Khoa học và Đời sống số 30-2024

Số 30 (4344) Thứ Năm (25/7/2024) 21 Như Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống phản ánh, dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê, nhà ở và chung cư cao tầng do Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế Việt Lào làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Nghệ An cấp hơn 4.000 m2 bên Đại lộ Lê Nin (phường Hưng Dũng, TP Vinh) năm 2009, nhưng đến nay, hơn một thập kỷ trôi qua vẫn “án binh, bất động”. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế Việt Lào và cho rằng, UBND tỉnh Nghệ An cần thu hồi “đất vàng” này để tránh lãng phí. Trao đổi với PV, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng, UBND tỉnh Nghệ An có thể xem xét thu hồi dự án đối với Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế Việt Lào khi doanh nghiệp này được giao đất để triển khai dự án, nhưng hơn 10 năm qua không triển khai. Theo quy định của Điểm i, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013; Khoản 2, Điều 48, Luật Đầu tư 2020…, dự án bất động sản phải triển khai trong thời hạn luật định. Nếu hết thời hạn, doanh nghiệp có thể xin gia hạn, tuy nhiên phải nộp tiền sử dụng đất. Nếu hết thời gian gia hạn vẫn không triển khai được, dự án có thể bị thu hồi. Luật Đất đai năm 2024 và Luật Kinh doanh Bất động sản cũng có quy định tương tự. Ngoài ra, các văn bản pháp luật hiện nay còn quy định cụ thể hơn về các trường hợp thu hồi đất do chậm triển khai dự án. Tuy nhiên, luật sư Cường cho rằng, đối với các trường hợp dự án bị chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan hoặc lỗi từ phía cơ quan chức năng, thì không phải là căn cứ để thu hồi dự án. Tỉnh Nghệ An xin ý kiến Trung ương Ngày 15/8/2023, Thanh tra tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 234/QĐ-TTr thanh tra việc chấp hành pháp luật tại dự án trên. Thời hạn thanh tra 45 ngày, kể từ khi công bố quyết định. Đoàn thanh tra đã phát hiện chủ đầu tư thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước nên kiến nghị Chánh Thanh tra tỉnh Nghệ An ban hành quyết định xử lý thu hồi số tiền sử dụng đất hơn 6 tỷ đồng. Trong quá trình xây dựng Dự thảo Báo cáo kết luận thanh tra, nhiều ý kiến khác nhau về việc áp dụng quy định pháp luật trong những lĩnh vực đất đai, thuế, đầu tư, xây dựng… Trước đó, năm 2022, trong quá trình kiểm tra dự này, Đoàn kiểm tra liên ngành UBND tỉnh Nghệ An tham mưu UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường xin ý kiến Bộ Tài Nguyên và Môi trường, nhưng đến nay chưa có phản hồi. “Bế tắc” trước tình huống này, ngày 24/1/2024, Thanh tra tỉnh Nghệ An có văn số 49/TTR-NV3 gửi UBND tỉnh Nghệ An xin ý kiến tạm dừng thanh tra dự án cho đến khi có văn bản trả lời chính thức từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Đến ngày 5/2/2024, UBND tỉnh Nghệ An có công văn số 955/UBND-TD chấp thuận cho Thanh tra tỉnh Nghệ An tạm dừng thanh tra theo Điều 70 Luật Thanh tra năm 2022. Trưởng Đoàn Thanh tra liên ngành nói gì? Trao đổi với PV, ông Lê Thế An - Trưởng phòng Nghiệp vụ 3 (Thanh tra tỉnh Nghệ An), Trưởng đoàn Thanh tra liên ngành - cho biết, tỉnh đã xin ý kiến Trung ương, nhưng đến nay chưa nhận được văn bản trả lời. Ngoài ra, nhận thấy chưa đảm bảo tính pháp lý vì sự việc diễn ra đã khá lâu, vướng các quy định pháp luật về đất đai, một số vấn đề nếu kết luận s không khả thi nên tỉnh tạm dừng thanh tra, chờ ý kiến chính thức từ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về dự án bị bỏ hoang gần 15 năm, ông Lê Thế An nói thêm: “Vấn đề chậm tiến độ đã có các đoàn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng thực hiện. Đoàn thanh tra liên ngành đi sâu vào những vấn đề đất đai, nghĩa vụ tài chính… của chủ đầu tư. Đây là câu chuyện xảy ra lâu rồi, cũng như một số dự án khác, sau khi xin chủ trương đầu tư, Công ty Việt Lào lại chuyển nhượng…”. Trong quá trình thanh tra, lãnh đạo Tổng Công ty Việt Lào không trực tiếp làm việc với Đoàn Thanh tra liên ngành tỉnh Nghệ An, mà có văn bản ủy quyền cho người khác. tỷ đồng), ACB (12,7 nghìn tỷ đồng), MBBank (8,9 nghìn tỷ đồng). Xếp sau là nhóm ngành bất động sản với tổng giá trị phát hành đạt 32,6 nghìn tỷ đồng (cùng kỳ năm 2023 giá trị phát hành là 47,5 nghìn tỷ đồng), tỷ trọng 22%. