Khoa học và Đời sống số 34-2024

Số 34 (4348) Thứ Năm (22/8/2024) 3 CHUYỂN ĐỘNG 247 Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Thể hiện chính sách đối ngoại nhất quán, tôn trọng bạn bè truyền thống HẢI NINH Theo Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sau khi được bầu giữ cương vị Tổng Bí thư mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân. Ảnh: TTXVN. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân, từ ngày 18 đến 20/8. Trao đổi với PV Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống, Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) - cho biết, đây là chuyến thăm mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. “Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lần này thành công tốt đẹp, thể hiện truyền thống, chính sách đối ngoại của ta là nhất quán, tôn trọng bạn bè truyền thống và láng giềng gần gũi. Đây cũng là hoạt động quan trọng triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam, trong đó có chính sách coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc”, ông Nguyễn Thanh Sơn nói. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, chuyến thăm thành công tốt đẹp trên mọi phương diện, góp phần thúc đẩy quan trọng đối với việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới. Những kết quả đạt được của chuyến thăm tiếp tục góp phần củng cố cục diện đối ngoại thuận lợi, tạo môi trường hòa bình, ổn định, mang lại nhiều điều kiện thuận lợi hơn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Trước đó, trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc ngày 18 - 20/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước có 18 hoạt động quan trọng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hội đàm cấp cao, chứng kiến lễ ký kết những văn kiện hợp tác, dự tiệc trà và chiêu đãi cấp Nhà nước do Đồng chí Tập Cận Bình chủ trì; hội kiến với 3 đồng chí lãnh đạo chủ chốt, gồm Ủy viên trưởng Nhân đại Triệu Lạc Tế, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Chủ tịch Chính hiệp Vương Hộ Ninh; gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ các cơ quan đại diện Việt Nam tại Bắc Kinh và cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đến thăm tỉnh Quảng Đông, thăm Di tích Trụ sở Việt Nam Cách mạng Thanh niên, viếng mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái, dự Gặp gỡ nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc, hội kiến với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hoàng Khôn Minh. Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước đều khẳng định sự coi trọng quan hệ lẫn nhau. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam là coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các lãnh đạo chủ chốt Trung Quốc khẳng định, Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Hai bên coi đây là lựa chọn chiến lược. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước dành nhiều quan tâm và thời lượng để trao đổi về định hướng hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó nhất trí tăng cường hợp tác ở lĩnh vực chiến lược như ngoại giao, quốc phòng, công an; mở rộng hợp tác kết nối giữa sáng kiến "Vành đai và Con đường" với khuôn khổ "Hai hành lang, Một vành đai"; nhất trí đẩy nhanh xây dựng "kết nối cứng" về hạ tầng cơ sở, cửa khẩu, đường sắt qua biên giới giữa hai nước; tăng cường "kết nối mềm" về hải quan thông minh… Ngoài Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc, hai bên đã ký kết 16 văn kiện triển khai hợp tác thiết thực trong nhiều lĩnh vực, phản ánh sinh động quyết tâm thúc đẩy "hợp tác thực chất sâu sắc hơn". Làm gì để chuẩn hóa sĩ số học sinh? Mới đây, Bộ GD&ĐT có Công văn số 3898/ BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025, trong đó yêu cầu cơ sở giáo dục đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định Điều lệ trường tiểu học 35 em/lớp. TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) - cho biết, quy định mỗi lớp không quá 35 học sinh đã được đưa vào Thông tư ban hành Điều lệ Trường tiểu học. Điều này bắt buộc các cơ sở giáo dục phải thực hiện nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, quy định này dường như đang bị “bỏ quên” vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Sĩ số không quá 35 học sinh giúp đảm bảo hiệu quả trong việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Chuẩn hóa sĩ số sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Bố trí học sinh học lệch ca, đi học thứ Bảy... chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tham gia giải quyết vấn đề đảm bảo đủ trường, lớp cho học sinh. “Hàng năm, những trường học ở địa phương nào còn để tình trạng quá tải học sinh thì phải thông báo tên, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng”, TS Nguyễn Tùng Lâm đề xuất. Về lâu dài, các địa phương phải ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường công lập để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, nhất là ở những địa bàn đông dân cư, tốc độ đô thị hóa nhanh. Bên cạnh đó, cần tiếp tục có chính sách mạnh mẽ để phối hợp giữa công - tư trong vấn đề phát triển giáo dục, đảm bảo quyền lợi được học tập của học sinh. THIÊN TUẤN Công bố quyết định phân công Trưởng ban Kinh tế Trung ương và Trưởng ban Dân vận Trung ương TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam quy định. Trước đó, ngày 31/7, UBND tỉnh Thái Bình quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Nguyễn Viết Hiển để phục vụ thanh tra về việc nói trên. Liên quan vụ việc, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức họp báo về kết quả thanh tra. Theo đó, 2.997 bài thi bị lệch phách, làm sai điểm của 2.750 bài thi; 49 bài thi sai sót trong quá trình ghi điểm và nhập điểm, trong đó 19 bài thi bị sai điểm so với bảng điểm đã công bố. Tổng số bài thi tự luận bị sai điểm là 2.769 bài; trong đó 1.368 bài thi có điểm cao hơn và 1.401 bài thi có điểm thấp hơn điểm đã công bố. Điều này kéo theo 252 thí sinh từ trượt thành đỗ, trong đó 15 thí sinh đỗ trường chuyên. Ngược lại, 243 thí sinh tại các hội đồng thi trường THPT đại trà từ đỗ thành trượt và 15 thí sinh hội đồng thi chuyên sẽ ra khỏi danh sách trúng tuyển vào trường chuyên. TIỂU PHƯƠNG Đình chỉ công tác Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình thêm 15 ngày Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình, tiếp tục bị đình chỉ công tác thêm 15 ngày để phục vụ công tác thanh tra việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025. UBND tỉnh Thái Bình vừa ban hành Quyết định số 1356/QĐUBND ngày 20/8 về việc gia hạn thời gian tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ. Quyết định nêu rõ, gia hạn thời gian tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Viết Hiển, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT, để phục vụ công tác thanh tra việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025. Ông Nguyễn Viết Hiển có trách nhiệm chấp hành nghiêm quyết định gia hạn tạm đình chỉ công tác; cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và chấp hành yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra và cấp có thẩm quyền trong thời gian thanh tra theo Chiều 21/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, trao Quyết định của Bộ Chính trị phân công, bổ nhiệm các đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Tại Quyết định số 1488-QĐNS/TW ngày 16/8/2024, Bộ Chính trị quyết định, ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, thôi giữ chức Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Tại Quyết định số 1489-QĐNS/TW ngày 16/8/2024, Bộ Chính trị quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm ông Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương giữ chức Trưởng ban Dân vận Trung ương. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước chúc mừng hai cán bộ vừa được Bộ Chính trị tín nhiệm phân công, giao nhiệm vụ mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế Trung ương và Ban Dân vận Trung ương là những cơ quan tham mưu, giúp việc quan trọng của Đảng ở Trung ương. Việc kịp thời kiện toàn nhân sự Trưởng ban là cần thiết để bảo đảm sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với những lĩnh vực công tác quan trọng này. BẢO CHÂU Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định, tặng hoa hai đồng chí Trần Lưu Quang và Mai Văn Chính. Ảnh: Đăng Khoa/Báo Nhân Dân.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==