Khoa học và Đời sống số 47-2024

Số 47 (4361) Thứ Năm (21/11/2024) 21 Thứ 4 là diện tích đất sẵn sàng cho thuê có tại các vùng công nghiệp còn lại khá ít khiến cho các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc chọn địa điểm đầu tư. Theo CBRE, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 81% ở miền Bắc và 92% ở miền Nam vào cuối tháng 6/2024. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2024, ông Trump đã nhấn mạnh các biện pháp thương mại để bảo vệ nền kinh tế Mỹ, bao gồm mức thuế quan 60% đối với hàng hóa Trung Quốc nhằm giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy sản xuất nội địa, và mức thuế quan thông thường từ 10- 20% đối với các quốc gia khác để bảo vệ các ngành công nghiệp Hoa Kỳ khỏi sự cạnh tranh nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đang có những hành động nhằm giải quyết các nút thắt để thu hút dòng vốn FDI bao gồm nghiên cứu và thiết lập các cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng bởi Thuế tối thiểu toàn cầu; đề xuất trong Luật công nghiệp Công nghệ số với các ưu đãi khi đầu tư vào doanh nghiệp sản xuất bán dẫn; sửa đổi một số điều khoản trong Luật đầu tư hiện hành để UBND tỉnh có thể cấp chứng nhận đầu tư vào khu công nghiệp mới; và nâng cao cơ sở hạ tầng để kết nối các trung tâm công nghiệp, như đường cao tốc Bắc-Nam, đường sắt nối Trung Quốc và Việt Nam. “Chúng tôi cho rằng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng, ngay cả khi các luật thuế mới của Mỹ được áp dụng”, báo cáo của SSI kỳ vọng. Đơn vị này cho rằng các doanh nghiệp FDI có thể sẽ chờ thêm để xem những chính sách thuế quan mới của tổng thống mới đắc cử Donald Trump, bao gồm những luật thuế ảnh hưởng đến nhập khẩu từ Việt Nam. Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã duy trì tăng trưởng kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ vào năm 2018, nhờ xu hướng chuyển dịch sản xuất. Làn sóng FDI mới từ những quốc gia lân cận nhờ Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh như chính sách đầu tư thuận lợi, chi phí lao động thấp, nền kinh tế ổn định. Những thay đổi của chính sách thương mại Hoa Kỳ đã tạo ra sự chuyển dịch các cơ sở sản xuất ra khỏi MINH VY DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP Vào ngày 6/11/2024, ông Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và sẽ chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ vào tháng 1/2025, khởi đầu cho Kỷ nguyên Trump 2.0 - được dự báo sẽ tạo ra những biến động đáng kể trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu có thể đối mặt với nhiều thách thức trong trung và dài hạn do các chính sách bảo hộ từ chính quyền Donald Trump. Ông Trump được xem là một nhà lãnh đạo khó đoán, thường hành động theo thời cuộc hơn là theo các nguyên tắc chính trị truyền thống. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông đã đề xuất nhiều chính sách kinh tế mang tính bảo hộ, cắt giảm thuế sâu rộng và rút lui khỏi một số hiệp định quốc tế. Theo báo cáo phân tích mới đây của bộ phận phân tích Công ty cổ phần chứng khoán SSI (SSI Research), tăng trưởng dòng vốn FDI vào Việt Nam duy trì đà tăng trưởng nhờ xu hướng chuyển dịch sản xuất. Các quốc gia như Singapore, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan đóng góp chính vào sự tăng trưởng này, do Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chính sách đầu tư thuận lợi, chi phí lao động thấp, và nền kinh tế ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2024, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng trưởng chậm dần. Trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI đăng ký đạt 27,26 tỷ USD, chỉ tăng 1,9% so với cùng kỳ. Phân tích về sự tăng trưởng chậm này, theo SSI Research cho biết, có 4 nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất, biến động của tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, dẫn đến các doanh nghiệp FDI do dự trong việc đầu tư mới. Thứ hai là thiếu những cải cách về chính sách FDI để thu hút vốn nước ngoài vào các ngành mục tiêu. Hiện nay, Việt Nam đang phải cạnh tranh thu hút FDI với các nước láng giềng như Indonesia đã ban hành Luật Omnibus hay Thái Lan quỹ nâng cao năng lực cạnh tranh và áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp 10%. Thứ ba là cơ sở hạ tầng tại khu vực miền Nam còn hạn chế: Tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm, dẫn đến chi phí logistics cao hơn có thể khiến cho đầu tư ít hấp dẫn hơn. SSI