Số 40 (4354) Thứ Năm (3/10/2024) 5 asim Hoàng Vũ ngưng hát vì bạo bệnh viêm xương hàm khiến gương mặt bị lệch, một phần cằm biến dạng... Nam ca sĩ tiếp tục phải phẫu thuật cấy ghép xương khiến nhiều người muốn biết về căn bệnh quái ác này. Viêm xương hàm nguy cơ biến dạng khuôn mặt K SỨC KHỎE MỚI QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT BS Nguyễn Thị Thanh Thúy, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn cho biết, có nhiều bệnh lý và thói quen dẫn tới viêm xương hàm. Trong thời gian đầu viêm xương hàm có thể được xem là một bệnh lý nhẹ về rối loạn khớp xương, nếu không điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm... Nghiến răng, sâu răng, cảm cúm... đều có thể viêm xương hàm Năm 2023, Kasim Hoàng Vũ tiết lộ bị bệnh viêm khớp xương hàm và phải phẫu thuật nang xương ở hàm và cổ. Căn bệnh khiến gương mặt anh bị lệch, một phần cằm biến dạng. Căn bệnh làm cơ thể anh sụt cân trầm trọng từ 80 kg chỉ còn 66 kg. Gần đây, nhiều khán khán giả xót xa khi thấy hình ảnh Kasim Hoàng Vũ tiều tuỵ, gương mặt biến dạng. Bạn bè, đồng nghiệp và khán giả đều mong sau ca phẫu thuật cấy ghép xương hàm, nam ca sĩ có thể vượt qua bệnh tật, sớm bình phục. Theo BS.CKII Lê Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Liên chuyên khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, thực tế có rất nhiều người bị viêm xương hàm vì những lý do khác nhau, nhưng thường gặp nhất là biến chứng sau nhổ răng. Trường hợp người bệnh bệnh P.T.L (65 tuổi, Phú Thọ) sau nhổ răng hàm dưới vết thương không liền, đau nhức kéo dài kèm theo chảy mủ khiến người bệnh mất ăn mất ngủ. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm hoại tử xương hàm dưới bên trái… Để phòng tránh viêm xương hàm sau khi nhổ răng, BS Thủy khuyên, trước khi nhổ răng, người bệnh cần được thăm khám, làm các xét nghiệm tổng quát và chỉ định cận lâm sàng cần thiết tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín. Ngoài viêm xương hàm, sau khi nhổ răng còn có thể gặp một số biến chứng như: Đau, viêm lợi, viêm huyệt ổ răng,… “Để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng, người bệnh nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Đặc biệt, với những người bệnh gặp phải những biến chứng trên nền có bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, tim mạch..., sau khi điều trị ổn định vẫn phải theo dõi, kiểm tra định kỳ thường xuyên”, BS Thuỷ nhấn mạnh. Nói thêm về bệnh viêm xương hàm, BS Nguyễn Thị Thanh Thúy, cho hay đây là một bệnh lý xảy ra khi có sự bất ổn ở khu vực khớp hàm cũng như các khớp cơ ở khu vực THÚY NGA Viêm khớp thái dương hàm là một trong những bệnh lý nha khoa khá phổ biến hiện nay, ảnh hưởng rất lớn đến khớp cắn và khả năng ăn nhai. Việc thăm khám và điều trị sớm là điều cần thiết. Những người bị viêm khớp thái dương hàm thường có cảm giác đau đớn nhiều, khó há miệng, cứng khớp dẫn đến giảm hoạt động ăn nhai và giao tiếp. Hơn nữa việc không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Việc thăm khám, điều trị nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, có bác sĩ giỏi để đảm bảo đạt hiệu quả nhanh chóng và tối đa. Bệnh viện Răng Hàm mặt Trung ương Hà Nội: 40 B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh viện Quân Y 103: Số 261 đường Phùng Hưng, Phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Số 40 Tràng Thi, Hà Nội. Bệnh viện Thanh Nhàn: Số 40 Phố Thanh nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Bệnh viện Răng hàm mặt TP HCM: 263-265 đường Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, TP HCM. Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP HCM: Số 201 A, đường Nguyễn Trí Thanh, Phường 12, TP HCM. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM: Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP HCM Khoa Răng hàm mặt - Mắt Bệnh viện Nhân dân 115: Số 527 đường Vạn sư Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP HCM. NHẬT HÀ Nơi khám chữa viêm khớp thái dương hàm tốt Để không mắc những bệnh liên quan đến hệ xương mặt, đặc biệt là vấn đề về xương hàm, cần chú ý để phòng ngừa bệnh: - Chọn những loại thức ăn mềm, dễ nhai để không ảnh hưởng đến cơ hàm. - Hạn chế nhai một bên để tránh tình trạng xương hàm bị lệch. - Loại bỏ những thói quen xấu tác động đến xương hàm như ngủ cắn răng, nghiến lợi,... - Dành 10-15 phút mỗi ngày để massage và xoa bóp vùng dưới cằm. - Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám răng định kỳ, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm. - Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cân chỉnh thời gian làm việc, tránh căng thẳng thần kinh, lo âu. