Khoa học và Đời sống số 16-2024

Số 16 (4330) Thứ Năm (18/4/2024) 7 Gòn bị phạt SỨC KHỎE MỚI tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu (hướng dẫn bởi Điều 7 và Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP). Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (hướng dẫn bởi Điều 10 và Điều 12, Nghị định 181/2013/NĐ-CP). Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm. Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm (hướng dẫn bởi Điều 11 và Điều 12, Nghị định 181/2013/NĐ-CP). 9 loại trà thảo mộc giúp tăng cường tiêu hóa Phân biệt triệu chứng bệnh đái tháo đường loại 1 và 2 Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về điều kiện quảng cáo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 36, Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Không có tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản. Mức phạt vi phạm hành chính nêu trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt với tổ chức gấp 2 lần mức phạt với cá nhân (khoản 2, 3 Điều 5, Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 128/2022/NĐ-CP). Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định nêu trên. Nếu không muốn "nặng bụng" sau bữa ăn, bạn nên uống trà thảo dược để cải thiện tiêu hóa. Trong danh sách lần này, Thanh tra Sở Y tế TP HCM còn xử phạt nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Công ty TNHH Phòng khám Quốc tế Amber Beauty (656/45 Cách Mạng Tháng Tám, phường 11, quận 3) bị phạt 8 triệu đồng, tước giấy phép hoạt động 3 tháng. Đơn vị này không đảm bảo một trong những điều kiện sau khi được cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh đối với cơ sở khám, chữa bệnh, trừ phòng khám đa khoa và bệnh viện. Bà Đỗ Thị Thuỳ Dung (Y sĩ Công ty TNHH Phòng khám Quốc tế Amber Beauty) bị phạt 35 triệu đồng, do có hành vi khám chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Ông Nguyễn Phước Lộc - Chủ hộ kinh doanh DG Luxury (42 đường Hoàng Trọng Mậu, phường Tân Hưng, quận 7, TP HCM) bị phạt 35 triệu đồng, vì quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh khi chưa có giấy phép. Ngoài phạt tiền, cơ sở còn bị buộc tháo dỡ, xóa quảng cáo vi phạm. Cũng với hành vi này, bà Nguyễn Thị Hoài An (15 Đặng Thai Mai, phường 7, quận Phú Nhuận, TP HCM) bị phạt 35 triệu đồng, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo. Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến và ông Dương Thanh Trí (cùng địa chỉ 138-138B Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1), mỗi người bị phạt 35 triệu đồng, vì khám, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Sử dụng các loại thảo mộc đặc biệt được khuyến khích cho người bị táo bón, tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, kích thích ruột và loét. Hãy bổ sung một số loại trà thảo dược có thể cải thiện tiêu hóa, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Trà hoa cúc được xem là một trong những loại trà thảo dược cải thiện tiêu hóa tốt nhất. Nếu bị rối loạn tiêu hóa, có hội chứng ruột kích thích (IBS), uống trà hoa cúc cũng có tác dụng làm dịu lại. Nó có đặc tính kháng viêm, làm giảm viêm ruột và chống co thắt giúp giảm đau bụng. Lấy 1 muỗng cà phê lá bạc hà và hoa cúc bỏ vào một cốc nước sôi. Hãy ủ nó trong 10 phút rồi uống trà này nhiều lần trong ngày. Trà quế có đặc tính thuốc và chống viêm có thể giúp kiểm soát vấn đề tiêu hóa và không gây kích ứng đường ruột. Lấy một cốc nước sôi, thêm 1 thìa bột quế hoặc 2 que quế nhỏ, để yên trong 10 phút. Thêm túi trà đen và