Khoa học và Đời sống số 23-2024

Số 23 (4337) Thứ Năm (6/6/2024) 15 Miền Bắc: Tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn Chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh) lưu giữ tác phẩm điêu khắc cổ được đánh giá tinh xảo bậc nhất Việt Nam. Đó là Bảo vật quốc gia Tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn. Tượng được làm từ năm 1656, bằng gỗ phủ sơn, cao là 3,7 m, tạo hình Quan Âm trong tư thế ngồi thiền định trên tòa sen với 42 cánh tay lớn, 952 cánh tay nhỏ. Trong số các tay lớn, hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi, các tay lớn còn lại có tư thế đa dạng với bàn tay trong tư thế ấn quyết. Ở phía sau, hàng trăm cánh tay nhỏ tạo thành nhiều lớp vòng hào quang tỏa ra xung quanh pho tượng. Trong mỗi lòng bàn tay, có một con mắt, tượng trưng cho sự giác ngộ. Theo đánh giá của các chuyên gia, bức tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp là tác phẩm điêu khắc xuất sắc hàng đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng, nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỷ 17, còn được lưu giữ đến nay. Miền Trung: Tượng nữ thần Tara Được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng, Bảo vật quốc gia Tượng nữ thần Tara là kiệt tác của nền nghệ thuật Champa cổ. Bức tượng được phát hiện năm 1978 tại di tích Phật viện Đồng Dương ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tượng được làm thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, được đúc bằng đồng, cao 129,3 cm, thể hiện hình ảnh người phụ nữ ngực trần, toát lên phong cách mỹ thuật rất phóng khoáng. Bầu ngực tượng nữ thần được thể hiện tròn, căng đầy sức sống phồn thực, ẩn chứa mong muốn về cuộc sống no đủ, bình yên, hạnh phúc. Hai cánh tay của bức tượng được tạo dáng đưa về phía trước như đang nâng đỡ hai đồ vật, có thể là vỏ ốc tù và ở bàn tay trái, đóa sen ở tay phải - những biểu tượng thiêng liêng trong văn hóa Chăm Pa. Theo các nhà nghiên cứu, nữ thần Tara phổ biến trong giáo phái Phật vùng Nam Hymalaya, nơi các bộ tộc nguyên thủy bản địa tôn sùng những lễ nghi phồn thực và đa phần sống theo chế độ mẫu hệ. Miền Nam: Tượng Phật Bình Hòa Bảo vật quốc gia Tượng Phật Bình Hòa được tìm thấy ở Bình Hòa, Long An, có niên đại từ thế kỷ 3 - 4. Đây là một trong những tượng Phật bằng gỗ cổ nhất được tìm thấy ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Về tổng thể, tượng được tạc từ khối gỗ bằng lăng, chiều cao 134 cm, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên đài sen, dáng thanh mảnh, mang những nét đặc trưng của tạo hình tượng Phật trong văn hóa Óc Eo. Tay trái của tượng nắm lấy vạt áo. Tay phải trong tư thế ban phúc. Khuôn mặt tượng mang đầy vẻ an nhiên tự tại, tóc dạng xoắn ốc, đỉnh đầu có unisa (nhục khấu). Trong các tượng Phật gỗ của văn hóa Óc Eo được công nhận là Bảo vật quốc gia, đây là tượng có khuôn mặt nguyên vẹn nhất. Các nhà nghiên cứu đánh giá, tượng Phật Bình Hòa là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng trong văn hóa Óc Eo thế kỷ 3 - 4, mang giá trị lịch sử nghệ thuật đặc biệt của khu vực Nam Bộ. THÂM CUNG BÍ SỬ TRI THỨC NHÂN LOẠI QUIZZ TEST SỐ 23 Cổng trời Ô Quý Hồ nằm ở đâu? A: Lào Cai B: Hà Giang C: Cao Bằng Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Thái Nguyên Đêm 30/8/1917, Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên với lực lượng chủ lực là quân lính người Việt trong quân đội Pháp và các tầng lớp nhân dân đã nổ ra. Ngày 31/8, quân khởi nghĩa làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên, tuyên bô thanh lâp Viêt Nam Quang Phuc hội, suy cử Trinh Văn Cân làm Quang Phục quân