Khoa học và Đời sống số 35-2024

Số 35 (4349) Thứ Năm (29/8/2024) 3 CHUYỂN ĐỘNG 247 Trường hợp được chở 3 người bằng xe máy Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ 2024 bổ sung một trường hợp người điều khiển xe môtô hai bánh và xe gắn máy được phép chở hai người mà không bị phạt. Từ 1/1/2025, khi Luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực, sẽ có thêm một trường hợp người điều khiển xe mô tô hai bánh và xe gắn máy được phép chở tối đa hai người mà không bị phạt. Đó là người già yếu hoặc người khuyết tật. Cụ thể, khoản 1 Điều 33 của Luật quy định, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở hai người trong 4 trường hợp sau: Chở người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; trẻ em dưới 12 tuổi (giảm 2 tuổi so với quy định hiện nay); người già yếu hoặc người khuyết tật. Theo quy định hiện tại ở Khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông Đường bộ 2008, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau sẽ được chở tối đa hai người: Chở người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; trẻ em dưới 14 tuổi. Nếu chở quá số người theo quy định, người điều khiển xe mô tô hai bánh và xe gắn máy bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể, chở hai người sẽ bị xử phạt 300 - 400 nghìn đồng, chở từ 3 người trở lên bị phạt 400 - 600 nghìn đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, người vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng. TUẤN THIÊN Vụ Xuyên Việt Oil: Khi nào “nhận quà tặng” là nhận hối lộ? Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an vừa ra kết luận vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan. Trong số 15 bị can bị đề nghị truy tố, bà Mai Thị Hồng Hạnh, nguyên Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, bị đề nghị truy tố về các tội ''Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí'' và ''Đưa hối lộ''. Ông Lê Đức Thọ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi'', ''Nhận hối lộ''. Nêu ý kiến về hành vi của ông Lê Đức Thọ, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, cho rằng, pháp luật quy định nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn, sử dụng chức vụ quyền hạn như một công cụ để đổi lấy lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp. Hành vi nhận hối lộ kéo theo đưa hối lộ, đó là sự thoả thuận giữa người có chức vụ quyền hạn với người khác về việc họ nhận được lợi ích và đổi lại sẽ thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Bởi vậy, để có căn cứ xử lý ông Thọ về tội “Nhận hối lộ” theo Điều 354 Bộ luật Hình sự, Cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh ông Thọ có sự thỏa thuận với đại diện doanh nghiệp về việc nhận tiền để thực hiện công việc theo yêu cầu của đại diện doanh nghiệp. Ngoài lời khai nhận tội của các bị can, người làm chứng, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ chứng cứ vật chất khác như thông tin cuộc gọi, tài khoản ngân hàng, tin nhắn và tài liệu chứng cứ khác để chứng minh có việc thỏa thuận, chuyển tiền và thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa tiền để chứng minh hành vi đưa, nhận hối lộ. Đây là vụ án phức tạp có liên quan hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian dài và xử lý đối với một số cán bộ có chức vụ quyền hạn cao ở địa phương, Bộ Công Thương, nên cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thận trọng trong việc thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ để chứng minh tội phạm. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ phân biệt hành vi làm cơ sở xác định chính xác tội danh mà các bị cáo có thể bị áp dụng. Với tội đưa hối lộ và nhận hối lộ, cần phải chứng minh có sự thoả thuận giữa người đưa và người nhận về tài sản chuyển giao và công việc phải làm. Với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi, phải làm rõ mối quan hệ 3 bên, có sự thỏa thuận, người phạm tội sử dụng quyền lực, mối quan hệ như công cụ để thực hiện hành vi phạm tội. HẢI NINH PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng (thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, cần phải có quyết tâm lớn để triển khai vấn đề này. Theo bà An, những năm qua, Hà Nội tăng cường thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trong đó đặc biệt là phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Dù gặp nhiều thách thức, khó khăn, nhưng đến nay, thành phố đã đạt được một số kết quả. Điều Hà Nội cần lúc này là quyết tâm vượt khó khăn để cán đích. Tại những đô thị lớn, nhất là với Hà Nội, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng. Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được xem là trục “xương sống” của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Vậy nên, yêu cầu đặt ra khi triển khai vấn đề này là cần có cơ chế, chính sách đột phá; có tư duy mới, khung pháp lý mới “may đo” riêng, vượt trội để giải quyết vấn đề quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, cũng như huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ; mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực… THIÊN TUẤN Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Quân đội phải được quan tâm xây dựng vững mạnh về mọi mặt TIỂU PHƯƠNG Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, Đảng bộ Quân đội thật sự trong sạch, vững mạnh, gương mẫu, tiêu biểu cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, đường sắt đô thị được kỳ vọng là “xương sống” của mạng lưới giao thông vận tải thành phố. Thực tế cho thấy, khi được vận hành, hệ thống đường sắt đô thị không chỉ giúp việc đi lại của người dân dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng. Giao thông công cộng góp phần bảo vệ môi trường Ngày 28/8, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, quân đội có vai trò quan trọng trong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu của quân đội. Quân đội phải được quan tâm xây dựng vững mạnh về mọi mặt. Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng; chủ động nhạy bén nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, có đối sách xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống, không để bị động bất ngờ. Phối hợp triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; các chiến lược, đề án, dự án, hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng… Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, cần nhận thức và quán triệt sâu sắc hơn nữa việc thực hiện đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, với quan điểm dựa vào dân, “dân là gốc”, là trung tâm, chủ thể; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về quốc phòng ở các cấp; phối hợp triển khai cụ thể giải pháp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ các cấp vững chắc; thực hiện tốt chủ trương kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng nhấn mạnh, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội; duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, không gian mạng; phối hợp các lực lượng giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn cả nước; thực hiện tốt nhiệm vụ phòng thủ dân sự, chủ động ứng phó thách thức an ninh phi truyền thống. Đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, diễn tập, đáp ứng điều kiện tác chiến mới; triển khai điều chỉnh tổ chức lực lượng chặt chẽ, bài bản, đúng kế hoạch, lộ trình; cơ bản hoàn thành điều chỉnh tổ chức lực lượng để đến năm 2025 hoàn thành mục tiêu xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, Đảng bộ Quân đội thật sự trong sạch, vững mạnh, gương mẫu, tiêu biểu cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Đảng bộ Quân đội phải làm gương, làm mẫu về mọi mặt trong toàn Đảng; phối hợp rà soát, cụ thể hóa chủ trương của Trung ương về cán bộ và công tác cán bộ phù hợp đặc thù quân đội; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần “7 dám”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ... Công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng chủ động, tích cực, triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc theo phương châm “Thêm bạn, bớt thù,” “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”; kịp thời nhận diện, xử lý đúng đắn, hài hòa, linh hoạt đối tác, đối tượng, không để bị động, bất ngờ; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, đối đầu, tránh bị cô lập, lệ thuộc.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==