Khoa học và Đời sống số 05+06+07-2024

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 5+6+7 (4319+4320+4321) Thứ Năm (1/2/2024) 3 Trong Công điện số 11/CĐTTg ngày 30/1/2024 về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương tăng cương công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thực hiện tốt quy định của pháp luật, tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương… Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, của Nhân dân và du khách, nghiêm túc thực hiện quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội; nguồn gốc của lễ hội; không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường;.. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ trì, phối hợp đơn vị, địa phương liên quan xây dựng, triển khai các kế hoạch công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, tệ nạn xã hội tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và địa điểm tổ chức lễ hội. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tôn giáo, Ban Quản lý các cơ sở tín ngưỡng, Ban Tổ chức lễ hội thực hiện tốt quy định của pháp luật, tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương. Hướng dẫn, vận động các tổ chức, cá nhân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. “Không để xảy ra hoạt động mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn, gọi hồn, cúng vong, trục vong, cúng oan gia trái chủ, phản văn hóa, trục lợi tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở thờ tự, cơ sở tôn giáo”, Công điện của Thủ tướng nêu rõ. TIỂU PHƯƠNG Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Trần Tuấn Anh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ngày 31/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, quyết định về công tác cán bộ. Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ông Trần Tuấn Anh là cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tín nhiệm phân công ông giữ một số chức vụ lãnh đạo quan trọng. Trên cương vị Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông Trần Tuấn Anh có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành công tác của ngành Công Thương đạt kết quả quan trọng. Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để xảy ra nhiều vi phạm tại Bộ Công Thương, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự, xử lý kỷ luật Đảng, hành chính. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, ông Trần Tuấn Anh đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu. Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của cá nhân, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Trần Tuấn Anh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Cũng tại cuộc họp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Phan Việt Cường thôi giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ông Phan Việt Cường là cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tín nhiệm phân công ông giữ một số chức vụ lãnh đạo tại địa phương. Trên cương vị Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025, ông Cường có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo. Tuy nhiên, ông Cường chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều tổ chức Đảng, đảng viên cấp dưới vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật, có trường hợp bị xử lý hình sự. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, ông Cường đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu. HẢI NINH Thủ tướng Phạm Minh Chính. ẢNH: VIETNAMNET. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Bộ GD&ĐT chưa làm rõ mục đích của chứng nhận nghề nghiệp dành cho nhà giáo. Chứng nhận này, nếu giống thủ tục hành chính, thì nên bỏ. Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến đóng góp, phản biện để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo. Đáng chú ý, dự thảo đề cập việc nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp, được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp miễn phí. TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) - cho rằng, Bộ GD&ĐT chưa làm rõ mục đích của chứng nhận nghề nghiệp dành cho nhà giáo. Chứng nhận này, nếu giống một thủ tục hành chính, thì nên bỏ, không cần thiết. Cũng có thể, Bộ GD&ĐT đang hướng đến việc rất quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Nghĩa là, những người làm nghề giáo phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và được thẩm định trước khi hành nghề. Trong các trường sư phạm hiện nay, vấn đề bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên rất yếu. Họ mới tập trung phần lớn thời gian đào tạo về khoa học cơ bản. Trong trường hợp các trường