Khoa học và Đời sống số 34-2024

Số 34 (4348) Thứ Năm (22/8/2024) 15 TRI THỨC NHÂN LOẠI QUIZZ TEST SỐ 34 Đâu là khu vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam? A: Cúc Phương B: Bạch Mã C: Nam Cát Tiên Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Phong Nha Kẻ Bàng Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất Việt Nam với 123.326 ha, bao gồm 03 phân khu như sau: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha), phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha), phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha). Kế đến là rừng quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn của hai tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk với tổng diện tích 115.545ha. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây; cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ đường biên giới của vườn quốc gia này. Vườn quốc gia này không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên mà còn là một di sản thế giới, được UNESCO công nhận vào năm 2003 và 2015. 3 bảo tàng trăm tuổi có kiến trúc nổi bật của Việt Nam QUỐC LÊ Không chỉ là nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật lịch sử đặc sắc, 3 bảo tàng này còn có lịch sử lâu đời, là những công trình kiến trúc cổ có giá trị nổi bật của Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam Tọa lạc tại số 1 Tràng Tiền, Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam tiền thân là Bảo tàng Louis Finot của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp. Tòa nhà bảo tàng được xây từ năm 1926 - 1932, là công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam thời thuộc địa. Kiến trúc Đông Dương là phong cách kiến trúc kết hợp độc đáo giữa phương Đông và phương Tây do các kiến trúc sư người Pháp và sau đó là người Việt định hình từ thập niên 1920. Tại tòa nhà Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, dấu ấn của kiến trúc phương Tây dễ nhận ra qua những khối nhà lớn có hai tầng, kết nối với nhau thành một chỉnh thể bề thế. Trong khi đó, dấu ấn phương Đông được thể hiện qua từng chi tiết kiến trúc nhỏ như các họa tiết trang trí mái, cửa sổ, ban công… Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, kiến trúc của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, cạnh góc Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chính là điện Long An, công trình được xem là cung điện có kiến trúc hoa mỹ bậc nhất của nhà Nguyễn còn tồn tại đến nay. Tòa điện này được xây năm 1845 theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” như nhiều cung điện khác ở Huế, gồm hai tòa nhà song song. Nhà trước 7 gian với 8 bộ “vì kèo chồng rường giả thủ”, nhà sau 5 gian với 6 bộ “vì kèo cánh ác”. Công trình đặt trên nền cao 1,1 m, vỉa ốp đá thanh. Ðiểm nổi bật nhất ở nghệ thuật kiến trúc điện Long An là sự kết hợp hài hòa giữa kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật. Khác với đa số cung điện của nhà Nguyễn ở Huế, chi tiết gỗ của điện Long An không sơn son thếp vàng, chỉ để mộc trơn và được tô điểm bằng kỹ thuật chạm trổ tinh xảo. Phần trang trí nội thất chính của ngôi điện là các liên ba, đồ bản chạm khắc theo lối nhất thi nhất họa và nhất tự nhất họa phổ biến trong các cung điện Huế. Những tác phẩm này là hiện vật lịch sử vô giá, góp phần làm phong phú thêm hệ thống trưng bày đặc sắc của bảo tàng. Bảo tàng Lịch sử TP HCM Bảo tàng Lịch sử TP HCM có tiền thân là Bảo tàng Blanchard de la Brosse, khánh thành năm 1929. Đây là một trong những công trình kiến trúc có quy mô bề thế thời xưa. Công trình do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, được hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon xây dựng theo lối kiến trúc Đông Dương cách tân (Styleindochinois), mang nhiều đặc điểm gần gũi kiến trúc của Bảo tàng Louis Finot/Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Điểm nhấn trong kiến trúc của bảo tàng là phần trung tâm có khối bát giác, gợi nhớ quan niệm về bát quái của Kinh Dịch phương Đông. Trên khối bát giác là hai tầng mái lợp ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Năm 1970, bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cảnh quan lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng. Công trình mới này có cảnh quan hài hòa với kiến trúc tòa nhà bảo tàng cũ. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam PHONG THUỶ VÀ KHOA HỌC VẬT PHẨM PHONG THỦY MANG ĐẾN MAY MẮN, PHÚC LỘC Một số vật phẩm phong thủy như đồng xu, tỳ hưu... không chỉ có tác dụng trang trí mà còn được cho là giúp gia chủ gặp may mắn, phát tài phát lộc, thăng quan tiến chức, phòng tránh thị phi. Tỳ hưu Theo quan niệm phong thủy, tỳ hưu có ý nghĩa chiêu tài, đắc lộc. Vật phẩm phong thủy này thường được thiết kế dưới dạng bức tượng lớn. Đôi khi, tỳ hưu được thiết kế với kích thước nhỏ để đính trên vòng tay hoặc nhẫn. Việc bày trí, sử dụng tỳ hưu trong cuộc sống hàng ngày được cho là sẽ giúp hút tài lộc bốn phương về gia chủ. Liên quan tỳ hưu, dân gian lưu truyền truyền thuyết việc ngay từ lúc sinh ra, sinh vật đã không có hậu môn. Do bị dị tật như vậy và không có phương tiện cứu chữa hiện đại nên sau vài ngày chào đời, tỳ hưu thăng thiên. Khi đó, Ngọc Hoàng Thượng đế xót thương cho số phận của tỳ hưu và cho rằng đó là lỗi của mình gây ra. Ngọc Hoàng đã cho tỳ hưu trở lại nhân gian, hiển linh thành thần. Từ đó, nhiều gia đình bày trí tượng tỳ hưu trong nhà để thu hút tiền tài, bởi nó chỉ ăn mà không thải. Thiềm Thừ Thiềm Thừ hay còn gọi cóc vàng 3 chân. Mặc dù có hình dáng giống cóc, nó có một số điểm đặc biệt. Đó là chân giẫm lên nhiều đồng tiền, đầu đội lưỡng nghi. Lưng của nó có hai xâu tiền chứa rất nhiều đồng tiền và nhiều nốt sần sùi giống các vì sao. Nhiều gia đình bày trí tượng Thiềm Thừ trong nhà để cầu may mắn, chiêu tài hút lộc. Chuyên gia phong thủy khuyên mọi người nên đặt Thiềm Thừ quay mặt vào trong nhà nhằm tượng trưng cho hút tiền vào nhà. Tuyệt đối không nên xoay mặt thiềm thừ ra ngoài hoặc hướng mặt vào cửa sổ, bởi quan niệm khiến tiền tài chảy ra ngoài. Đồng xu Một vật phẩm phong thủy được nhiều gia đình bày trí trong nhà hoặc nơi làm việc để mang đến may mắn, sự thịnh vượng về tài lộc và trấn yểm hung khí là đồng xu. Những đồng xu phong thủy có hình tròn, bên trong là lỗ vuông. Trong đó, hình tròn tượng trưng cho sự vẹn toàn và hình vuông đại diện sự nghiêm túc, thái độ kiên quyết đối với mục tiêu, lý tưởng, niềm tin của chủ nhân. Người ta thường dùng sợi dây màu đỏ để xâu ba đồng tiền xu rồi treo trên cửa chính để kích hoạt nguồn tài lộc. Âm thanh từ những đồng tiền xu phát ra được cho là để chiêu tài và những đồng tiền xu tượng trưng cho của cải vào nhà. Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm. TÂM ANH (T/H)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==