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu bất động sản ở mức 12%/năm, kỳ hạn bình quân 2,7 năm. Các doanh nghiệp phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: Công ty Cổ phần Vinhomes (12,5 nghìn tỷ đồng), Tập đoàn Vingroup (10 nghìn tỷ đồng) và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hải Đăng (2,5 nghìn tỷ đồng). Doanh nghiệp đối mặt gánh nặng đáo hạn Đến ngày 18/7, giá trị trái phiếu mua lại trước hạn ước tính 10,1 nghìn tỷ đồng, giảm 60% so với tháng trước. Lũy kế từ đầu năm đến nay, khoảng hơn 84,5 nghìn tỷ đồng TPDN đã được mua lại trước hạn, giảm 42% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong tháng 7, ghi nhận thêm 3 doanh nghiệp công bố chậm thanh toán gốc khiến cho tổng số chậm trả lên tới 116 doanh nghiệp. Hiện tại, tổng giá trị TPDN chậm các nghĩa vụ thanh toán ước khoảng 209,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% dư nợ TPDN của toàn thị trường. Trong đó, nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 68% giá trị chậm trả. MBS ước tính có hơn 95,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu s đáo hạn trong 6 tháng cuối năm, trong đó chủ yếu đến từ nhóm ngành bất động sản với giá trị trái phiếu đáo hạn lên đến hơn 61,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 65% tổng giá trị đáo hạn. Tiếp theo là ngành ngân hàng với tổng giá trị ước khoảng 14.280 tỷ đồng (chiếm 15% giá trị đáo hạn). DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP Hơn 95,3 nghìn tỷ trái phiếu đáo hạn 6 tháng cuối năm MINH AN Hơn 95,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong 6 tháng cuối năm, trong đó chủ yếu đến từ nhóm ngành bất động sản, chiếm 65% tổng giá trị đáo hạn. Trái phiếu doanh nghiệp nhóm ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất ổn định Theo thống kê của Chứng khoán MBS, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) duy trì xu hướng giảm từ đầu năm. Từ ngày 1 đến 18/7, tổng giá trị TPDN phát hành thành công ước đạt hơn 11,3 nghìn tỷ đồng, giảm 38% so cùng kỳ. Đa số đợt phát hành đều đến từ những ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), chiếm hơn 96%. Các đợt phát hành đáng chú ý bao gồm: Vietinbank (3 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 120 tháng, lãi suất 6,1%), SHB (2 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 6%) và HDBank (1 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 96 tháng, lãi suất 7,47%). Việc các NHTMCP đồng loạt đẩy mạnh phát hành trái phiếu được cho là nhằm củng cố nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt 6% trong 6 tháng đầu năm và dự báo tiếp tục tăng lên 14% những tháng cuối năm. Lũy kế từ đầu năm, tổng giá trị TPDN phát hành đạt hơn 148,7 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so cùng kỳ. Lãi suất TPDN bình quân gia quyền trong 7 tháng đầu năm ước khoảng 7,4%, thấp hơn so với mức trung bình 8,3% của 2023. Tính từ đầu năm, ngân hàng vẫn là nhóm ngành có giá trị phát hành cao nhất với khoảng 96,2 nghìn tỷ (tăng 140% so cùng kỳ năm ngoái), chiếm tỷ trọng 65%, lãi suất bình quân gia quyền 5,4%/năm, kỳ hạn bình quân 4 năm. Các doanh nghiệp phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: Techcombank (17 nghìn DỰ ÁN “ĐẤT VÀNG” CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT LÀO BỎ HOANG Ở TP VINH: Có thể thu hồi? TRẦN QUỐC - HẢI NINH Liên quan hơn 4.000 m2 “đất vàng” dự án Khu dịch vụ thương mại, nhà ở, chung cư cao tầng ở Nghệ An, do Tổng Công ty Việt Lào làm chủ đầu tư, bị bỏ hoang hơn thập kỷ qua, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, dựa trên quy định của pháp luật, cơ quan chức năng có thể xem xét thu hồi. Dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê, nhà ở biệt thự bị “bỏ hoang” hơn một thập kỷ. Ảnh: Trần Quốc.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==