Khoa học và Đời sống số 23-2024

Số 23 (4337) Thứ Năm (6/6/2024) 10 Ngày 1/6, tại Hà Nội, Hội Cơ học Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Olympic Cơ học Sinh viên Toàn quốc lần thứ 34, năm 2024. TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA, Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam Nguyễn Tiến Khiêm, Phó giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Phong Điền cùng đại diện thầy, cô và sinh viên các trường đại học tham gia kỳ thi Olympic Cơ học Toàn quốc năm 2024, đã tới dự buổi lễ. Olympic Cơ học Toàn quốc là hội thi thường niên, do Hội Cơ học Việt Nam tổ chức, nhằm tìm kiếm tài năng trẻ để bồi dưỡng đội ngũ kế thừa cho lĩnh vực Cơ học của nước nhà. 2024 là năm đánh dấu tròn 35 năm Hội thi Olympic Cơ học Toàn quốc. Đến nay, 34 kỳ thi được tổ chức (năm 2020 và 2021 không diễn ra do đại dịch Covid 19). Kỳ thi Olympic Cơ học Toàn quốc lần thứ 34 diễn ra ngày 5/5 tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Bách khoa TP HCM với 7 môn thi truyền thống (Cơ học kỹ thuật, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Thủy lực, Cơ học đất, Nguyên lý máy, Chi tiết máy) và Ứng dụng Tin học trong Chi tiết máy. 1.135 sinh viên đến từ 35 đại học, trường đại học, Học viện kỹ thuật và công nghệ trong toàn quốc tham dự cuộc thi. Ban tổ chức đã chọn 668 giải cá nhân, trong đó, 21 giải Nhất (chiếm 2%), 114 giải Nhì (10%), 256 giải Ba (23%), 277 giải khuyến khích (24%) và 29 giải Đồng đội. Tại buổi lễ, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng đánh giá cao sự cố gắng và nỗ lực của Hội Cơ học Việt Nam, đã duy trì, tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên, cũng như giáo viên ngành Cơ học trong cả nước suốt nhiều thập kỷ qua; khuyến khích, động viên, phát huy tài năng trẻ, tạo tiền đề để các em đam mê sáng tạo, trở thành nhà khoa học trong tương lai, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Chủ tịch Phan Xuân Dũng nhấn mạnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam luôn dành sự quan tâm lớn trong việc tìm kiếm, phát hiện, động viên, khuyến khích tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; tiếp tục phối hợp và đồng hành với những hội thành viên tổ chức Hội thi Olympic Toán học, Vật lý, Tin học, Hóa học, Sinh học và Giải thưởng Loa Thành thời gian tới. Lễ Tổng kết Olympic Cơ học Sinh viên Toàn quốc lần thứ 35 năm 2025 sẽ được tổ chức tại Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Mới đây, Đoàn giám sát liên ngành về công tác tổ chức, quản lý, triển khai các dự án viện trợ nước ngoài của tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã làm việc với Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển tại Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh. Đây là địa điểm Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) đang thực hiện dự án “Bảo tồn loài vượn đen má trắng”, thuộc dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC), do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Tại buổi làm việc, Giam đôc CCD Nguyễn Mạnh Hà cho biết, CCD là tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rừng bền vững, thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển bền vững, nhằm hài hòa giữa vấn đề bảo tồn thiên nhiên với phát triển cộng đồng, giữa con người và sinh quyển ở Việt Nam. Hiện nay, CCD có 25 nhân viên, trong đó một tiến sĩ, 10 thạc sĩ, 14 cử nhân, kỹ sư. Ngoài ra, Trung tâm còn có đội ngũ cộng tác viên gồm những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực CCD hoạt động, hiện công tác tại các viện nghiên cứu, trường đại học và tổ chức quốc tế uy tín. Từ khi thành lập năm 2017 đến nay, CCD thực hiện 46 hợp đồng tư vấn trong cac linh vưc Bảo tồn đa dạng sinh học (14), Du lịch sinh thái (25), Con ngươi va sinh quyển (7). Trung tâm CCD thực hiện xong 3 dự án theo các quyết định và công văn của VUSTA; một dự án đang thực hiện với tổng kinh phí gần 1,8 triệu USD. Các dự án chủ yếu thuộc lĩnh vực bao tôn đa dang sinh hoc. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Việt Hùng - Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Vườn quốc gia Vũ Quang - chia sẻ về hiện trạng công tác bảo vệ, phat triển rưng, cũng như những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Ông Hùng đánh giá cao vai tro, tâm quan trong va hiêu qua của cac tô chưc như CCD, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam, đa và đang hô trơ Vườn quốc gia Vũ Quang trong công tac điều tra, giám sát đa dang sinh hoc, bao tôn hiêu qua hơn cac loai nguy cấp, quy, hiêm tại đây. Thay mặt đoàn giám sát, Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đánh giá cao hoạt động của CCD, từ công tác tổ chức, nhân sự đến hoạt động chuyên môn đã đạt được nhiều kết quả tốt, đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với UBND huyện Vũ Quang, Vườn Quốc gia Vũ Quang, Chi cục Kiểm lâm Vũ Quang. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh yêu cầu CCD thực hiện tốt những quy định pháp luật, nhất là về bảo mật thông tin, an ninh quốc phòng; chế độ thông tin, báo cáo; phối hợp chặt chẽ địa phương để triển khai thành công các dự án, hoạt động của Trung tâm. Những dự án hướng đến sản phẩm đầu ra cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Về những kiến nghị, đề xuất, VUSTA sẽ xem xét, chỉ đạo đơn vị liên quan xử lý. LÊ CÔNG LƯƠNG CÔNG NGHỆ SỐ VUSTA làm việc với Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG: Khuyến khích tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh phát biểu tại buổi làm việc. Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng trao giải cho các cá nhân. Đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển giao cờ cho Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, đơn vị tổ chức Olympic Cơ học Sinh viên Toàn quốc lần thứ 35 năm 2025. MINH THUẬN “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam luôn dành sự quan tâm lớn trong việc tìm kiếm, phát hiện, động viên, khuyến khích tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ”, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng nhấn mạnh tại Lễ tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Olympic Cơ học Sinh viên Toàn quốc lần thứ 34.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==