Số 30 (4344) Thứ Năm (25/7/2024) 15 THÂM CUNG BÍ SỬ TRI THỨC NHÂN LOẠI QUIZZ TEST SỐ 30 Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị trên cao đầu tiên được đưa vào hoạt động ở Việt Nam, bắt đầu chở khách từ 6/11/2021. Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05km, hoàn toàn trên cao và có 12 nhà ga; trung bình hơn 1km có một nhà ga. Hai ga đầu tuyến là Cát Linh và Yên Nghĩa. Hiện hằng ngày các đoàn tàu chở khách từ 5h30 - 22h, với tuần suất 10 phút/chuyến tàu dừng đón, trả khách tại các ga. Hành khách đi tàu mua vé trực tiếp tại các nhà ga, với các loại vé tháng, vé ngày, vé lượt và vé miễn phí cho đối tượng ưu tiên theo quy định. Tuyến Quốc lộ nào dài nhất Việt Nam? A: Đường Hồ Chí Minh B: Quốc lộ 1A C: Quốc lộ 2 Bảo vật quý giá của nền văn hóa Đông Sơn QUỐC LÊ Cùng đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để ngắm nhìn những Bảo vật quốc gia hơn 2.000 năm, được xem là minh chứng cho sự phát triển đỉnh cao của nền văn hóa Đông Sơn. Mỹ thuật tạo hình đỉnh cao Được phát hiện vào khoảng năm 1893 - 1894 ở làng Ngọc Lũ, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Bảo vật quốc gia Trống đồng Ngọc Lũ I được xem là trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn từng được tìm thấy ở nước ta. Trống còn khá nguyên vẹn, có hình dáng cân đối, đường kính 79 cm, cao 63 cm. Nét đặc sắc nhất của trống đồng Ngọc Lũ I là hệ thống hoa văn rất phong phú, là chuẩn mực cho nền mỹ thuật của các cư dân văn hóa Đông Sơn. Trong số những trống đồng Đông Sơn đang được lưu giữ ở Việt Nam, Bảo vật quốc gia Trống đồng Hoàng Hạ được xem là chiếc trống “Á hậu” với vẻ đẹp chỉ đứng sau Trống đồng Ngọc Lũ. Hiện vật được phát hiện tại thôn Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (cũ) năm 1937. Trống có đường kính mặt 78,5 cm, đường kính chân 79,9 cm, cao 61,5 cm. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cùng Trống đồng Ngọc Lũ, Trống đồng Hoàng Hạ là biểu tượng cho đỉnh cao nhất trong mỹ thuật tạo hình của nghệ nhân Đông Sơn xưa. Một sản phẩm khác được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sưu tầm năm 2006 tại thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là Bảo vật quốc gia Trống đồng Sao Vàng. Đây được xác định là Trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay. Trống có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm, còn khá nguyên vẹn. Nhìn chung, hệ thống hoa văn trang trí trên Trống đồng Sao Vàng mang những nét tương đồng những trống đồng Đông Sơn cùng thời kỳ, phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của người Việt cổ. Tuyệt tác về nghệ thuật đúc đồng Bảo vật quốc gia Thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện ở bờ sông Hồng thuộc địa phận xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 1961. Hiện vật có chiều cao 98 cm, đường kính miệng 61 cm, đường kính đáy 60 cm. Nét đặc sắc nhất của chiếc thạp này là trên nắp có 4 cặp tượng trai gái, trong đó có hai cặp còn nguyên vẹn, được tạo hình rất sống động. Hình ảnh này tượng trưng cho khát vọng sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật trong nền nông nghiệp lúa nước của người Việt cổ. Bảo vật quốc gia Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy ở di chỉ Đông Sơn (Thanh Hóa) đầu thế kỷ 20. Hiện vật cao 8,5 cm, rộng 9,5 cm, thể hiện cảnh hai người cõng nhau, người ngồi trên lưng miệng ngậm khèn. Không chỉ là tuyệt tác về nghệ thuật đúc đồng, bức tượng còn phản ánh chân thực sinh hoạt âm nhạc của người Việt cổ. Nét văn hóa này khởi nguồn từ xa