ủ thêm hai phút nữa. Uống trà hai lần một ngày. Trà thì là giúp trị tiêu chảy, đầy hơi, tăng cường hệ thống miễn dịch. Thêm 1 thìa hạt thì là vào cốc nước sôi. Để yên trong 10 phút, lọc nước và uống khi còn ấm. Uống 2 tách trà thì là mỗi ngày. Trà xanh: Lấy 1 thìa trà xanh hoặc túi trà xanh và cho vào cốc nước sôi. Ngâm trà trong 2-3 phút. Uống sau khi nguội đi. Trà Thyme (cỏ xạ hương) có tính chất làm dịu và kháng khuẩn cho đường tiêu hóa. Đun sôi cốc nước, thêm 1 muỗng cà phê cỏ xạ hương. Hãy uống trà này một lần mỗi ngày. Trà bạc hà thường được gọi là thuốc chữa bệnh dạ dày và tiêu chảy. Đun sôi một cốc nước và thêm lá bạc hà. Ủ trong 10 phút và uống nó ba lần một ngày. Trà gừng có đặc tính giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, giúp chữa lành các bệnh về dạ dày. Lấy cốc nước sôi thêm vài thìa bột gừng. Ủ trà 5 phút và dùng nó với một chút chanh. Uống hai lần một ngày. Trà vỏ cam rất giàu pectin, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi hoặc probiotic trong ruột. Do đó, duy trì một hệ thống đường ruột khỏe mạnh. Cắt vỏ cam và thêm vào một cốc nước sôi. Đun sôi trong 10 phút. Sau đó, chắt nước uống. Trà xô thơm (sage) cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát các vấn đề tiêu chảy do đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Lấy vài lá xô thơm rửa sạch rồi cho vào cốc nước sôi. Ủ trong 10 phút và chắt lấy nước uống hai lần/ngày. THẢO NGUYÊN (theo Boldsky) Tiểu đường loại 1 tự miễn dịch, còn loại 2 thì không. Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn gặp rắc rối với hormone insulin. Khi cơ thể không đủ hormone này, đường sẽ tích tụ trong máu làm cho bạn bị bệnh. Nếu bị loại 1, bạn sẽ không có insulin trong cơ thể cả, nó sẽ tấn công hệ miễn dịch và phá hủy các tế bào insulin trong tuyến tụy. Loại 2 tạo insulin cho cơ thể, thế nhưng rất ít. Việc điều trị cho hai loại hoàn toàn khác nhau. Người mắc bệnh tiểu đường dạng 1 phải tuyệt đối phụ thuộc nguồn insulin đưa từ ngoài vào, nếu không thì thường xuyên bị ngộ độc ceton, chữa trị không kịp thời có thể gây tử vong. Với loại 2 có nhiều lựa chọn hơn, đó là chế độ ăn uống, thể dục và giảm cân hoặc uống thuốc để cung cấp đường. Bệnh hạ đường huyết phổ biến với tuyp 1 hơn loại 2. Những người bị tiểu đường loại 1 thường phải đo chính xác lượng insulin đưa vào cơ thể dựa trên lượng thức ăn và mức độ của bệnh. Bạn phải luôn có kẹo hoặc thuốc có chứa glucose ở trong người để phòng trong trường hợp khẩn. Thức ăn có đường nguy hiểm với loại 2. Những người bị tiểu đường tuýp 2 có thể ăn thứ họ muốn nếu chúng phù hợp lượng insulin trong khi tuyp 2 phải kiêng đồ ăn có đường. Loại 1 không liên quan lối sống hoặc cân nặng nhưng loại 2 thì ngược lại. Khởi phát Loại 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em và loại 2 ở người trưởng thành, phổ biến ở những người trên 45 tuổi. Nhiều người nghĩ tuyp 1 nguy hiểm và tuyp 2 chỉ gây ra bất tiện thì thật sai lầm bởi vì cả 2 đều có những biến chứng nghiêm trọng như mù, suy thận. Hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn, theo dõi lượng đường huyết, tập thể dục và ăn uống đầy đủ để có thể kiểm soát được bất kể loại nào. MI TRẦN (theo Prevention) Bệnh đái tháo đường có hai loại phổ biến là 1 và 2. Bạn nên nhận biết bệnh chính xác để có chế độ điều trị phù hợp. Fanpage “Bệnh viện Đa khoa Tâm trí Sài Gòn” quảng cáo dịch vụ: Điều trị đái tháo đường, tiêu hóa, tầm soát ung thư. Ảnh chụp màn hình.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==