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH xung quanh. Bệnh không chỉ dẫn đến tình trạng đau hàm thường xuyên mà còn khiến các cơ bị co thắt, xương sọ và xương hàm mất đi sự cân bằng. Dấu hiệu của viêm xương hàm thường sẽ bị nhầm lẫn với các vấn đề về răng miệng khác bởi vì triệu chứng có phần tương đồng. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là: Sưng lợi, đau nhức răng, sưng tấy mặt một bên hoặc cả hai bên. Tình trạng đau đớn có thể nhẹ nhàng vào những ngày đầu, sau đó cơn đau sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng theo tiến trình bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể đau nhức vùng tai, mỏi cổ, chóng mặt, phì đại cơ nhai, hạch nổi… Nguyên nhân gây bệnh ngoài liên quan đến chấn thương hoặc vấn đề liên quan đến xương hàm và khớp thái dương hàm còn là do: Biến chứng của quá trình mọc răng: Trong quá trình mọc răng, xương hàm sẽ có sự thay đổi và tạo lỗ trống, việc này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt nhất là khi răng khôn mọc không đúng vị trí sẽ khiến cho lợi bị trùm, thức ăn dễ mắc vào răng và vi khuẩn có khả năng tạo ra viêm nhiễm. Sâu răng: Nếu răng sâu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm tủy, viêm quanh cuống, viêm mô mềm hoặc viêm xương. Vị trí “mục nát” trong lỗ chân răng là môi trường lý tưởng cho sự phát triển và lan truyền của vi khuẩn, dẫn đến viêm xương hàm và mô mềm. Các răng sữa mới mọc ít gây viêm mô mềm hơn nhưng vẫn có thể gây viêm mủ dưới màng xương do chiều dài chân răng ngắn. Chấn thương ở khu vực hàm: Vết thương trong khu vực phần mềm hay khi bị các mảnh vỡ, gãy xuyên qua chân răng. Khối u: Các u lành tính hay ác tính có liên quan đến xương hàm đều có nguy cơ gây ra tình trạng viêm xương hàm. Lão hóa: Quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng theo tuổi tác và xương khớp cũng sẽ bị mài mòn. Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có khả năng dẫn đến tình trạng viêm xương hàm: Sởi, cúm, lao, giang mai,… Một số thói quen tưởng chừng không nghiêm trọng nhưng có khả năng dẫn đến viêm xương hàm như: Nghiến răng: Hành động này sẽ vô tình tạo áp lực và sức ép lớn lên khớp thái dương hàm. Nghiến răng mạnh và liên tục trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng xương hàm bị lệch. Nhai thức ăn một bên: Nếu chỉ dùng một bên hàm để nhai thức ăn và sử dụng các thực phẩm cứng, khó nhai thường xuyên cũng sẽ tạo áp lực lớn lên xương hàm. Căng thẳng kéo dài: Tâm trạng không ổn định và áp lực tâm lý có thể dẫn đến việc co cơ hàm không kiểm soát và tạo ra thói quen nghiến răng khi ngủ. Biến chứng nguy hiểm khó lường Các chuyên gia cho biết, viêm xương hàm là một bệnh lý có liên quan đến răng và hàm mặt nên nó có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng, từ người lớn cho đến trẻ em. Viêm xương hàm trong thời gian đầu có thể được xem là một bệnh lý nhẹ về rối loạn khớp xương, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi nói chuyện và nhai nuốt thức ăn. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường. Giãn khớp: Bệnh trạng này sẽ tăng nguy cơ bị trật khớp và kẹp khớp. Lan rộng ra vùng sàn miệng: Bị sưng tấy ở vùng dưới hàm miệng và sẽ bị lây lan đến các khu vực khác như vùng cổ, vùng ngực… Điều này dẫn đến miệng luôn bị trong tư thế mở to, lưỡi bị đẩy lên cao và gây khó khăn cho việc hít thở, nhai nuốt... Xương hàm biến dạng: Các vùng xương cơ bị viêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, dẫn đến tình trạng cấu trúc xương bị phá vỡ và gây biến dạng khuôn mặt... Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Điều trị viêm xương hàm chủ yếu là dùng thuốc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý áp dụng theo những cách dân gian hay tự ý mua thuốc theo đơn của người khác vì có thể làm cho tình trạng bệnh thêm nặng. Đối với tình trạng viêm xương hàm nặng sẽ phải phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế phần khớp bị tổn thương triệt để. Cùng với đó, người bệnh phải điều trị nha khoa (chỉnh khớp cắn, nhổ răng, trồng răng hoặc trám răng... nếu cần) và chọc rửa khớp nhằm loại bỏ các mảnh gãy vụn gây viêm nhiễm trong khớp giúp giảm tổn thương cho xương... Ngoài ra, người bệnh còn có thể giảm thiểu tổn thương của bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt như không ăn thức ăn cứng hoặc dai, tránh nghiến răng, cắn móng tay, chống cằm, hạn chế stress... Biểu hiện viêm xương hàm có thể nhìn thấy bằng mắt thường: - Má bị sưng tấy và đỏ - Răng sâu, tủy bị hoại tử gây đau nhức - Da ở vùng xung quanh bị thâm đỏ và có thể có mủ rỉ ra từ khu vực sưng. - Có thể có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao. Bệnh nhân bị viêm xương hàm sau nhổ răng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==