Khoa học và Đời sống số 30-2024

Số 30 (4344) Thứ Năm (25/7/2024) 5 SỨC KHỎE MỚI QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Bệnh lý tưởng nhẹ mà nặng ở người cao tuổi THUÝ NGA Sa sút trí tuệ (SSTT) là một trong những bệnh điển hình mà người cao tuổi ở Việt Nam thường mắc phải. Đây là hội chứng suy giảm nhiều lĩnh vực của nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động chức năng và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. GS.TS Cao Đức Tiến, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tâm thần - Bệnh viện Quân Y 103 cảnh báo: “Tại Việt Nam, khoảng 5% người từ 60 tuổi trở lên dự báo mắc SSTT nhưng chỉ có 1% trong số họ được chẩn đoán và điều trị. SSTT đôi khi do tuổi cao, nhưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như chấn thương, nhiễm trùng, khối u...” Dấu hiệu sa sút trí tuệ Gần 20 năm nay bà N.T.T (65 tuổi, Hà Nội) chăm mẹ già gần 90 tuổi nhưng luôn được mẹ gọi là “u” mỗi khi gọi hỏi, cho ăn,... Nguyên nhân là do mẹ bà bị bệnh SSTT quên hết mọi thứ, không có khả năng nhận thức hay chăm sóc được bản thân... PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương chia sẻ: Số lượng người cao tuổi gặp các vấn đề về SSTT đang có chiều hướng gia tăng nhưng nhận thức của cộng đồng về bệnh lý này còn nhiều hạn chế. SSTT gặp 5-8% ở những người trên 65 tuổi, 15-20% ở những người trên 75 tuổi, 25-50% ở những người trên 85 tuổi. Bao cao cua Tô chưc Y tê thê giơi cho thây, co đên 10% nhưng ngươi trên 65 tuôi co biêu hiên rôi loan tri lưc ơ cac mưc đô khac nhau, trong đo môt nưa lâm vao tinh trang SSTT va cho răng vân đê nay sẽ trơ thanh tai hoa cho loai ngươi trong thê ky thư 21.Tại Việt Nam, khoảng 5% người từ 60 tuổi trở lên dự báo mắc SSTT nhưng chỉ có 1% trong số họ được chẩn đoán và điều trị. Theo GS.TS Cao Đức Tiến, SSTT có thể gặp ở lứa tuổi trung niên hoặc sớm hơn do hậu quả của thiếu ôxy, chấn thương, nhiễm trùng, khối u và các bệnh thần kinh như parkinson. Biểu hiện của bệnh bao gồm các thay đổi về trí nhớ, trí tuệ, hành vi và nhân cách. Một số người già than phiền về chứng hay quên, suy nghĩ không rành mạch, rõ ràng. SSTT thường dẫn đến vệ sinh kém, sử dụng các trang thiết bị thiếu an toàn, nhầm lẫn trong chi tiêu và đi lang thang, hay lặp lại các câu hỏi. Rối loạn giấc ngủ ban đêm và các rối loạn hành vi gây khó khăn cho việc điều trị và chăm sóc: kích động, kêu la âm ĩ, chống đối khi tắm giặt và thay quần áo... 5% số người bệnh SSTT có trầm cảm điển hình kèm theo, nhiều người trầm cảm: thu rút khỏi các hoạt động xã hội, kích động khóc lóc, mất ngủ, ăn không ngon miệng, khó khăn trong ngôn ngữ, tư duy sai lệch, ảo giác và hoang tưởng... Biến đổi hệ thần kinh do lão hóa: Cần nhận biết sớm để điều trị Theo GS.TS. Lê Đức Hinh, Hội Thần kinh học Việt Nam, SSTT là một hội chứng có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra và có thể hồi phục hoặc không hồi phục được. Ngoài các bệnh nhân SSTT do chấn thương sọ não, sau nhiễm khuẩn hoặc một số hội chứng đột quỵ não... thì phần lớn là do lão hóa tuổi già. Từ 20 đến 30 tuổi, trọng lượng não giảm 10-20%. Tế bào thần kinh teo, số lượng tế bào thần kinh giảm; có thể tới 50% ở vỏ não. Tuổi tăng cao làm cho não teo dần rõ rệt nhất tại trán, đỉnh, thái dương; còn các vùng phía sau teo nhẹ hơn. Thân não và tiểu não teo mức độ vừa; thể chai có thể mỏng đi 1/3 độ dầy; các hạch đáy não cũng teo. Khối lượng não bị giảm, tế bào thần kinh ngày càng ít đi cũng như mọi tế bào thần kinh cũng có thể bị teo đi. Giảm số lượng tế bào thần kinh và biến đổi cấu trúc ở não cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa năng lượng. Cùng với giảm số lượng tế bào thần kinh là hiện tượng thoái biến các khớp thần kinh, gây ảnh hưởng quan trọng tới các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là hệ dopamin. Có ba đường dẫn truyền dopamin tác động chủ yếu tới hoạt động trí tuệ: – Đường liềm đen – thể vân điều hòa các hoạt động vận động; – Đường não giữa – thể vân có vai trò trong quá trình cơ bản của hành vi liên quan đến cảm xúc, khí sắc và động cơ; – Đường não giữa – vỏ não chi phối chú ý, cảnh giới, trí nhớ, độ tập trung. Ở người cao tuổi có thể có sự suy giảm các chất dẫn truyền thần kinh trên ba đường nói trên và như vậy s ảnh hưởng tới chức năng thần kinh nói chung, chức năng nhận thức nói riêng. Chức năng nhận thức là các khả năng của tâm trí con người bao