Khoa học và Đời sống số 05+06+07-2024

Số 5+6+7 (4319+4320+4321) Thứ Năm (1/2/2024) Cuộc đời và sự nghiệp của pharaoh Menes nổi tiếng lịch sử được nhắc đến trong nhiều tài liệu, truyền thuyết cổ xưa, bởi ông là vua sáng lập vương triều Ai Cập đầu tiên, khoảng năm 3100 trước Công nguyên. Ngoài Menes, vị pharaoh Ai Cập huyền thoại này còn có nhiều tên gọi khác như: Meni, Min, Manas hay Minaios. Menes sinh ra ở Hierakonpolis (Nekhen) hay Thinis. Theo truyền thuyết của người Ai Cập cổ đại, Menes đã hợp nhất vùng Thượng và Hạ Ai Cập thành vương quốc. Sau đó, Menes trở thành pharaoh đầu tiên trị vì vương triều Ai Cập nổi tiếng sử sách. Trong suốt thời gian trị vì, pharaoh Menes có nhiều dấu ấn. Trong đó, pharaoh Menes cho người xây thành Memphis - lớn nhất thế khi ấy. Về sau, Memphis được chọn làm kinh đô của vương triều Ai Cập. Cái chết của pharaoh Menes là chủ đề nhiều người quan tâm. Theo truyền thuyết, sau khi trị vì Ai Cập 62 năm, ông hoàng Menes bị hà mã giết chết trong một tai nạn. Thi hài pharaoh Menes được chôn cất trong lăng mộ tại Saqqara. Con trai của Menes là Djer kế vị ngai vàng. Do Djer tuổi còn nhỏ, vợ của pharaoh Ai Cập đầu tiên đã nhiếp chính, hỗ trợ con trai xử lý chuyện triều chính. Trước cuộc đời pharaoh Menes, một số chuyên gia cho rằng ông rất có thể là vị vua hư cấu của người Ai Cập. Những huyền thoại về Menes có nhiều điểm giống với giai thoại về Romulus và Remus - cặp song sinh sáng lập nền văn minh La Mã cổ đại. Đến nay, Menes có thật không vẫn là bí ẩn lớn. TÂM ANH (theo Ancient-origins) Được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1, đao cẩn tam khí thời Trần là cổ vật đặc sắc của Hoàng thành Thăng Long. Hiện vật này được cho là có từ thế kỷ 13-14, cấu tạo gồm hai phần thân và cán. Trong đó, thân đao dài 64 cm, vị trí tiếp giáp cán rộng 1,4 cm. Sống đao dày 1 cm, rộng dần về mũi. Phần rộng nhất của mũi 5,1 cm, dày 0,1 cm. Mũi đao hếch cao, lượn cong hình bán nguyệt. Sống mũi (thượng nhận) có dáng uốn lượn, kết hợp các họa tiết trên thân mũi, tạo thành đồ án mặt nguyệt. Hoa văn trên đao đặc biệt tinh xảo, được tạo hình bằng kỹ thuật cẩn với chất liệu kim loại màu vàng, trắng với nhiều đồ án khác nhau, được trang trí nhắc lại ở hai mặt. Đồ án hoa văn có thể được chia làm ba phần. Phần thứ nhất tiếp giáp giữa thân và cán là bố cục hai lớp cánh sen. Giữa hai lớp là những đường chỉ chìm, chấm tròn, tạo cảm giác làm nền cho đồ án hoa văn tiếp theo. Phần thứ hai trang trí đồ án dây lá. Lá lật hình sin theo quy luật màu trắng ứng với vàng. Bao quanh dải dây lá là các đường chỉ mảnh nhưng rõ ràng. Phần thứ ba, cấu trúc khá phức tạp, gồm nhiều đồ án trải dài từ phần giữa thân đao đến đầu mũi, gồm hình người, bông hoa và thụy vân - vân mây tốt lành. Sống đao được trang trí hoa văn dây lá với họa tiết xoắn hình sin, chạy từ cán đến mũi những chấm nhỏ liên tiếp khắc chìm. Phần cán chỉ còn lại lõi thép bên trong dài 18,5 cm, lá chắn, chuôi và chốt chuôi đều đã mất. Đai đao dài 1,8 cm, làm bằng hợp kim đồng, bề mặt được mài bóng. Hai viền đai khắc những đường chỉ rất tỉ mỉ. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, lưỡi của thanh đao có tuổi đời gần 1.000 năm này đã bị mẻ nhiều chỗ. Thân đao bị gãy gập chỗ gần cán và cong ở phần giữa. Hình ảnh phục dựng đồ án trang trí trên mặt đao và sống đao được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long. TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM Bí ẩn nghìn năm về vua sáng lập Ai Cập cổ đại QUỐC LÊ Pharaoh Menes nổi tiếng lịch sử là người sáng lập vương triều Ai Cập đầu tiên. Ông đã hợp nhất vùng Thượng và Hạ Ai Cập thành vương quốc. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, có thể vua Menes không có thật. Điểm cực Bắc nước ta nằm ở đâu? A: Hà Giang B: Lào Cai C: Lai Châu Đáp án đúng Quizz test số trước: B: Lào Cai Sông Hồng hay còn gọi là Hồng Hà, bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chi lưu phía đông bắt nguồn từ vùng núi huyện Tường Vân. Sông chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái, Di, Cáp Nê. Đến biên giới Việt - Trung, sông chạy dọc biên giới khoảng 80 km; bờ nam thuộc Việt Nam, bờ bắc là lãnh thổ Trung Quốc. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Cột mốc biên giới 92 nằm ở xã Lũng Pô, huyện Bát Xát (Lào Cai) là điểm thiêng liêng đánh dấu nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Cột mốc này thuộc quản lý của đồn biên phòng Lũng Pô. Từ thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy qua các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình rồi đổ ra biển Đông. Thanh đao cổ tinh xảo được tìm thấy ở Hà Nội Hoa văn trên đao đặc biệt tinh xảo, được tạo hình bằng kỹ thuật cẩn với chất liệu kim loại màu vàng và trắng với nhiều đồ án khác nhau, trang trí nhắc lại ở hai mặt.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==