Khoa học và Đời sống số 12-2024

Số 12 (4326) Thứ Năm (21/3/2024) 5 Liệt mặt, viêm não do zona thần kinh ừ đầu tháng 3 đến nay, bệnh viện Da liễu Trung ương ngày nào cũng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị zona thần kinh biến chứng. Nhiều người bị đau đớn, liệt mặt, liệt chi... chữa trị vài năm chưa khỏi. Hiện đang vào thời điểm giao mùa, nồm ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. T SỨC KHỎE MỚI QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT “Zona tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng biến chứng của chúng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh: Đau dây thần kinh, loét giác mạc, mất thính lực hoặc mù lòa... Khi gặp các biến chứng nặng cấp tính như: Viêm phổi, viêm gan, viêm màng não,... cần điều trị khẩn cấp vì có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh”, BS.CKII Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương nói. Bệnh biểu hiện ngoài da nhưng gốc dễ ở thần kinh Bà N.T.H, 60 tuổi (Thái Bình), sau 4 ngày điều trị zona thần kinh các mụn nước trên da đã khô và bà đã đỡ đau tới 60 – 70%... nhưng vẫn rất đau và khó chịu. Bà H. cho biết, trước đó 10 ngày tự dưng bà đau râm ran vùng cổ, vai, lưng... bên phải. Bà đi khám bác sĩ nói không sao nhưng về nhà đau tăng và xuất hiện mụn nước mọc bên đau, uống thuốc điều trị không đỡ. Khi đau lan lên đầu, kèm theo hạch to ở cổ... bà đi khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và được chỉ định nhập viện vì zona biến chứng thần kinh gây bội nhiễm, viêm não... Tương tự, bệnh nhân Đ.P.T (65 tuổi, Hà Nội) bị phù nề mắt và nửa bên mặt, họng và tai nhiều bọng nước gây đau đớn. Bệnh nhân nhập viện vì đau đầu, chóng mặt, nôn vọt... do zona biến chứng loét giác mạc, viêm màng não... Theo BSCKII Nguyễn Thị Thanh Thùy, có rất nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng thắt lưng, mất cảm giác ở chân...; Có người liệt mặt, méo miệng, viêm phổi... điều trị rất khó khăn. Không ít các bệnh nhân đau kéo dài 2 – 3 tháng, thậm chí nhiều người phải điều trị kéo dài nhiều năm vì cứ đến mùa đông xuân bệnh tái phát lại đau. Ghi nhận của PV Khoa học và Đời sống tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cho thấy, hầu hết các phòng khám đều có bệnh nhân bị zona thần kinh. BS.CKII Thùy cho biết, thời tiết thay đổi thất thường cộng với không khí có độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển gây nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật, điều trị ung thư và sử dụng corticoid… BSCKII Nguyễn Thị Thanh Thùy thăm khám cho bệnh nhân Điều trị sớm tránh biến chứng BS Thùy cho biết thêm, bệnh zona là do virus gây ra. Lúc đầu người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau nhức, sau đó xuất hiện ngứa, đau hoặc nóng rát, đau dọc dây thần kinh nửa bên người. Khi phát ban sẽ nóng rát, ngứa ngáy và đau dữ dội. Ban nổi dưới dạng dải hoặc mảng lớn, sau 3- 4 ngày phát triển thành bọng nước đỏ hình tròn hoặc bầu dục, mọc rải rác hoặc thành từng dải, vệt ở dọc dây thần kinh chứa nhiều dịch và gây đau. Bệnh zona thần kinh thường xuất hiện ở một bên cơ như: Quanh eo, một bên mặt, cổ hoặc thân....Tùy vị trí bị bệnh mà có các biến chứng khác nhau. Như trên mặt dễ đi kèm biến chứng THÚY NGA Bệnh zona thần kinh là một trong những bệnh lý về da mà người bệnh không được xem nhẹ. Bởi căn bệnh này rất dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm nếu không được tiến hành điều trị kịp thời. Khi mới bị bệnh khám chuyên khoa da liễu Bệnh viện Da liễu Trung ương: Số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Da liễu Hà Nội (cơ sở 1): Số 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai (Khoa Da liễu): Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Da liễu TP HCM: Số 02 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP HCM. Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh (Khoa Da liễu – Thẩm mỹ): số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP HCM. Đau dây thần kinh khám chuyên khoa nội Thần kinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Khoa Nội Thần kinh): Số 01 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Phòng khám số 1): Số 01 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh (Khoa Thần kinh): Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP HCM. Bệnh viện Nhân dân 115 (Khoa Nội Thần kinh Tổng quát): Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP HCM. Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Khoa Nội Thần kinh – Huyết học): Số 01 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, TP HCM. NHẬT HÀ bệnh như: Zona thần kinh, thuỷ đậu, sốt phát ban, sởi, rubella ... BSCKII Thùy cho biết, zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng cho virus Varicella-Zoster (VZV) gây ra. Người nhiễm virus VZV lần đầu sẽ biểu hiện bệnh thuỷ đậu. Sau khi người bệnh khỏi hoàn toàn thủy đậu, virus Varicella vẫn tồn tại và sống ẩn trong hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như: Suy giảm miễn dịch, căng thẳng, suy nhược cơ thể,…virus sẽ được kích hoạt trở lại, rời vị trí trú ngụ, di chuyển dọc dây thần kinh để ra ngoài da và gây ra những biểu hiện của bệnh zona. Do đó, có thể mô tả zona như bệnh có biểu hiện ở da nhưng gốc rễ là ở thần kinh. Thời gian kéo dài bệnh zona thần kinh khoảng 2 – 4 tuần. Tuy nhiên, biểu hiện đau vẫn còn và có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn ở những người >50 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, tâm trạng căng thẳng, liệt mặt (liệt dây thần kinh VII ngoại biên), có thể phục hồi hoàn toàn hoặc không. Zona ở mắt có thể gây viêm kết mạc, viêm giác mạc và thậm chí mù lòa. Zona tai gây đau tai, liệt mặt, loét trong tai, nổi hạch ở trước và sau tai, xuất huyết, mất thính lực… Hơn nữa có khoảng 5-50% người bệnh sẽ bị biến chứng đau dây thần kinh sau zona kéo dài, gây ra tình trạng đau đớn kéo dài, cảm giác tê nhức, ngứa ran ngay cả khi đã hết phát ban, viêm rộp. Biến chứng này có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm nếu không được điều trị sớm có thể gây rối loạn hoạt động thần kinh, gây liệt ... Đặc biệt nguy hiểm là các biến chứng cấp tính như viêm phổi, viêm gan, viêm màng não hoặc tủy sống.... cần điều trị khẩn cấp vì có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, điều trị zona các sớm càng tốt. Tốt nhất là ngay khi chưa có triệu chứng phát ban nếu được dùng thuốc kháng virus sớm, sẽ không chế virus phát triển tránh tổn thương phát triển nặng và gây biến chứng. Trong quá trình điều trị sau 10 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm cần đổi phương pháp. “Sau khi bị zona thần kinh cũng không nên chủ quan vì bệnh vẫn có thể tái phát. Các đối tượng có thể bị tái phát gồm: Phụ nữ mang thai và cho con bú. Đây là đối tượng có sức khoẻ yếu, việc mắc bệnh còn có thể gây lây nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và trẻ nhỏ; Người bị HIV/AIDS và các căn bệnh suy giảm miễn dịch khác; Bệnh nhân ung thư, đang điều trị ung thư; Người vừa ghép tạng hoặc đang ốm nặng...” – BS Thùy nhấn mạnh. Ngoài ra, nên thay đổi chế độ ăn uống để tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa zona lây lan sang các bộ phận khác bằng các thực phẩm có vitamin A, B-12, C và E và axit amin lysine. Thực phẩm thúc đẩy chữa bệnh bao gồm: Trái cây màu cam và màu vàng, rau xanh, thịt đỏ, trứng, thịt gà, cá, sản phẩm bơ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu, hạt điều, cà chua, rau chân vịt,… Người bệnh nên tránh một số loại thực phẩm làm suy yếu miễn dịch và khiến virus phát triển như: Thực phẩm giàu arginine (bao gồm socola, gelatin và các loại hạt carbohydrate tinh chế), thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa,… Bệnh nhân zona thần kinh trước và sau điều trị Bệnh viện điều trị đau do zona thần kinh BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH • Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh zona khi cơ thể còn vết mụn nước. • Tiêm chủng ngừa bệnh để bảo vệ khỏi thủy đậu và tránh được bệnh zona. • Ngủ đủ giấc. • Không hút thuốc. • Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, tập thể dục để tăng sức đề kháng. • Khi xuất hiện bệnh cần đến bác sĩ và tuân thủ quy định của bác sĩ. CÁCH CHỮA ZONA THẦN KINH HIỆU QUẢ • Để tránh nguy cơ để lại sẹo do nhiễm trùng thứ phát, cần hạn chế việc gãi lên vùng bị ngứa. Nếu bị ngứa quá mức, có thể sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa. • Nếu cảm thấy đau và rát, có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. • Để làm dịu cơn đau và làm khô vùng bị viêm nhiễm, có thể dùng băng ép ngâm vào nước lạnh sau đó đặt lên vùng sang thương chảy mủ. Nên thực hiện khoảng 7 – 8 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 phút. Khi vùng sang thương đã khô, có thể ngừng áp dụng cách này. • Để tránh nguy cơ nhiễm trùng, cần vệ sinh vùng thương bằng xà phòng và nước sạch. • Nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để tránh cọ xát và đau vùng sang thương. • Hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là những người chưa từng mắc thủy đậu hoặc có hệ miễn dịch yếu.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==