Khoa học và Đời sống số 08-2024

Số 8 (4322) Thứ Năm (22/2/2024) 9 Đây là một trong những phương pháp chữa ngoài của y học cổ truyền (ngoại trị) được tiến hành dưới sự chỉ đạo của lý luận Đông y, kết hợp tác dụng của hai liệu pháp: Thuỷ trị liệu và dược vật trị liệu. Các bài thuốc tắm độc đáo Trên cơ sở học thuyết Thiên nhân hợp nhất và nguyên tắc Nhân thời chế nghi của y học cổ truyền, tùy theo những phương thức và đặc điểm khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe, dự phòng tích cực bệnh tật và làm đẹp làn da cho con người. Dưỡng sinh tắm thuốc ngày Xuân đa phần là sử dụng hình thức toàn thân dược dục. Cách thức cụ thể là: Cho các vị thuốc vào nồi (tốt nhất là nồi đất) cùng với một lượng nước vừa phải, đun to lửa cho sôi rồi sắc nhỏ lửa chừng 30 - 40 phút, cô lại còn chừng 1500 - 2000 ml là được. Khi tắm, pha thêm nước nóng sao cho nhiệt độ đạt khoảng 37 - 39oC, ngâm tắm toàn thân chừng 20 - 30 phút, mỗi ngày một lần. Dưỡng da, cải thiện sức khỏe: Đậu xanh 20g, bách hợp 20g, băng phiến 10g, hoạt thạch 30g, bạch phụ tử 30g, bạch chỉ 30g, bạch đàn hương 30g, tùng hương 30g, sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: Cải thiện sức khỏe và dưỡng da. Cảm mạo và bệnh lý ngoài da: Xương bồ 30g, đậu tương 30g, đậu đỏ 20g, tiểu hồi hương 10g, quán chúng 30g, phòng phong 20g, cúc hoa 30g, hồng hoa 20g, lá sen 30g, kinh giới tươi 30g, gừng tươi 10, sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: Dưỡng da, nâng cao sức khỏe, dự phòng tích cực cảm mạo và các bệnh lý ngoài da. Da đẹp và khỏe: Rượu gạo 750ml hòa với nước ấm trong bồn rồi tắm ngâm toàn thân trong 20 phút. Công dụng: Làm da khỏe và đẹp. Cũng có thể thay rượu gạo bằng bia hoặc rượu vàng với liều lượng gấp ba. Đẹp da và phòng cảm mạo: Hoa đào 50g, hoa phù dung 30g, kim ngân hoa 30g, hoa sen 30g, bạch chỉ 30g, xuyên khung 20g, sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: Làm khỏe và đẹp da, dự phòng cảm mạo ngày Xuân. Tránh bệnh da liễu: Tỳ bà diệp 50g, cám gạo 50g, vỏ quýt 30g, địa phu tử 30g, tất cả tán vụ, cho vào túi vải rồi ngâm vào bồn chứa nước nóng, sau đó tắm ngân toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: Làm da khỏe và đẹp, dự phòng các bệnh lý da liễu. Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn dùng 1 cốc dấm chua hoặc một thìa canh mật ong hoặc vắt 2 quả chanh vào nước ấm để tắm ngâm toàn thân nhằm mục đích làm cho da khỏe và đẹp. Dưỡng dương khai mở gân cốt Theo phép dưỡng sinh của y học cổ truyền phương Đông, mùa Xuân thuộc dương, là thiếu dương trong dương. Đặc điểm của khí dương là thích tự do, thoải mái, muốn vươn lên trên và vượt ra ngoài, rất sợ bị áp bức và ức chế. Vậy nên, mùa Xuân phải dưỡng dương, nghĩa là phải làm cho khí dương trong cơ thể luôn được nuôi dưỡng đầy đủ và khoáng đạt. Trong khung cảnh đất trời dâng đầy sức sống, vạn vật tràn lan tốt tươi, con người nên giữ cho tinh thần luôn thư thái, lạc quan, hết sức tránh buồn phiền, giận dữ; thể xác luôn thư giãn gân cốt, khai mở huyệt đạo, giãn nở lỗ chân lông, xoã tóc, nới đai, mặc đồ thoáng rộng, không nên đội mũ quá chật, không nên buộc tóc quá chặt, thường đi bách bộ ngoài sân để cho khí dương được tự do mà vươn trải, đặc biệt chú ý giữ thoáng vùng đầu vì đây là nơi dương khí hội tụ. Trong phương pháp tắm thuốc ngày Xuân, cổ nhân cũng hết sức coi trọng vấn đề này với việc trọng dụng các phương thang dược dục có công dụng phương hương hóa trọc, khai thông dương khí. Chẳng hạn, ngày Tết tắm bằng nước sắc của năm dược liệu có hương thơm là lan hương, kinh giới, linh lăng hương, bạch đàn hương và mộc hương. Sau khi tắm bằng loại nước này, toàn thân tỏa mùi thơm phức, tinh thần trở nên phấn chấn, cơ thể có khả năng phòng ngừa tích cực các bệnh lý ngoại cảm trong mùa Xuân. Sang tháng hai nên lấy cây câu kỷ nấu lấy nước tắm ngâm có công dụng làm cho da dẻ sáng bóng, sắc mặt sáng tươi mà trẻ mãi. Sách Vân cập thất tiên (đời Tống) có viết: “Buổi sớm ngày Lập Xuân sắc ba vị là bạch chỉ, đào bì và thanh mộc hương lấy nước mà tắm thì cơ thể hết sức khỏe mạnh”. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, cả ba vị thuốc đều có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm thông thoáng đường hô hấp và dự phòng cảm cúm rất tốt. THS.BS HOÀNG KHÁNH TOÀN (Nguyên chủ nhiệm khoa Đông Y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) ào mùa Xuân, biết cách tắm thuốc sẽ loại bỏ được độc tố, khai thông dương khí... giúp làm đẹp làn da, cơ thể khỏe mạnh và phát triển. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP SỨC KHỎE MỚI Tắm thuốc thảo dược đẹp da, ngừa bệnh tật QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT V Dưỡng sinh tắm thuốc ngày Xuân để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, dự phòng tích cực bệnh tật Triệu chứng thường thấy của suy giãn tĩnh mạch chân Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Các triệu chứng thường thấy như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu... Theo Lương y Phạm Ngọc Khánh, Phòng khám YHCT Phước An Đường, suy tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể, kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới. Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt Nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh thường có biểu hiện như đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối, châm chích, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua. Giai đoạn tiến triển bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da, gây loét da cẳng chân, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài các dấu hiệu trên, những tĩnh mạch nông dưới da ở cẳng chân và đùi giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân. Lâu ngày, các tĩnh mạch này giãn to. Nguyên nhân và cách phòng bệnh “Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới do những nguyên nhân sau: Phụ nữ thường mang giầy cao gót và với thói quen ngồi bắt chéo chân cũng dễ làm tổn thương thành mạch chi dưới. Giầy cao gót khiến lực tập trung ở ngón chân thay vì dàn đều khắp bàn chân, đưa đến lực đẩy máu từ chân về tim giảm đáng kể”, Lương y Phạm Ngọc Khánh nhận định. Trong quá trình mang thai, ngoài việc nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ biến đổi, gây ra tình trạng gia tăng progensteron, còn có trường hợp khi thai nhi phát triển lớn làm tăng nhu cầu lưu lượng máu chảy trong khoang chậu tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu. Bào thai phát triển cũng chèn ép làm gia tăng áp lực đẩy máu vào tĩnh mạch chân, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Yếu tố hormone: Estrogen tăng trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ góp phần gây giãn tĩnh mạch, tăng việc ứ đọng máu ở chân. Tính chất công việc: Việc đứng hoặc ngồi lâu gây tăng áp lực tĩnh mạch, hạn chế việc máu lưu thông từ chân về tim. Tình trạng này kéo dài gây ra suy giãn tĩnh mạch. Đặc trưng này dễ gặp nhất ở nhóm đối tượng nhân viên văn phòng, giáo viên, PG, người mẫu, nhân viên bán hàng… Để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, phụ nữ nên tránh đứng, ngồi một chỗ quá lâu, cần thay đổi tư thế nếu công việc bắt buộc phải đứng nhiều.Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn. Tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, vừa đi vừa nghỉ, gác chân cao cũng tốt cho bệnh tĩnh mạch. Bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây, rau tươi. Hạn chế đi giầy cao gót. Trải qua quá trình dài nghiên cứu và tìm tòi, kế thừa tinh hoa y học cổ truyền dân tộc và vận dụng thành tựu khoa học hiện đại, Lương y Phạm Ngọc Khánh với đôi bàn tay “thần kỳ” trực tiếp khám, chẩn đoán, chữa trị hiệu quả cho các bệnh nhân, với kỹ năng châm cứu thoăn thoắt, nhẹ nhàng, chính xác, thái độ niềm nở, hiền từ, ông đa được nhiều bệnh nhân ở khắp nơi tìm đến khám chữa bệnh bằng tình cảm mến mộ và khâm phục. Nếu như trước đây các bài thuốc Nam thường được bào chế một cách thủ công truyền thống nên rất bất tiện trong việc sử dụng và bảo quản (vì phải sắc, đun nấu…) thì sau nhiều năm nghiên cứu, Lương y Phạm Ngọc Khánh đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm thảo dược đã được bào chế theo công nghệ hiện đại dưới nhiều dạng như viên nén, viên nang mềm, dạng thuốc bột… giúp người sử dụng tiết kiệm được thời gian chế biến, tiện lợi cho người bệnh, nhất là những người hay phải đi công tác, không có thời gian sắc nấu thuốc. PV Để biết thêm về cách chữa, xin vui lòng liên hệ: Lương y Phạm Ngọc Khánh – Phòng khám YHCT Phước An Đường. SĐT: 0903.982 619. Địa chỉ: 799 Phạm Văn Bạch, P12, Q.Gò Vấp, TPHCM. Website: www. yhocphuocanduong.com 70% NGƯỜI MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN LÀ PHỤ NỮ Suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỷ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt Nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==