Đại Đô đốc, Lương Ngọc Quyến làm quân sư. Lân đâu tiên, la quân kỳ 5 sao mang dòng chữ “Nam binh phục quốc” đa tung bay trên công thanh. Nghĩa quân phát đi 2 bản hịch tuyên bố Thai Nguyên đôc lâp vơi Quốc hiệu là Đại Hùng Đê quôc. Khởi nghĩa Thái Nguyên diễn ra trong 6 thang (30/8/1917 đến 11/1/1918) và thất bại, nhưng tên tuổi của hai vị thủ lĩnh Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến với khát vọng phục quốc vẫn in dấu son rạng rỡ trong trang sử hào hùng của dân tộc. Những pho tượng cổ quý giá ở 3 miền Bắc - Trung - Nam QUỐC LÊ Được công nhận là Bảo vật quốc gia, những bức tượng mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, đại diện cho các nền văn hóa lớn hiện diện ở 3 miền Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. 5 phát minh vĩ đại góp phần thay đổi lịch sử nhân loại Bánh xe Bánh xe là một trong những phát minh góp phần thay đổi lịch sử nhân loại. Nhiều sử gia tìm được các bằng chứng cho thấy, bánh xe được phát minh vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên ở khu vực Hạ Lưỡng Hà (lãnh thổ Iraq ngày nay). Khi ấy, người Sumer cổ đại lắp những trục quay vào "chiếc đĩa" bằng gỗ rắn tạo thành con lăn. Phát minh này giúp họ di chuyển vật lớn và đi xa. Trong những thế kỷ tiếp theo, các nền văn minh sử dụng và cải tiến bánh xe nhằm giúp phát minh này ngày càng hoàn thiện, tiện dụng hơn. La bàn Phát minh vĩ đại khác giúp cuộc sống của con người có sự thay đổi là la bàn. Người Trung Quốc đã sáng chế ra la bàn để xác định phương hướng. Phát minh này còn gọi là xe chỉ hướng nam. Những ghi chép đầu tiên về la bàn xuất hiện thời Tam Quốc (220 - 280), tức là cách nay khoảng 1.700 năm. Phát minh này được sử dụng phổ biến từ thế kỷ 11 trở đi. Theo các sử liệu, la bàn xuất hiện ở châu Âu năm 1190. Máy in Nhà khoa học người Đức Johannes Gutenberg được biết đến là người phát minh ra máy in vào khoảng thế kỷ 15. Trước đó, phương pháp in ấn cổ xưa có từ 6 thế kỷ trước. Khi ấy, người ta sao chép thông tin bằng cách khắc nét chữ, hình vẽ lên một tấm gỗ, sau đó phủ mực và đặt giấy lên. Quá trình này mất rất nhiều thời gian. Máy in do Johannes Gutenberg sáng chế đã sử dụng những chất liệu kim loại để tạo ra những chữ cái, con số, hay ký tự rời rạc, sau đó nhập chúng vào khuôn và sắp xếp để tạo ra thông điệp trước khi nó được in ra hàng loạt. Nhờ vậy, những bản in được tạo ra nhanh hơn, đậm nét hơn và cũng bền hơn. Bóng đèn sợi đốt Bóng đèn sợi đốt là phát minh vĩ đại của Thomas Edison. Ông đã sáng chế ra chiếc bóng đèn sợi đốt đầu tiên trên thế giới vào tháng 1/1879. Bóng đèn ra đời giúp con người có thể sinh hoạt bình thường mà không cần phụ thuộc nguồn ánh sáng tự nhiên, cũng như tiết kiệm chi phí, an toàn hơn khi sử dụng nến, đèn dầu hay đèn hồ quang chiếu sáng. Máy bay Ngày 17/12/1903, máy bay ra đời. Đây là phát minh vĩ đại của anh em Wilbur và Orville Wright. Hôm đó, Orville trèo vào khoang lái chiếc máy bay được đặt tên “Flyer 1” rồi cất cánh từ mặt đất tại Kitty Hawk lên bầu trời. Chuyến bay đầu tiên của nhân loại kéo dài khoảng 12 giây trước khi hạ cánh. Với sáng chế này, con người có thể hiện thực hóa mục tiêu bay trên bầu trời. Nhờ phát minh ra máy bay, con người có thể dễ dàng di chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới với thời gian ngắn hơn so với các phương tiện khác. THÙY LIÊN (Theo Owlcation) Hàng nghìn năm trước, con người đã có những phát minh lớn. Những sáng chế này giúp đời sống thay đổi và được ứng dụng rộng rãi đến ngày nay. Tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh).

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==