Khoa học và Đời sống số 17-2024

Số 17 (4331) Thứ Năm (25/4/2024) 3 CHUYỂN ĐỘNG 247 THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Chuyển đổi số “đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” TIỂU PHƯƠNG Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số đã “đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực, các cấp, ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp. S áng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8, trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Thủ tướng chỉ rõ việc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số còn nhiều hạn chế, như: Sự quan tâm của các cấp, ngành về chuyển đổi số và công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế có lúc, có nơi còn hạn chế; 390/1.086 thủ tục hành chính chưa được cắt giảm, đơn giản hóa; công tác an ninh mạng, an toàn thông tin ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức;... Phân tích các bài học kinh nghiệm, Thủ tướng Chính phủ quán triệt 4 quan điểm phát triển kinh tế số. Trong đó, việc chuyển đổi số phải quán triệt, bám sát và hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thúc đẩy chuyển số quốc gia nói chung, phát triển kinh tế số nói riêng thực chất, hiệu quả; phát triển kinh tế số là đòi hỏi, yêu cầu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam phù hợp xu thế phát triển hiện nay... Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai chuyển đổi số quốc gia, trên tinh thần “3 tăng cường,” “5 đẩy mạnh”. "3 tăng cường" gồm: Tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số tới từng người dân, doanh nghiệp và nhất là người đứng đầu; tăng Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. cường tiềm lực cho chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên bố trí nguồn lực; tăng cường hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt và huy động mọi nguồn lực xã hội. "5 đẩy mạnh" gồm: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế số; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, lập nghiệp trong chuyển đổi số. Đẩy mạnh phát triển nhân lực số, kỹ năng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh an ninh mạng, an toàn thông tin để quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xan Công tác an toàn lao động còn hình thức Thời gian qua, nhiều vụ tai nạn lao động liên tiếp xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người, gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng buông lỏng quản lý, mất an toàn lao động (ATLĐ) trong quy trình vận hành sản xuất tại nhiều công ty. Theo GS.TS Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), hiện nay, các văn bản pháp luật về công tác bảo đảm vệ sinh, ATLĐ đã có đầy đủ và quy định rất chặt chẽ, nhằm bảo vệ người lao động. Tuy nhiên, thực tiễn trong hoạt động sản xuất tại các công ty, nhà máy vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. GS.TS Trình cho rằng, nếu cơ quan chức năng kiểm tra thủ tục, điều kiện bảo đảm vệ sinh, ATLĐ tại các công ty thì tương đối đầy đủ, đáp ứng theo yêu cầu. Tuy nhiên, cần phải thẳng thắn nhìn nhận có những nơi chỉ là “bề nổi”, hình thức, còn việc thực hiện như thế nào lại là vấn đề khác. Như vụ tai nạn tại Công ty Than Thống Nhất - TKV, ngoài những yếu tố có thể gây tai nạn thông thường còn phụ thuộc biến động địa chất, trong lò sinh ra các khí cháy nổ. Có thể thiết bị đo không chính xác, yêu cầu cần phải điều chỉnh sau một thời gian dài, tuy nhiên có thể do quy trình chưa đầy đủ nên dẫn đến sự cố gây hậu quả. Hay vụ ở Nhà máy Xi măng Yên Bái, đó là vấn đề lỏng lẻo trong quản lý an toàn vệ sinh, lao động. Theo GS.TS Lê Vân Trình, pháp luật đã quy định rất rõ về trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, thậm chí chính quyền địa phương khi để xảy ra sự cố tai nạn vệ sinh, ATLĐ. Do đó, người đứng đầu cần phải thường xuyên đánh giá rủi ro, chỗ nào có nguy cơ tai nạn phải khắc phục ngay. Ở thời điểm kiểm tra, các thiết bị máy móc có thể được đánh giá tốt nhưng một thời gian sau lại không tốt nữa vì mọi thứ đều có giới hạn mỏi hoặc do một số trục trặc nào đấy dẫn đến nguy cơ tai nạn nên cần phải đánh giá định kỳ và đề xuất giải pháp. Ngoài ra, cần phải nâng cao nhận thức của người lao động trong quá trình sản xuất nhằm bảo đảm an toàn. Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp, công ty đều đưa con người lao động đi huấn luyện vệ sinh lao động đầy đủ nhưng chất lượng huấn luyện lại là một vấn đề, một dấu hỏi được đặt ra. “Cần phải thừa nhận rằng, công tác an toàn và vệ sinh lao động tại một số công ty, nhà máy đang còn thực hiện theo kiểu hình thức và đối phó”, GS.TS Lê Vân Trình thẳng thắn nhìn nhận. THIÊN TUẤN GS.TS Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam. Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung THỜI TIẾT DỊP NGHỈ LỄ 30/4 VÀ 1/5 NẮNG NÓNG: Chuyên gia cảnh báo gì? Ngày 24/4, UBND TP Hà Nội ra văn bản kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh việc hành hung nhà báo tác nghiệp tại huyện Thanh Trì. Văn bản nêu rõ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh có ý kiến chỉ đạo vụ 2 phóng viên bị hành hung như sau: Giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin báo nêu; xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có); thông tin trả lời báo chí theo quy định, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện trước ngày 27/4/2024. Trước đó, tối 23/4, anh N.V.C. (phóng viên Thời báo VTV) và M.H.M. (phóng viên Báo điện tử VnExpress) nhận tin báo về một vụ cháy nhà xưởng tại thôn Việt Yên. Sau khi đến gần hiện trường khoảng 100m, 2 phóng viên dùng điện thoại cá nhân để ghi hình vụ cháy ở 2 vị trí khác nhau thì bất ngờ bị một nhóm 3 người tấn công, cản trở tác nghiệp. Nhóm người này còn lăng mạ, đe dọa, đánh vào đầu phóng viên C gây chảy máu, bóp cổ, đạp... phóng viên M. Một số tài sản của 2 nạn nhân như điện thoại bị các đối tượng giật, ném hoặc rơi vỡ trong khi bị hành hung. Ngay sau đó, 2 phóng viên đã đến trụ sở công an để trình báo vụ việc và sau đó được sơ cứu tại bệnh viện. Công an huyện Thanh Trì đang thu thập các chứng cứ, điều tra làm rõ vụ hai phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp. THÀNH ĐẠT Thông tin tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, ông Nguyễn Hữu Thành - Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, thời tiết dự báo sẽ nắng nóng chủ đạo bao trùm hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Người dân khi tham gia các hoạt động ngoài trời cần chú ý chủ động thực hiện các biện pháp chống nắng, chống nóng, tránh hiện tượng sốc nhiệt, say nắng. Cụ thể, từ ngày 27 đến 29/4, khả năng các tỉnh phía Đông Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng dưới nền nhiệt cao nhất ban ngày phổ biến 35 độ C đến 37 độ C. Sau đó, ngày 30/4 và 1/5 nắng nóng ở khu vực này sẽ suy giảm cục bộ một vài nơi với mức độ 33 độ C đến 35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Khu vực nắng nóng nhất trên cả nước là từ Thanh Hóa đến Phú Yên, khả năng xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất ban ngày 36 độ C đến 39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt với nền độ 35 độ C đến 37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Trong những ngày nắng nóng mạnh, chiều tối có khả năng xuất hiện mưa dông cục bộ, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ông Nguyễn Hữu Thành cảnh báo: "Nắng nóng là một trong những loại hình thiên tai nguy hiểm. Nắng nóng và nắng nóng gay gắt kéo dài ở khu vực dân cư sẽ gây ra cháy nổ, cháy rừng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân như mất nước, sốc nhiệt, say nắng, đột quỵ… Vì vậy, người dân lưu ý trong những ngày lễ sắp tới khi tham gia các hoạt động ngoài trời cần chú ý đến điều kiện sức khỏe, mang theo nước uống, ô dù, kem chống nắng để tránh nắng. Khi ở nhà, cần mặc quần áo rộng rãi thoải mái, không bó sát; ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày hoặc tối màu dễ bị hấp thụ nhiệt; giảm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Đến ngay cơ sở y tế nếu có các triệu chứng sốc nhiệt. Cần cập nhật thường xuyên các bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia để có những biện pháp chống nắng, nóng kịp thời, phù hợp". GIA ĐẠT Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng - Ảnh minh hoạ

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==