Số 48 (4362) Thứ Năm (28/11/2024) 10 MAI LOAN VUSTA VÀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Tạp chí thuộc các hội ngành là tiếng nói của nhà khoa học trong từng lĩnh vực “Tôi cho rằng, vẫn rất cần các tạp chí thuộc các hội ngành, bởi đây là tiếng nói của các nhà khoa học trong từng lĩnh vực sâu. Tuy nhiên, liên quan đến việc tinh gọn bộ máy, cần bàn thế nào để các tạp chí này hoạt động cho hiệu quả, phương thức tổ chức thế nào?…”, PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch VUSTA nói. Sáng 27/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tạp chí trực thuộc các hội ngành toàn quốc”. Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS. TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch VUSTA cho hay, trong hệ thống các cơ quan báo chí hiện nay của Việt Nam, có 47 cơ quan báo chí trực thuộc Hội ngành toàn quốc trong hệ thống VUSTA. Hệ thống báo chí của VUSTA trong những năm qua, thể hiện được vai trò mạnh mẽ của mình trong các lĩnh vực, tuyên truyền chủ trương của Đảng, nhà nước; tham gia phổ biến kiến thức trên từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể; các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội… Buổi hội thảo này như một tọa đàm sâu, mang tính chất “sống còn” của các tạp chí, bàn về các khía cạnh: Các tạp chí trực thuộc hội ngành có cần tồn tại hay không? Nếu cần tồn tại, thì tồn tại thế nào? Giải pháp nào để tồn tại, hoạt động hiệu quả? “Tôi cho rằng, vẫn rất cần các tạp chí thuộc các hội ngành, bởi đây là tiếng nói của các nhà khoa học trong từng lĩnh vực sâu. Tuy nhiên, liên quan đến việc tinh gọn bộ máy, cần bàn thế nào để các tạp chí này hoạt động cho hiệu quả, phương thức tổ chức thế nào?… “, ông Linh nói. Gỡ “điểm nghẽn” cho tạp chí thuộc hội ngành Phát biểu tại Hội thảo, nhà báo Hồ Quang Hòa, Tổng Biên tập Tạp chí Tâm lý Giáo dục (Hội Khoa học – Tâm lý Giáo dục Việt Nam) khẳng định, tạp chí trực thuộc các hội ngành toàn quốc không chỉ là phương tiện thông tin chuyên ngành mà còn là diễn đàn trao đổi tri thức, nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục và đời sống. Với vai trò quan trọng này, các tạp chí đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức xã hội, phát triển chuyên môn và thúc đẩy tiến bộ trong từng ngành nghề. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của truyền thông hiện đại, sự phát triển của công nghệ thông tin, cùng sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả, hiệu quả hoạt động của nhiều tạp chí vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tạp chí trực thuộc các hội ngành toàn quốc, theo ông Hòa, cần các giải pháp đồng bộ. Trong đó, việc xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, dựa trên tầm nhìn rõ ràng và phù hợp với sứ mệnh của từng hội ngành, là điều thiết yếu. Đồng thời, cần đẩy mạnh “số hóa”, huy động nguồn lực tài chính thông qua đa dạng hóa nguồn thu… “Những giải pháp này, khi được thực hiện đồng bộ và linh hoạt, sẽ góp phần nâng cao vị thế và hiệu quả hoạt động của các tạp chí ngành nghề trên phạm vi toàn quốc”, ông Hòa nói. Nhà báo Ngô Đức Hành, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cầu Đường Việt Nam cho hay, Cầu đường Việt Nam là tạp chí khoa học, một trong 27 tạp chí thuộc VUSTA được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính điểm với hệ số tính điểm 0,75. Từ ngày xuất bản đến nay, Tạp chí chưa bao giờ “chạy” theo thị hiếu, không bị “báo hóa”. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng bài khoa học trên từng số tạp chí in cũng là một vấn đề lớn. Theo ông Hành, báo chí trên thế giới đã và đang chuyển dần sang xu thế “tạp chí hóa”, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế hàng đầu đang tiệm cận gần hơn với phương thức khai thác thông tin trên tạp chí (góc nhìn, quan điểm, luận cứ khoa học). Đáng tiếc ở Việt Nam, dù đã được quy hoạch, sắp xếp, theo Quyết định 362/QĐ-TTg, nhưng các tạp chí vẫn “chủ động” báo hóa (khai thác tin tức, phản ánh, viết bài điều tra... “Tạp chí không thể ‘báo hóa’, càng không thể “chạy theo” internet, mạng xã hội để tìm kiếm thông tin câu view, câu like mà cái chính, chủ yếu là nâng cao hàm lượng khoa học của các bài khoa học đăng tải trên tạp chí”, ông Hành nêu quan điểm. Đưa ra giải pháp, nhà báo Ngô Đức Hành đề nghị Vụ Báo chí Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cần nghiên cứu cụ thể hóa “tôn chỉ mục đích” đối với tạp chí. Đồng thời, cụ thể hóa, tiêu chuẩn, độ tuổi bổ nhiệm Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập các tạp chí (nhất là với các Tạp chí khoa học, có hệ số tính điểm của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước). “Tạp chí Cầu đường từng đã tìm những người có học vị Tiến sĩ, đủ các tiêu chuẩn để làm TBT Cầu đường, nhưng vẫn không tìm được. Tôi cho rằng đây là điểm nghẽn, cần tạo hành lang pháp lý để những tạp chí khoa học tồn tại và phát triển”, ông Hành nói. PHÓ CHỦ TỊCH VUSTA PHẠM NGỌC LINH: Cùng với đó, ông Hành đề nghị, Vụ Báo chí Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cần xem xét việc cấp phép điện tử cho các tạp chí khoa học chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, lan tỏa việc phổ biến thành tựu mới sản phẩm mới về khoa học công nghệ chuyên ngành. Tập trung nguồn lực phổ biến kiến thức, khai thác “mỏ vàng” chuyên gia Phát biểu tại Hội thảo, nhà báo Lê Hồng (VUSTA) nhấn mạnh tới việc tập trung nguồn lực cho việc phổ biến kiến thức. Theo nhà báo Lê Hồng, đây là vấn đề hàng đầu, cốt lõi để các tạp chí khoa học phát huy. Bởi tri thức luôn có sức sống mãnh liệt, các quốc gia hàng đầu phát triển tới đỉnh cao cũng như nắm giữ và phát huy được trí tuệ của nhân loại. Khi kiên trì đi theo định hướng này, người làm tạp chí khoa học ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, ít chịu sự cạnh tranh hơn so với việc hàng ngày phải cập nhật tin tức nóng. Tập trung nguồn lực cho việc phổ biến kiến thức tới các nhóm độc giả là mục tiêu thì tạp chí đã xây dựng được một kho tri thức khổng lồ và giữ chân được hàng triệu bạn đọc trung thành từ các nền tảng như Website, Google, Facebook. “Tạp chí khoa học nên tận dụng thế mạnh chuyên sâu của mình để khai thác chất xám của các nhà khoa học, đây được coi là ”mỏ vàng” của Tạp chí trong công tác phổ biến kiến thức cũng như công tác tư vấn phản biện xã hội, nhiệm vụ trọng tâm của VUSTA”, ông Hồng nói. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, theo ông Hồng, cần có chính sách kịp thời chia sẻ, hỗ trợ để các cơ quan Tạp chí khoa học - công cụ truyền thông thiết yếu hoạt động có hiệu quả. Các tạp chí khoa học cũng như các cơ quan quản lý phải quan tâm đúng mức, đúng cách, đào tạo, phát triển đội ngũ nhà báo chính luận, có khả năng phân tích, bình luận chính sách cũng như các vấn đề khoa học, kinh tế - xã hội. “Bởi nhà báo của Tạp chí khoa học không đơn thuần chỉ là nhà báo đưa tin thông thường”, ông Hồng nói. Phát biểu kết thúc hội thảo, PGS.TS Phạm Ngọc Linh khẳng định vai trò cần thiết của các tạp chí thuộc hội ngành. “Bởi VUSTA có chức năng tập hợp đội ngũ trí thức, thì cần có một diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi, nêu ý kiến, nên không thể xóa bỏ các tạp chí được”, ông Linh nhấn mạnh. Tuy nhiên, theo ông Linh, để phù hợp với xu thế chung, cần có nhiều giải pháp. Trong đó, có giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân lực, tự chủ về mặt tài chính… làm sao để bảo đảm chất lượng… Các ý kiến tại Hội thảo sẽ được tập hợp, và gửi tới Bộ TT&TT. Quang cảnh hội thảo PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch VUSTA phát biểu tại hội thảo Nhà báo Ngô Đức Hành, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cầu Đường Việt Nam Nhà báo Lê Hồng (VUSTA)
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==