Khoa học và Đời sống số 08-2024

Số 8 (4322) Thứ Năm (22/2/2024) Các thành viên trong gia đình Hoàng gia Anh có một truyền thống thú vị là tự cân trọng lượng cơ thể trước và sau bữa ăn trong dịp Giáng sinh. Truyền thống này có từ thời Vua Edward VII và được thực hiện để đảm bảo tất cả thành viên đều ăn uống đầy đủ và ngon miệng. Theo một số chuyên gia, truyền thống đặc biệt này được Hoàng gia Anh duy trì đến ngày nay. Một điều thú vị là trong các bữa tiệc tối của Hoàng gia Anh, không bao giờ có 13 vị khách ngồi cùng một bàn ăn. Nữ hoàng Anh Elizabeth II không phải là người mê tín, kiêng kỵ con số 13 được cho là đem đến xui xẻo. Tuy nhiên, người đứng đầu Hoàng gia Anh đưa ra quy định bàn tiệc tối không bao giờ có 13 người để tránh trường hợp một trong những vị khách sợ hãi con số này. Vì vậy, những bữa tiệc tối có sự tham gia của Nữ hoàng Elizabeth II không bao giờ có 13 người cùng dùng bữa. Nữ hoàng Elizabeth II và các thành viên nữ trong Hoàng gia Anh luôn mặc những trang phục giản dị, sang trọng và lịch thiệp. Họ tránh mặc những trang phục quá gợi cảm để không gây ra những pha “lộ hàng” nhạy cảm. Dư luận không khỏi bất ngờ và thích thú khi biết được rằng, áo choàng rửa tội được các hoàng tử, công chúa Anh sử dụng là một món đồ mang tính lịch sử. Theo các chuyên gia, chiếc áo choàng rửa tội này được 62 em bé hoàng gia Anh sử dụng trong 163 năm. Con trai đầu lòng của Nữ hoàng Victoria và vua George VI là người đầu tiên mặc áo choàng rửa tội. Kể từ đó, các hoàng tử, công chúa thế hệ sau đều sử dụng. Hoàng gia Anh thường tái sử dụng các trang phục như áo choàng rửa tội để duy trì truyền thống tốt đẹp được lưu giữ suốt nhiều thế hệ. TÂM ANH (theo BR) Bát đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ là loạt cổ vật đặc sắc của Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long vừa được công nhận là Bảo vật Quốc gia vào ngày 30/1 vừa qua. Bộ bát đĩa gốm hoa lam của Vua nhà Lê Đây là một bộ sưu gồm bảy chiếc với hai chiếc bát và năm chiếc đĩa có niên đại từ thời Lê sơ, thế kỷ 15-16. Chúng từng là đồ dùng của nhà vua và thân quyến ở kinh thành Thăng Long thời kỳ này. Mặc dù có chút khác nhau về kích thước, bố cục hoa văn nhưng đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên các di vật trong bộ sưu tập là giống nhau, với trung tâm là hình tượng rồng được thể hiện sống động, hình khối uyển chuyển, tư thế mạnh mẽ. Rồng có tổng cộng 4 chân, các chân thể hiện tư thế vận động như đang đạp vào mây với các bắp cơ nổi khối, 5 ngón chân giang rộng. Đầu rồng ngẩng cao, miệng nhả ngọc, thân uốn thành nhiều khúc. Đồ án cánh sen, hoa liên tiền và đồ án hồi văn còn được sử dụng cho bộ sưu tập này, thành một băng chạy dài, giới hạn bởi hai đường chỉ nhỏ trên dưới dùng để trang trí ở cả mặt trong và mặt ngoài của mép miệng. Giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa Có bốn tiêu chí để bộ bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí hình rồng xứng đáng được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Thứ nhất, đây là những hiện vật gốc, gắn với một di tích quan trọng. Thứ hai, bộ sưu tập này gồm những là những hiện vật độc bản. Thứ ba, bộ sưu tập minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ thời Lê sơ. Đây là sản phẩm của các quan xưởng, một tổ chức do triều đình lập lên, quy tụ các nghệ nhân giỏi nhất lo việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho hoàng cung. Thứ tư, bộ sưu tập này có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Các hiện vật trong bộ sưu tập là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu và làm rõ công năng, quá trình tồn tại và thay đổi của các cung điện trong hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ. TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ CỔ VẬT VIỆT NAM HÌNH RỒNG Điều thú vị về truyền thống gia đình Hoàng gia Anh QUỐC LÊ Hoàng gia Anh được đánh giá là gia đình hoàng tộc nổi tiếng nhất thế giới. Những điều thú vị về truyền thống của họ luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng. Lễ hội nào có thời gian diễn ra lâu nhất ở Việt Nam? A: Chùa Hương B: Yên Tử C: Đền Hùng Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Hà Giang Điểm cực Bắc của nước ta được đánh dấu bằng điểm mốc cột cờ Lũng Cú nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển. Tỉnh Hà Giang có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía bắc tỉnh giáp Trung Quốc; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 7.884 km2. Điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Việt Nam nằm tại . Cột cờ Lũng Cú là điểm đến của du khách khi tới Hà Giang. Nằm trong khu vực vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, độ cao trung bình 800-1.200 m so với mực nước biển. Gần đó, đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.419 m và ngọn Kiều Liêu Ti cao 2.402 m là những đỉnh núi cao nhất nhì tại đây. Bảo vật Quốc gia hình Rồng ở Hoàng thành Thăng Long Có bốn tiêu chí để bộ bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long x ng đáng được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==