Khoa học và Đời sống số 34-2024

Số 34 (4348) Thứ Năm (22/8/2024) 7 SỨC KHỎE MỚI hoặc tưa miệng, vết thương lâu lành và mờ mắt. TS Sandhu khuyên người mắc tiểu đường loại 2 nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn, duy trì tập thể dục và bỏ thuốc lá để đảm bảo sức khỏe. . AN AN (THEO EXPRESS.CO.UK) Bệnh nhân mắc tiểu đường ngày càng trẻ hóa. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, do vậy, phát hiện sớm rất cần thiết. Theo TS George Sandhu, mặc dù nhiều người vẫn có thể "chung sống" bình thường với bệnh tiểu đường tuýp 2, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. "Lượng đường cao trong máu thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng mạch máu. Nếu các mạch máu không hoạt động bình thường, máu sẽ không thể đến các bộ phận trong cơ thể. Điều này khiến dây thần kinh cũng sẽ không hoạt động bình thường, làm mất cảm giác ở nhiều bộ phận, chẳng hạn bàn chân. Một số người có thể bị ảnh hưởng thị lực", TS Sandhu cho biết. Theo Tiến sĩ Sandhu, 4 triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường loại 2 không nên bỏ qua, gồm: Đi tiểu nhiều, đặc biệt là ban đêm; rất khát nước; mệt mỏi hơn bình thường; giảm cân không rõ nguyên nhân. Một số triệu chứng khác cảnh báo lượng đường trong máu cao như ngứa Tại Tọa đàm “Đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng” do Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam phối hợp Cục An toàn Thực phẩm tổ chức cuối tháng 5/2024 tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam - thông tin, quảng cáo sai trong lĩnh vực thực phẩm chức năng gây ra những tác hại rất nguy hiểm cho xã hội. Thống kê của Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam cho thấy, 80% quảng cáo trong lĩnh vực phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gây bức xúc hiện nay trên môi trường Internet, mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử… là “trá hình” TPCN. PGS.TS Trần Đáng cho rằng, hiện tượng sai phạm trong quảng cáo TPCN không chỉ gây “tiền mất, tật mang” cho người tiêu dùng, mà còn làm giảm uy tín của ngành TPCN, lẫn lộn giữa doanh nghiệp làm ăn chân chính với doanh nghiệp làm ăn gian dối, đánh đồng sản phẩm thật và sản phẩm giả. Thông điệp mà những lời quảng cáo đưa ra như những quả bom dội vào nhận thức công chúng như: Cam kết điều trị dứt điểm không hết không lấy tiền; đánh bay tiểu đường type 1, type 2, dứt điểm hoàn toàn huyết áp cao… Không sản phẩm khoa học nào có tác dụng như thế. Bốn triệu chứng báo hiệu tiểu đường tuýp 2 10 thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường Cách tốt nhất để bệnh nhân tiểu đường có thể tự chăm sóc bản thân và kiểm soát lượng đường trong máu là bổ sung thực phẩm lành mạnh. Hạt diêm mạch (quinoa): Hạt ngũ cốc này là nguồn cung cấp chất xơ và protein, rất tốt cho người bị tiểu đường. Sự kết hợp chất xơ và protein sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Bánh mì nguyên chất 100%: Bánh mì nguyên chất giàu vitamin, khoáng chất và chất kiểm soát lượng đường trong máu được xem là tốt nhất cho người bị tiểu đường. Đỗ cô ve: Đỗ cô ve là sự kết hợp giữa protein thực vật và chất xơ hòa tan giúp tăng cảm giác no bụng và quản lý lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường. Đây là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường. cao về sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe để quảng cáo. Tuy nhiên, việc không xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe đối với người sử dụng. Ngoài ra, việc ngộ nhận TPCN là thuốc cũng chưa có sự thay đổi trong nhận thức của người dân, thực chất TPCN không thể thay thế thuốc chữa bệnh. “Người dân nói chung và người bệnh nói riêng thích dùng sản phẩm ít độc hại đối với sức khỏe. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc điều trị và thấy có tác dụng phụ không mong muốn, họ sẽ nghĩ rằng thuốc chữa bệnh mang độc tính cao, nên sợ thuốc chữa bệnh, có xu hướng dùng TPCN”, BS Thành nhấn mạnh. Trên thực tế, nếu dùng liều đúng như khuyến cáo hoặc dùng sản phẩm chất lượng, TPCN cũng an toàn nhưng không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có tính chất bổ trợ cho quá trình điều trị. “Nếu bệnh nhân coi TPCN là thuốc chữa bệnh là sai lầm và nếu sử dụng TPCN mà không dùng thuốc chữa bệnh thì những bệnh lý mạn tính đáng nhẽ phải điều trị sẽ có nguy cơ tăng nặng, gây tổn hại đối với cơ thể”, bác sĩ Thành cảnh báo. Để đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe, thậm chí nâng cao sức khỏe khi sử dụng TPCN, người dân nên mua ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, TPCN được các công ty dược phẩm, công ty nhập khẩu phân phối trực tiếp ở Việt Nam. Họ có trách nhiệm đảm bảo về mặt chất lượng, cũng như sản phẩm này đã qua quá trình kiểm duyệt của Bộ Y tế. Điều quan trọng khi dùng TPCN phải được các chuyên gia y tế tư vấn về liều, thời gian sử dụng phù hợp tình trạng bệnh tật. Những người bệnh phải đảm bảo duy trì thuốc điều trị bệnh lý mạn tính của mình. Đậu lăng: Đậu lăng có nhiều tinh bột kháng bệnh, một loại carb có ảnh hưởng tối thiểu đến lượng đường trong máu. Nó cũng cải thiện sức khoẻ ruột của người bị tiểu đường. Cá hồi hoang dã: Cá hồi là nguồn protein lành mạnh sẽ không làm tăng lượng đường trong máu và nó cũng làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường. Sữa chua Hy Lạp: Đây là thực phẩm giàu protein cung cấp nhiên liệu cho buổi sáng. Sữa chua Hy Lạp chứa nhiều protein và ít carbohydrate giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường. Cải bó xôi: Rau xanh này có chứa lutein là chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khoẻ mắt. Điều này là cần thiết cho người bị tiểu đường vì họ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi bệnh mắt hơn những người không bị tiểu đường. Đây là một trong những thức ăn tốt nhất cho bệnh tiểu đường. Dâu tây: Quả này có chỉ số glycemic thấp và được coi là thức ăn tốt để kiểm soát bệnh tiểu đường. Dâu tây cũng ít đường và giàu chất xơ. Bông cải xanh: Đây là loại rau có chứa sulforaphane làm giảm stress oxy hóa và biến chứng mạch máu liên quan đến bệnh tiểu đường. Hạt lanh: Cho thêm một thìa hạt lanh vào món salad, súp hoặc mì được xem là tốt cho người tiểu đường. Hạt lanh chứa lignans và chất xơ giúp duy trì mức đường trong máu. Đây là một trong những thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường. THẢO NGUYÊN (THEO BOLDSKY)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==