sư phạm quan tâm, làm tốt việc bồi dưỡng đào tạo về tay nghề cho sinh viên, cũng cần có bộ phận đánh giá độc lập, khách quan để khẳng định chất lượng đào tạo, trình độ tay nghề giáo viên. “Nếu cấp chứng nhận nghề nghiệp cho nhà giáo với mục đích nâng cao, đảm bảo chất lượng giảng dạy của đội ngũ nhà giáo thì nên thực hiện”, TS Nguyễn Tùng Lâm bày tỏ quan điểm và cho biết, ở Đông Nam Á, bất cứ ngành nghề nào được hội nghề nghiệp công nhận thì tấm bằng đó mới có giá trị. Sinh viên sư phạm ra trường hoặc ai muốn dạy học phải thi lấy chứng nhận nghề nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chúng ta nên áp dụng điều này, nhưng chỉ với những người có nhu cầu sang nước ngoài, dạy học ở nước ngoài. Còn riêng ở Việt Nam, không nên quy định bắt buộc tất cả nhà giáo phải có chứng nhận nghề nghiệp, vì đây là vấn đề có tính lịch sử. Những giáo viên dạy lâu năm, có tay nghề, được học sinh, đồng nghiệp tín nhiệm, không phải thi chứng nhận nghề nghiệp. Thay vào đó, cần có quy định về mốc thời gian cụ thể, trình độ năng lực của giáo viên để cấp chứng nhận nghề nghiệp. Những người chưa đạt được mốc thời gian công tác hoặc chưa đạt chuẩn năng lực theo yêu cầu thì mới bắt buộc thi để được cấp chứng nhận nghề nghiệp. Điều này đồng nghĩa những thầy cô đã công tác vài chục năm trong ngành giáo dục sẽ không cần thiết có loại chứng chỉ này. “Riêng những người hành nghề dạy thêm, cần bắt buộc phải có chứng nhận nghề nghiệp”, TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh. THIÊN TUẤN Thủ tướng yêu cầu lễ hội văn minh, không cúng oan gia trái chủ Thủ tướng yêu cầu các địa phương không để xảy ra hoạt động mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn, gọi hồn, cúng vong, cúng oan gia trái chủ, phản văn hóa, trục lợi tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Không nên bắt buộc giáo viên có giấy chứng nhận nghề nghiệp TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam. Ông Trần Tuấn Anh. Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu Phạm Thị Hòa cùng thuộc cấp đã huy động hơn 1.000 tỷ đồng từ 400 nhà đầu tư, sau đó chiếm đoạt. Dư luận đặt câu hỏi, các nhà đầu tư có cơ hội đòi được tiền? Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng, trong vụ án trên, số tiền các bị can chiếm đoạt rất lớn. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ số tiền này như thế nào, được chuyển hóa thành tài sản ra sao, để xác định có hành vi rửa tiền hay không. Khi giải quyết vụ án hình sự liên quan tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản, cơ quan điều tra sẽ làm rõ tài sản mà các bị can chiếm đoạt đang ở đâu để tiến hành áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế, nhằm thu hồi tài sản cho nạn nhân. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ tiến hành niêm phong, kê biên, phong tỏa tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu, những tài sản có liên quan tội phạm để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại. Cơ quan điều tra sẽ phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, kê biên đối với bất động sản…, đảm bảo thi hành án. Quá trình điều tra vụ án, các bị can hoặc người thân thích của bị can tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả, sẽ là tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự. Trường hợp bị can và những người thân thích của bị can không tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế để thu hồi tài sản, trả lại cho bị hại. Những người đã góp tiền vào doanh nghiệp này theo hình thức góp vốn, cho vay hoặc giao dịch khác mà thấy mình đã bị lừa đảo, do những thông tin gian dối mà chuyển tiền, có thể liên hệ với cơ quan chức năng để được đề nghị tham gia tố tụng với vai trò là người bị hại, đồng thời được quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật chứng cứ yêu cầu để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét giải quyết. Trường hợp kết thúc hoạt động tố tụng mà người bị hại vẫn chưa nhận được tiền, trong phiên xét xử vụ án hình sự sau này, họ có quyền đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, buộc hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt và những thiệt hại khác nếu có. Sau khi án hình sự có hiệu lực pháp luật mà các bị cáo không tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả, bị hại có quyền căn cứ bản án có hiệu lực pháp luật để yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án. HẢI NINH Ông Trần Tuấn Anh thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII Cựu Chủ tịch Sen Tài Thu bị bắt, nhà đầu tư có đòi được tiền?

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==