Khoa học và Đời sống số 12-2024

Số 12 (4326) Thứ Năm (21/3/2024) Là một trong những vị Vua, nhà cầm quân lỗi lạc nhất lịch sử thế giới cổ đại, Alexander Đại đế (356 trước Công nguyên - 323 trước Công nguyên) được hậu thế ngưỡng mộ, nể phục là hoàng đế “bách chiến bách thắng”. Ông kế thừa ngai vàng sau khi vua cha Philip II của vương quốc Macedonia băng hà năm 336 trước Công nguyên. Vị Vua “bách chiến bách thắng” Ngay sau khi lên ngôi Vua, Alexander Đại đế đã chấn chỉnh quân đội và thực hiện các cuộc chinh phạt mở rộng lãnh thổ và bành trướng ảnh hưởng sang các khu vực khác. Chỉ trong vòng 8 năm, Alexander Đại đế chỉ huy quân đội Macedonia thực hiện nhiều cuộc chinh phạt thành công, đánh bại và chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ trù phú, rộng lớn như Ba Tư, Ai Cập... Theo đó, đế chế của Alexander Đại đế trải dài trên 3 châu lục: Á, Âu, Phi với diện tích khoảng 5 triệu km2. Vị hoàng đế này đã sáng lập 70 thành phố và đặt theo tên của mình. Trong suốt sự nghiệp cầm quân, Alexander Đại đế chưa từng nếm mùi thất bại, khiến các kẻ thù khiếp sợ mỗi khi nghe đến tên của ông. Thế nhưng, vào năm 323 trước Công nguyên, nhà cầm quân “bách chiến bách thắng” này đột ngột qua đời ở Babylon (Iraq ngày nay). Khi đó, Alexander Đại đế 33 tuổi. Cái chết bí ẩn Cái chết của Alexander Đại đế trở thành bí ẩn lớn. Nguyên nhân là bởi trong các ghi chép cổ xưa không ghi rõ ông hoàng này băng hà vì lý do nào. Kỳ lạ hơn nữa, trong suốt 6 ngày sau khi chết, thi hài của Alexander Đại đế không có dấu hiệu phân hủy. Lúc sinh thời, Alexander Đại đế là một nhà cầm quân trẻ tuổi, khỏe mạnh, thiện chiến và thường đích thân dẫn quân đánh địch. Do vậy, không ai biết ông đã mắc bệnh gì dẫn tới phải nằm trên giường bệnh 12 ngày rồi tử vong dù được các thầy thuốc hàng đầu dốc sức cứu chữa. Trước bí ẩn này, một số giả thuyết cho rằng, Alexander Đại đế có thể mất mạng vì mắc bệnh sốt rét, thương hàn, ngộ độc rượu hay thậm chí là bị đầu độc. Để giải mã bí ẩn về cái chết của Alexander Đại đế, các chuyên gia cố gắng tìm kiếm lăng mộ ông hoàng này trong suốt nhiều thế kỷ qua. Họ hy vọng sẽ sớm tìm thấy thi hài nhà cầm quân “bách chiến bách thắng” để từ đó tìm ra nguyên nhân tử vong của Alexander Đại đế. Dù vậy, đến nay, giới khảo cổ vẫn chưa tìm được nơi an nghỉ ngàn thu của ông hoàng này ngay cả khi đã thực hiện nhiều nghiên cứu, khảo sát tại nhiều địa điểm từng là vùng đất mà Alexander Đại đế trị vì. TÂM ANH (theo Grunge) Bảo tháp 11 tầng ở ngôi chùa c nhất Hà Nội TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ Bí ẩn cái chết của vị Vua “bách chiến bách thắng” QUỐC LÊ Alexander Đại đế được biết đến là hoàng đế “bách chiến bách thắng”, dẫn quân chinh phục được vùng đất rộng tới 5 triệu km2. Tuy nhiên, khi đang ở thời kỳ hoàng kim, ông đột ngột băng hà với nguyên nhân tử vong là một bí ẩn lớn. Đèo 14 tầng hiểm trở bậc nhất Việt Nam nằm ở tỉnh nào? A: Điện Biên B: Hà Giang C: Cao Bằng Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Ô Quy Hồ Đèo Ô Quy Hồ, con đèo danh bất hư truyền được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Đèo có chiều dài hơn 40km, nằm ở độ cao trên 2000 mét, ở trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh đèo là rảnh giới giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Đèo được đặt tên theo bản Ô Quy Hồ nằm cạnh quốc lộ 4D, thuộc phường Ô Quy Hồ, thị xã Sa Pa; đây là tên gọi xuất phát từ tiếng của đồng bào dân tộc H’Mông. Ngoài ra, đèo còn có tên Hoàng Liên Sơn do bắc ngang dãy núi Hoàng Liên Sơn. Một số người gọi đèo Ô Quy Hồ là đèo mây do đỉnh đèo quanh năm có sương mù. Càng lên cao, sương mù càng dày, tầm nhìn phía trước có thể giảm xuống chỉ còn vài mét. Những xe vượt đèo chỉ dám đi chậm rãi, bám sát vách núi để đảm bảo an toàn. Sự hiện hữu của tòa tháp đã tôn vinh vẻ đẹp kiến trúc cũng như giá trị văn hóa của ngôi chùa cổ nổi tiếng này lên một tầm cao mới, khiến ngôi chùa như một đóa hoa sen ngàn tuổi bung nở rực rỡ giữa lòng thủ đô... Nằm trên đảo Kim Ngư ở phía Đông của hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1.500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô. Bảo tháp 11 tầng, cao 15 mét Công trình kiến trúc mang tính điểm nhấn của ngôi chùa cổ nổi tiếng này là bảo tháp Lục độ đài sen, được xây dựng năm 1998. Nằm giữa vườn tháp cổ với nhiều tòa tháp có từ thế kỷ 18, bảo tháp Lục độ đài sen có 11 tầng, cao 15 mét, mang dáng vẻ thanh thoát. Tháp có mặt bằng hình lục giác, thu nhỏ dần từ dưới lên trên. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa vòm, bên trong mỗi cửa có một tượng Phật A Di Đà bằng đá bạch ngọc. Đỉnh tháp có đài sen 9 tầng, được gọi là Cửu phẩm liên hoa, cũng được chế tác từ bạch ngọc. Một điều đặc biệt ít người biết là bảo tháp được xây dựng đối xứng với cây bồ đề trong vườn sau của chùa. Đường thẳng nổi từ tòa tháp với cây bồ đề tạo thành trục chính của quần thể kiến trúc chùa Trấn Quốc. Vào năm 1959, chùa Trấn Quốc đón Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad đến thăm. Ngài Tổng thống đã tặng chùa cây bồ đề là hậu duệ của gốc cây thiêng nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo Giải thích cho sự đối xứng ấy, sư trụ trì Thích Thanh Nhã cho biết: "Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân như, sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp". Nhìn từ đường Thanh Niên, bảo tháp Lục độ đài sen in soi bóng xuống mặt nước hồ Tây, tạo nên một hình ảnh đẹp và đặc trưng thủ đô Hà Nội, ghi dấu vào tâm trí nhiều thế hệ người dân thủ đô cũng như du khách bốn phương. Có thể nói, sự hiện hữu của tòa tháp đã tôn vinh vẻ đẹp kiến trúc cũng như giá trị văn hóa của chùa Trấn Quốc lên một tầm cao mới, khiến ngôi chùa như một đóa hoa sen ngàn tuổi bung nở rực rỡ giữa lòng thủ đô.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==