; hoặc nếu vẫn giữ quy định đóng đủ 12 tháng được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Theo đại biểu, đây cũng là một trong những vấn đề mà người lao động thực sự rất quan tâm, vì ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, nhất là những người đang bị thất nghiệp và đang lúc gặp khó khăn. MAI LOAN Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, điện hạt nhân là một lựa chọn quan trọng, các nước gặp khó khăn về nhiên liệu đều hướng đến phát triển điện hạt nhân. Trong bối cảnh hiện nay Việt Nam muốn phát triển nhà máy điện hạt nhân phải nhập khẩu công nghệ. Bất kỳ một lựa chọn nào cũng có một chút rủi ro, nhưng nếu chúng ta lựa chọn công nghệ tốt và đặc biệt lưu ý đến vấn đề vận hành an toàn thì sẽ an toàn. Hơn nữa, đây là một loại điện sạch, không phát thải như các nhà máy điện than, điện khí. Nơi đặt nhà máy điện hạt nhân không phụ thuộc vào nhiên liệu tại chỗ, việc vận chuyển nhiên liệu cho điện hạt nhân không đáng kể. Tuy nhiên, khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần xem công nghệ phát triển của nước nào phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam để nhập khẩu. Hơn nữa cần đánh giá kỹ cam kết phát triển nhà máy của các nhà đầu tư. Vốn đầu tư nhà máy điện hạt nhân nếu tính theo cả vòng đời dự án thì điện hạt nhân có thể cạnh tranh được với các loại điện than, thủy điện, điện khí. Việc phát triển nhà máy điện hạt nhân thời gian tới có thể xem xét đặt nhà máy tại Ninh Thuận hoặc nơi khác. THIÊN TUẤN Thông tin lan truyền trên mạng xã hội về sáp nhập tỉnh, thành là không đúng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định các thông tin, hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội về sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành ở Việt Nam là không đúng. Trao đổi với báo chí chiều 27/11, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng đang triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đúng như chỉ đạo của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Tô Lâm. Nội dung này đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 khẳng định "đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị”. Trước mắt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ được triển khai thực hiện ở cấp Trung ương trước. Đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ thực hiện sau và hiện tại "chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành ngay". Liên quan đến thông tin này, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh, cũng cho biết toàn bộ thông tin về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị hiện nay đang trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị và đang được thực hiện theo chế độ mật. Vì vậy, nếu ai đưa lên mạng là sai quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. “Ai vi phạm sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. Chúng tôi đã trao đổi với phía Bộ Công an và đề nghị cơ quan an ninh mạng xem xét, xử lý việc đưa các thông tin không đúng, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội” - ông Vũ Đăng Minh nói. NGỌC DUY (t/h) Vì sao nên phát triển điện hạt nhân? Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. ẢNH: HÀ NỘI MỚI TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM:

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==