Khoa học và Đời sống số 05+06+07-2024

Số 5+6+7 (4319+4320+4321) Thứ Năm (1/2/2024) 18 UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) xác định công trình trạm BTS của Mobifone làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và khu dân cư. Buộc phải tháo dỡ công trình. Như Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống phản ánh trong số 43 đăng ngày 26/10, nhiều năm qua, các hộ dân sinh sống tại khu 7, phường Việt Hưng (TP Hạ Long) liên tục có đơn thư phản ánh gưi UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND TP. Hạ Long về việc Tổng Công ty Viễn thông Mobifone xây dựng trái phép trạm BTS trên địa bàn với diện tích mặt bằng lắp đặt 380 m2, loại dây có lắp đặt trên mặt đất, chiều cao cột ăng ten 44,5m không đúng vị trí phê duyệt, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Mặc dù chính quyền địa phương đã lập biên bản vi phạm và ra quyết định thực hiện khắc phục hậu quả nhưng nhiều năm chưa thực hiện. Ngày 29/12/2023 vừa qua, UBND TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã ban hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Ban Quản lý dự án Hạ tầng 1 - Chi nhánh Tổng công ty Viễn thông Mobifone (có địa chỉ chính tại số 811A, đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Ông Nguyễn Mạnh Dũng, chức vụ giám đốc là người đại diện pháp luật. Công trình bị cưỡng chế bắt buộc của Mobifone được xác định là Trạm BTS QHNHLG-VIET- HUNG-7 tại thửa đất số 2, tờ bản đồ địa chính số 37 thuộc Tổ 4, Khu 7, phường Việt Hưng, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nội dung Quyết định cưỡng chế nêu rõ: Ban Quản lý dự án Hạ tầng 1 - Chi nhánh Tổng công ty Viễn thông Mobifone phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra cần được khắc phục là: Làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và khu dân cư. Buộc phải tháo dỡ công trình. Biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tháo dỡ công trình vi phạm (Trạm BTS QHN-HLG-VIET- HUNG-7) trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này. Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện phá dỡ công trình BTS vi phạm trên vẫn chưa được các bên thực hiện. Ghi nhận của PV Khoa học và Đời sống/ Báo Tri thức và Cuộc sống, ngày 31/1/2024, Trạm BTS QHN-HLG-VIET- HUNG-7 của Ban Quản lý dự án Hạ tầng 1 - Chi nhánh Tổng công ty Viễn thông Mobifone vẫn nằm kiên cố trên diện tích đất vườn của gia đình bà Nguyễn Thị An (vị trí không được phép xây dựng trạm BTS). Các khối bê tông được xây dựng kiên cố bao quang đế trạm cũng chưa được tháo dỡ. Theo Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Ban Quản lý dự án Hạ tầng 1 - Chi nhánh Tổng công ty Viễn thông Mobifone, UBND TP. Hạ Long đã gửi cho Công an Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, Phòng Quản lý đô thị Thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố, Phòng tư pháp Thành phố, Đội Kiểm tra trật tự đô thị và Môi trường Thành phố, Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố, Điện lực Hạ Long và các đơn vị, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, sáng 31/1/2024, trao đổi với PV, cán bộ địa chính UBND phường Việt Hưng cho biết: “Hiện vẫn đang xây dựng kế hoạch cưỡng chế và chờ ra Tết mới cưỡng chế”. Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin. THIÊN TUẤN BẠN ĐỌC T Mỗi dân tộc ở các vùng miền, cách chế biến, sử dụng gia vị nêm nếm các món thịt treo khô trên gác bếp có khác nhau. Vì vậy, sản phẩm mỗi vùng lại có mùi vị đặc trưng. Riêng bà con dân tộc sinh sống tại mảnh đất Lai Châu, đặc biệt là dân tộc Mông, từ bao đời nay có bí quyết riêng, khác biệt để làm thịt treo khô gác bếp ngon. Người dân tộc Mông ở Lai Châu thường chế biến nhiều các món thịt để treo khô trên gác bếp để ăn dần quanh năm. Người Mông sử dụng nhiều loại thịt như trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, thậm chí cả chim muông… treo gác bếp. Nhưng thông dụng nhất, phổ biến hơn cả là thịt lợn, trâu, bò, bởi những loại thịt treo khô này ăn vừa ngon, lại có thể tích trữ, bảo quản được lâu mà không bị hỏng. Sau khi mổ gia súc, người ta thường chọn những phần thịt thật ngon, chẳng hạn như thịt ba rọi, thịt mông, vai, lườn… Sau đó, thịt được sơ chế, cắt khúc theo dải tùy ý muốn rồi bày ra Cưỡng chế phá dỡ trạm BTS trái phép của Mobifone Hấp dẫn thịt gác bếp Lai Châu người dân dùng móc sắt để treo, một đầu móc vào miếng thịt, một đầu ngoắc vào thanh ngang treo phía trên của bếp đun nấu. Những móc thịt được treo sát nhau và không cách quá xa phần bếp lửa phía bên dưới, khi khoảng cách khoảng từ 2 đến 2,5 mét là vừa. Quy trình làm khô của thịt được hơi nóng ấm và khói bay lên từ việc người ta đun nấu hàng ngày phía bên dưới. Qua thời gian, hơi nóng của lửa và khói sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ chảy ra một phần, phần mỡ còn lại có độ trong nhất định, thịt nạc và da có màu vàng pha lẫn đỏ thẫm. Để thịt thơm hơn, đồng bào nơi đây còn lấy cây ngải cứu rừng và bã mía để đốt hun thịt cho khói thơm ngấm vào thịt sẽ hấp dẫn hơn về mùi vị. Sự khác biệt của cách làm các món thịt treo khô gác bếp ở Lai Châu không chỉ ở công đoạn ướp nhiều loại hương liệu, gia vị, mà còn là ở thời gian ủ thịt. Có lẽ vì thế mà các món thịt treo khô gác bếp Lai Châu được cho là thơm ngon, đậm đà hơn nơi khác. Khi chế biến món ăn, lấy thịt xuống hơ qua lửa để thịt mềm ra rồi rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: xào với cà chua, kho với lá tỏi hay đơn giản là xào lẫn với rau cải mèo đắng… Cũng có thể rửa sạch thịt khô, bọc trong lá chuối tươi, sau đó vùi vào than tro lửa nóng, đủ độ rồi bỏ ra thái mỏng, sắp đĩa làm món nhậu lai rai. Tôi từng nhiều lần đến với Lai Châu, không lần nào quên thưởng thức các món thịt khô treo gác bếp ở đây vì nó quá ngon, quá hấp dẫn. Bởi vậy, bất cứ du khách nào khi lên với vùng đất đáng mến này, nhớ đừng bỏ lỡ danh mục ẩm thực độc đáo ngon và lạ miệng ở đây, nhất là các món thịt treo khô gác bếp… Bài & ảnh: TRỊNH VIẾT HIỆP nong, nia cho nguội. Thịt để chế biến làm khô treo gác bếp, người Mông ở Lai Châu không được rửa dưới nước lạnh, mà chỉ dùng khăn vải sạch sẽ lau, thấm khô phần máu còn đọng lại. Bởi nếu rửa thịt bằng nước thì chất lượng thịt sẽ giảm. Đó còn chưa kể khi làm khô rồi thịt cũng nhanh bị hỏng. Chính vì vậy, việc rửa thịt sau khi mổ là điều tối kỵ. Hoặc có rửa do thịt dính bẩn thì cũng phải rửa bằng nước muối pha loãng. Tiếp theo đó, thịt được vào cối dùng chày gỗ giã nhẹ nhàng với lượng muối vừa đủ để ngấm vào thịt chứ không giã nát. Người ta cho vào cối giã thịt cả một chút mắc khén (hạt tiêu rừng), ớt chỉ thiên cay xè, vài nhánh tỏi, gừng. Sau đó đem thịt trộn với một loại men làm từ các thân dây, lá cây rừng. Khâu cuối cùng của công đoạn ướp là thịt được cho vào gùi hay chum, vại ủ kín từ 2 đến 3 ngày để muối, gia vị thấm sâu vào các thớ, thỏi thịt. Sau đó dỡ từng miếng, dải thịt mang treo lên gác bếp. Mỗi miếng, dải thịt được hịt treo khô gác bếp từ lâu luôn được xem là món ăn rất ngon và lạ miệng. Đây không chỉ là đặc sản của bà con các dân tộc ở tỉnh Lai Châu nói riêng, mà còn là nét ẩm thực “phổ thông” của các dân tộc thiểu số sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Hoà Bình, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Yên Bái… Thịt treo khô gác bếp không chỉ để được lâu không bị hỏng mà còn có thể chế biến thành rất nhiều món ngon vô cùng hấp dẫn... Bất cứ căn bếp của các gia đình dân tộc Mông nào ở vùng cao Lai Châu cũng có những giàn thịt treo khô như thế này dùng để ăn dần...

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==