xưa, đến nay còn đọng lại trong nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Được phát hiện tại thôn Việt Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 1961, Bảo vật quốc gia Mộ thuyền Việt Khê được đánh giá là ngôi mộ cổ và đẹp nhất từng được biết đến của nền văn hóa Đông Sơn. Mộ làm bằng thân cây khoét rỗng, dài 476 cm, rộng 77 cm, dày 6 cm, sâu 39 cm, cao cả nắp 60 cm. Điều đặc biệt là bên trong mộ chứa 107 đồ tùy táng gồm chủ yếu là đồ đồng, một số là đồ gỗ và đồ da có sơn. Đây là kỷ lục về số lượng đồ tùy táng trong một ngôi mộ Đông Sơn. Bảo vật quốc gia Trống đồng Ngọc Lũ I được xem là trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn từng được tìm thấy ở nước ta. Vật phẩm phong thủy trấn trạch, hóa sát Kỳ lân Kỳ lân là sinh vật thần thoại được miêu tả có đầu rồng, thân ngựa và vảy cá chép. Người ta tin rằng, sự xuất hiện của linh thú này là điềm lành. Theo phong thủy, kỳ lân mang tới nguồn năng lượng mạnh m , giúp bảo vệ gia chủ và ngôi nhà khỏi những điều xui xẻo. Linh vật này mang đến sự giàu có, may mắn, sức khỏe... cho gia chủ. Theo đó, nhiều gia đình bày trí tượng linh vật trấn trạch kỳ lân trong nhà nhằm xua đuổi tà khí, thu hút phúc lành, giúp đường công danh, tài vận rộng mở. Gà trống Tượng gà trống là một trong những linh vật phong thủy trấn trạch được nhiều gia đình lựa chọn. Theo tín ngưỡng dân gian, gà trống s gáy khi Mặt trời mọc. Người xưa gọi gà là “dương tinh”, tức là tinh của Mặt trời. Ma quỷ đều sợ Mặt trời nên loài gà được xem có thể xua đuổi tà ma. Vì vậy, người xưa coi tượng gà trống là biểu tượng cho sự giải trừ các thế sát của ngôi nhà hoặc giải trừ đào hoa sát. Không những vậy, vật phẩm phong thủy này còn có thể giúp gia chủ tránh được phiền phức do kẻ tiểu nhân gây ra, mang đến sự may mắn, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Tượng gà trống thường được bài trí ở hướng Tây hoặc hướng Nam trong nhà để cầu may mắn, tài lộc cho gia chủ. Rùa Theo quan niệm phong thủy, rùa là loài vật linh thiêng, thường được các gia đình sử dụng trấn trạch. Loài vật này được xem là biểu tượng của sức chịu đựng, khả năng nhẫn nại, tuổi thọ và may mắn. Việc đặt linh vật rùa trong nhà được cho là giúp bảo vệ ngôi nhà một cách an toàn, cũng như thu hút may mắn, tài lộc, xua đuổi tà ma. Vị trí đặt tượng rùa trong nhà phụ thuộc chất liệu làm nên chúng. Theo các chuyên gia phong thủy, tượng rùa sứ và rùa gỗ nên đặt ở hướng Đông. Rùa đá và rùa gốm nên đặt ở hướng Tây Nam, Đông Bắc. Cóc vàng Cóc vàng từ lâu được xem là linh thú mang đến những điều tốt lành và được coi là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý, trường thọ. Được sử dụng rộng rãi làm vật phẩm phong thủy trấn trạch, bày trí vật phẩm phong thủy cóc vàng trong nhà vừa có thể bảo vệ sự an toàn cho gia đình vừa mang điềm lành, bình an, sức khỏe cho gia chủ và các thành viên. Linh vật cóc vàng có miệng ngậm đồng xu, thân hình mập mạp, phú quý tự tại thường được bày trí ở bàn thờ Thổ địa, trên quầy thu ngân, bàn làm việc… Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm. TÂM ANH (T/H) Theo phong thủy, trấn trạch là việc làm quan trọng giúp gia chủ xua đuổi tà khí, mang đến may mắn, tài lộc, sức khỏe, công danh... Những vật phẩm phong thủy dưới đây thường được sử dụng để trấn trạch, hóa sát. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cùng Trống đồng Ngọc Lũ, Trống đồng Hoàng Hạ là biểu tượng cho đỉnh cao nhất trong mỹ thuật tạo hình của nghệ nhân Đông Sơn xưa.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==