Research cho rằng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng, ngay cả khi các luật thuế mới của Mỹ được áp dụng, BĐS Khu công nghiệp là nhóm ngành hưởng lợi. Novaland vừa công bố Nghị quyết của HĐQT về việc bổ nhiệm ông Cao Trần Duy Nam và bà Trần Thị Thanh Vân giữ chức danh Phó Tổng Giám đốc Novaland, kể từ ngày 15/11/2024. Việc bổ nhiệm 2 lãnh đạo cấp cao tiếp tục nằm trong kế hoạch kiện toàn bộ máy điều hành, góp phần quan trọng giúp Novaland hoàn thành công cuộc chuyển đổi, tái cấu trúc và thực thi các kế hoạch, chiến lược trong giai đoạn tiếp theo. Được biết, ông Cao Trần Duy Nam và bà Trần Thị Thanh Vân là những nhân sự cấp cao đã có hơn 10 năm gắn bó với Novaland, cùng đồng hành, đóng góp những kết quả quan trọng cho quá trình phát triển của tập đoàn, đặc biệt là trong giai đoạn tái cấu trúc. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành bất động sản ở các lĩnh vực tài chính, đầu tư, quản lý chuỗi cung ứng, đấu thầu… trên cương vị mới, ông Cao Trần Duy Nam và bà Trần Thị Thanh Vân được HĐQT Novaland tin tưởng và trao quyền nhiều hơn để tiếp tục đóng góp vào sự phát triển bền vững của Tập đoàn. Trước đó, vào ngày 6/9, Novaland cũng công bố nghị quyết của HĐQT về việc bổ nhiệm ông Dương Văn Bắc giữ chức Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Novaland thay ông Dennis Ng Teck Yow. Công ty địa ốc này cho biết, rời vị trí CEO, ông Dennis Ng Teck Yow sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ Thành viên HĐQT Novaland. Công ty bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao trong bối cảnh ngành bất động sản còn nhiều thách thức. Novaland đang tập trung hoàn thiện các dự án trọng điểm và đặt mục tiêu bàn giao 2.600 sản phẩm trong nửa cuối năm 2024. Xét về tình hình kinh doanh, trong quý 3/2024, công ty ghi nhân doanh thu thuân đat 2.010 ty đông, tăng 87% so vơi quy 3/2023. Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính trong quý của Novaland tăng vọt lên mức 3.897 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so vơi quy 3/2023. Chủ yếu do khoản lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư, lãi tiền cho vay, chuyển nhượng vốn và lãi tiền gửi ngân hàng. Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của Novaland ở mức hơn 232.029 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn giảm 5% về mức 44.489 tỷ đồng; tiền và các khoản tương đương tiền gần 3.820 tỷ đồng và hàng tồn kho 145.006 tỷ đồng, tăng 4% so với thời điểm đầu năm. Xét về nợ phải trả, tổng nợ vay tài chính ngắn hạn của Novaland còn 30.498 tỷ đồng, giảm 439 tỷ đồng so với đầu năm. Trong khi đó, nợ dài hạn tăng 1.942 tỷ đồng, lên mức 28.716 tỷ đồng, đưa tổng nợ vay tài chính (ngắn hạn và dài hạn) lên hơn 59.200 tỷ đồng. MINH VY Novaland tiếp tục bổ nhiệm thêm 2 Phó tổng giám đ c Ảnh minh họa dòng v n FDI vào Việt Nam chậm lại trong năm 2024? Vì sao Trung Quốc, giúp Việt Nam nổi lên như một điểm đến trong khu vực cho các doanh nghiệp FDI, bao gồm Luxshare, Goertek, Pegatron và Compal Electronics. Ngoài ra, một số tập đoàn như Samsung, LG, Hyundai, Lotte, Intel, Lego, Hyosung và Foxconn—đã chuyển một phần sản xuất sang Việt Nam kể từ năm 2018, nhằm đa dạng hóa cơ sở sản xuất và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2019 đến 2023, hoạt động cho thuê đất khu công nghiệp tại Việt Nam đã có mức tăng trưởng tích cực với diện tích MOUs và ký mới đạt mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 35%. Mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, LG, Hyundai, Lotte, Luxshare, Lego, Hyosung và Foxconn nhằm đa dạng hóa sản xuất và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Giá thuê trung bình cũng tăng đáng kể, với các khu công nghiệp ở miền Bắc tăng 35%, trong khi các khu công nghiệp ở miền Nam tăng đáng kể 67% từ năm 2020 đến quý 2 năm 2024. SSI Research cũng cảnh báo việc triển khai các bảng giá đất mới tại nhiều địa phương từ cuối năm 2024 đã dẫn đến chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp mới tăng đáng kể. CTCK này cho rằng chi phí gia tăng sẽ làm biên lợi nhuận của dự án KCN mới giảm xuống mức 30-35%, so với hơn 50% ở các dự án KCN hiện hữu. Do đó, SSI Research cho rằng các công ty có diện tích sẵn sàng cho thuê lớn như SIP, IDC, VGC, SZC, KBC, NTC sẽ tiếp tục được hưởng lợi lớn. Chính phủ đang có những hành động nhằm giải quyết các nút thắt để thu hút dòng vốn FDI. ẢNH MINH HOẠ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==