gồm: tri giác, nhận biết, tư duy, trí nhớ, phán đoán, đánh giá, tưởng tượng, lập kế hoạch… Suy giảm trí nhớ có xu hướng tăng theo tuổi: ví dụ ở tuổi 50-59, tỷ lệ khoảng 39%, ở tuổi 60-69 là 50%, ở tuổi 70-79 là 63% và ở tuổi trên 80 là 82%. Một điều đáng chú ý là 5% người cao tuổi có trí nhớ đặc biệt. Các nghiên cứu về bệnh lý sinh học và thần kinh – tâm lý cho biết sự chuyển biến từ hoạt động nhận thức bình thường sang rối loạn nhận thức thường diễn ra với tính chất nối tiếp. Mặt khác quá trình chuyển biến từ chức năng nhận thức bình thường sang hoạt động nhận thức bệnh lý (SSTT, bệnh cảnh Alzheimer) bao giờ cũng qua một giai đoạn trung gian với đặc điểm là “suy giảm nhận thức nhẹ”. Vì vậy, cần phát hiện và điều trị sớm bệnh. Theo GS.TS Cao Đức Tiến, điều trị SSTT cần có một chẩn đoán chính xác, loại ra các nguyên nhân có thể điều trị được. SSTT ít khi có thể hồi phục hoàn toàn ở người rất già nhưng nếu do máu tụ dưới màng cứng, u não, não úng thủy thì nhất thiết phải được loại bỏ nguyên nhân. Các nguyên nhân thiếu máu, đái đường, thiểu năng giáp trạng và nhiễm độc ma túy cũng cần được loại bỏ. Theo GS.TS Hinh, một số trường hợp SSTT có thể điều trị được như: thiếu hụt vitamin B12, acid folic; cường giáp, suy giáp, cường cận giáp, suy cận giáp, hội chứng Cushing, bệnh Addison; phức hợp SSTT-AIDS, giang mai; do thuốc hoặc kim loại nặng; máu tụ dưới màng cứng, tràn dịch não áp lực bình thường; trầm cảm (sa sút giả dạng)... Việc điều trị cần kết hợp dùng thuốc và biện pháp không dùng thuốc. Khi bệnh nhân đã ở giai đoạn muộn, thuốc hỗ trợ điều trị gần như không còn tác dụng. Với biện pháp không dùng thuốc cần được áp dụng xuyên suốt từ khi bệnh nhân được chẩn đoán cho đến hết cuộc đời người bệnh. Biện pháp không dùng thuốc là dùng tất cả các biện pháp điều trị giúp người bệnh cải thiện được trí nhớ như tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, đánh cờ, đọc sách, xem tivi… Những hoạt động này giúp người bệnh được rèn luyện trí nhớ, cải thiện tình trạng hay quên. Nên duy trì đi bộ (nhanh) 30-45 phút ít nhất ba lần mỗi tuần. Mỗi đêm ngủ đều đặn khoảng 8 giờ. Có những người bệnh quên cả mình là ai, mình đã ăn chưa, đã tắm chưa…, nên việc chăm sóc về dinh dưỡng, sinh hoạt hằng ngày cho người bệnh là vô cùng cần thiết. Bệnh nhân SSTT nên sử dụng loại cá béo (có nhiều DHA) hoặc các acid béo đa phần không bão hòa omega-3 và vitamin E... DẤU HIỆU CẢNH BÁO SSTT, BỆNH ALZHEIMER Mất trí nhớ ảnh hưởng tới kỹ năng nghiệp vụ; Khó thực hiện công việc trong gia đình; Khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ; Sai lạc định hướng thời gian và vị trí. Suy giảm phán đoán; Khó khăn trong suy nghĩ trừu tượng; Để đồ vật không đúng chỗ; Có biến đổi khí sắc hoặc ứng xử; Nhân cách biến đổi; Mất năng lực chủ động. (Theo Hiệp hội bệnh Alzheimer Hoa Kỳ) Ở người già, SSTT do bệnh Aizheimer là phổ biến nhất chiếm khoảng 50% số trường hợp. Tiếp theo là SSTT do bệnh mạch máu 15%, hỗn hợp Aizheimer và mạch máu 20%. Sa sút thể Lewy 17%, các sa sút dưới vỏ 15%, nghiện rượu 6% và các nguyên nhân khác. Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương Địa chỉ vàng: Thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe trí não Mặc dù đến nay, y học vẫn chưa tìm ra liệu pháp nào giúp đảo ngược quá trình của bệnh sa sút trí tuệ nhưng việc dùng thuốc có thể làm chậm tiến triển bệnh. Người bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer được bác sĩ kê đơn với liều thấp và tăng liều từ từ đến khi đạt hiệu quả điều trị như mong muốn. Do đa phần các thuốc điều trị đều gây ra một số tác dụng không mong muốn như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn,…nên bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường. Trong quá trình điều trị, người bệnh không nên tự ý dùng thêm loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ kể cả vitamin và thực phẩm chức năng để tránh các tương tác thuốc có hại xảy ra. O Lohha Trí não do Công ty CP Đầu Tư & Sản Xuất Âu Cơ sản xuất. Giá 245.000 đồng/hộp O Otiv -Viên uống bổ não do Công ty CP Dược phẩm ECO sản xuất. Giá 330.000 đồng/hộp. O Kim Thần Khang do Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế (IMC) sản xuất. Giá 210.000 - 1.200.000 đồng/ hộp O Hoạt huyết thông mạch TW3 do Công ty Cô phân Dươc Phâm Trung Ương 3 sản xuất. Giá 105.000 đồng/hộp. NHẬT HÀ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==