Số 36 (4350) Thứ Năm (5/9/2024) 10 CÔNG NGHỆ SỐ LÊ CÔNG LƯƠNG VUSTA làm việc với Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng Đoàn giám sát liên ngành về công tác tổ chức, quản lý và triển khai các dự án viện trợ nước ngoài của Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Đoàn Giám sát liên ngành do Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Phạm Ngọc Linh làm Trưởng đoàn; đại diện Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cục Bảo vệ Chính trị Nội bộ, Bộ Công an; Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ban Hợp tác Quốc tế và Văn phòng VUSTA. Phía tỉnh Sơn La có đại diện Sở Công an, Ban Dân tộc, Hội Nông dân, Liên hiệp Hội Sơn La, UBND huyện Vân Hồ và đại diện các xã vùng triển khai dự án. Trong những năm qua, Trung tâm đã thực hiện các dự án nghiên cứu can thiệp, thí điểm về những mô hình: Xây dựng, quản lý, vận hành và bảo trì công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ do cộng đồng thực hiện; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng; phát triển các mô hình sinh kế dựa vào rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mô hình nông nghiệp bền theo hướng sản xuất hàng hoá và chuỗi giá trị… với khoảng 1.100 tiểu dự án/sáng kiến phát triển nhằm cải thiện điều kiện sống của 135,000 người (trong đó gần 50% là phụ nữ, 35% là người nghèo và người DTTS); khoảng 1.200 ha rừng và đất trồng rừng được giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và phát triển nhằm cải thiện điều kiện sống và nâng cao thu nhập. Tại huyện Vân Hồ, RIC đang triển khai Dự án “Cải thiện điều kiện sống cho các cộng đồng dân tộc thiểu số” trên địa bàn 4 xã Chiềng Yên, Chiềng Xuân, Song Khủa và Suối Bàng (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2025. Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (BfdW) tài trợ dự án, nhằm cải thiện động chuyên môn, đạt nhiều kết quả tốt, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với UBND huyện Vân Hồ. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh đề nghị chính quyền tỉnh Sơn La và huyện Vân Hồ phối hợp, hỗ trợ Trung tâm RIC triển khai tốt các dự án trên địa bàn. Phó Chủ tịch cũng yêu cầu Trung tâm RIC khẩn trương triển khai dự án đúng tiến độ và mục tiêu đề ra, thực hiện tốt quy định pháp luật, phối hợp chặt chẽ với địa phương để triển khai thành công dự án, hoạt động của Trung tâm. Về những kiến nghị, đề xuất của Trung tâm RIC, VUSTA sẽ xem xét, cân nhắc chỉ đạo những đơn vị liên quan để xử lý. Nhân dịp này, Đoàn giám sát liên ngành tham gia trồng cây, kiểm tra một số mô hình hỗ trợ người dân phát triển sinh kế trên địa bàn. Chương trình làm việc nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý của cơ quan chủ quản và việc triển khai hoạt động đúng quy định của các tổ chức trực thuộc. điều kiện sống của người dân 4 xã thông qua áp dụng mô hình, phương pháp do cộng đồng quản lý và thực hiện; xây dựng mô hình do cộng đồng quản lý, thực hiện vận hành, bảo trì công trình cơ sở hạ tầng phương hướng tới phát triển bền vững tại huyện Vân Hồ. Thay mặt đoàn giám sát, Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đánh giá cao hoạt động của Trung tâm RIC, từ công tác tổ chức, nhân sự đến hoạt Toàn tỉnh Bến Tre có 4.796 sản phẩm dự thi. 6/9 huyện có số lượng sản phẩm dự thi tăng so với năm 2023, trong đó, huyện Thạnh Phú tăng cao nhất với tỷ lệ 176,19%. Các cấp học đều có sản phẩm dự thi. Trong đó, số lượng sản phẩm dự thi ở cấp tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất (57,7%); cấp THPT là 5,4%. Ban Tổ chức cuộc thi huyện và thành phố đã thành lập Hội đồng Giám khảo, chấm thi vòng sơ khảo tại 8 huyện và thành phố Bến Tre với 1.409 sản phẩm được lựa chọn từ các trường. Kết quả đã chấm và trao 11 giải Nhất, 26 giải Nhì, 36 giải Ba, 118 giải Khuyến khích và 12 giải phong trào cho các trường tổ chức tốt cuộc thi. Từ kết quả vòng sơ khảo, bộ phận tổ chức cuộc thi huyện và thành phố đã chọn gửi về vòng chung khảo tại tỉnh 186 sản phẩm. Lĩnh vực Sản phẩm thân thiện với môi trường có số lượng dự thi cao nhất, chiếm 30,9%. Lĩnh vực Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế có số lượng sản phẩm dự thi thấp nhất, chiếm 12,1%. Hội đồng Giám khảo vòng chung khảo đã chấm và đề xuất Ban Tổ chức trao giải 48 sản phẩm (4 giải Nhì, 11 giải Ba, 33 giải Khuyến khích); 13 giải phong trào cho 3 huyện và 10 trường có thành tích tốt trong công tác tổ chức cuộc thi và gửi dự thi vòng toàn quốc 5 sản phẩm. Năm 2024, tuy còn nhiều khó khăn, các địa phương đã có nhiều giải pháp khắc phục, kịp thời phát động cuộc thi đến đối tượng dự thi, kết hợp xây dựng Kế hoạch Tổng kết 10 năm Bến tre tổ chức phát động Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, Nhi đồng ( 2015 - 2024 ). Ban tổ chức các huyện, thành phố và Ban giám hiệu các trường đã chỉ đạo, tổ chức triển khai phát động Cuộc thi theo kế hoạch của Ban Tổ chức cấp tỉnh; đội ngũ giáo viên hướng dẫn của trường có kinh nghiệm nên đưa ra nhiều hình thức mới hướng dẫn cho các em hình thành ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm, chất lượng, số lượng sản phẩm dự thi năm nay có nhiều điểm mới, sáng tạo. Đặc biệt, năm nay, số lượng sản phẩm tham gia dự thi cao nhất trong 10 năm (4.796 sản phẩm ), do nhiều trường nhận được sự đồng thuận cao, sự tích cực hỗ trợ từ phía phụ huynh. Chất lượng sản phẩm dự thi được nâng lên. Trong đó, nhiều sản phẩm có hàm lượng khoa học khá như: Hệ thống cải tiến xe thông minh dùng OpenCV, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đa năng, Hệ thống giám sát điện năng và cảnh báo cháy do sự cố điện ứng dụng công nghệ IOT, Thiết bị dẫn hướng cho người mù, Ứng dụng công nghệ 4.0 và “Balacmen” trong quản lý, xử lý môi trường chăn nuôi, giúp người dân khống chế sự bùng phát về số lượng ruồi Musca Domestica tại khu vực chăn nuôi gà, Ứng dụng phương pháp di chuyển theo tham chiếu, định hướng phát triển phương tiện đo lường một số chỉ tiêu môi trường nước. NGUYỄN HUY PHỤC Toàn cảnh buổi làm việc. Đoàn giám sát thăm công trình kênh mương phục vụ sản xuất. Bến Tre: 48 sản phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo lần thứ 10
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==