Khoa học và Đời sống số 05+06+07-2024

Số 5+6+7 (4319+4320+4321) Thứ Năm (1/2/2024) 10 CÔNG NGHỆ SỐ Dấu ấn các tổ chức Khoa học và Công nghệ trực thuộc VUSTA năm 2023 Hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và tổ chức, đơn vị về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), do Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức. ẢNH: MAI LOAN Nộp thuế 154 tỷ đồng, gấp gần 4 lần ngân sách cấp cho VUSTA VUSTA hiện có 580 tổ chức KH&CN trực thuộc. Thực hiện vai trò cơ quan chủ quản, năm 2023, VUSTA tiếp tục tập hợp, đoàn kết và phát huy vai trò, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, xây dựng và củng cố hệ thống các tổ chức KH&CN trực thuộc. Thường trực lãnh đạo VUSTA chỉ đạo sửa đổi các quy định về thành lập tổ chức KH&CN theo hướng nâng cao tiêu chuẩn thành lập các tổ chức KH&CN trực thuộc, gắn trách nhiệm của nhân sự chủ chốt của các viện nghiên cứu vào tạp chí trực thuộc viện, tăng nội dung về đình chỉ, giải thể tổ chức hoạt động không đúng quy định, vi phạm pháp luật, điều lệ tổ chức với mục tiêu cao nhất là tạo ra môi trường lành mạnh cho trí thức, nhà khoa học làm việc, cống hiến. Theo số liệu báo cáo, trong năm 2023, kết quả hoạt động của các đơn vị KH&CN trực thuộc VUSTA đạt những con số ấn tượng. Trong đó, đáng chú ý, tổng huy động kinh phí là 1.244 tỷ đồng. Tổng thuế nộp Ngân sách Nhà nước 154 tỷ đồng, gấp gần 4 lần ngân sách cấp cho VUSTA hàng năm. Góp ý kiến nhiều dự thảo Luật quan trọng Tư vấn, phản biện và giám định xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của VUSTA, được thể chế trong Điều lệ và Thủ tướng phê chuẩn, quy định tại Quyết định 14/2014/QĐTTg ngày 14/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Thực tế, các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA tham gia nhiều công đoạn trong quá trình xây dựng chính sách, trong đó có đóng góp ý kiến, đề xuất sáng kiến đối với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhưng có thể dùng với nhiều cụm từ khác nhau như “tư vấn chính sách”, “góp ý chính sách”, “phản biện xã hội”. Bên cạnh một số đơn vị có năng lực nghiên cứu sâu về chính sách được các nhà khoa học công nhận, có hoạt động nghiên cứu, đánh giá bài bản để đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp thực tế, thì phần lớn tổ chức trực thuộc VUSTA chủ yếu trực tiếp đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản sau khi cơ quan quản lý nhà nước có dự thảo. Cụ thể, năm 2023, có 83 lượt góp ý, tư vấn dự thảo luật; 36 lượt góp ý, tư vấn các dự thảo nghị định; 41 lượt góp ý, tư vấn dự thảo công tư. Có thể nói, đây là hoạt động thể hiện rõ nhất vai trò của các trí thức trong hoạt động của tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA. Thời gian qua, với sự nhiệt tình, tâm huyết của các trí thức đang hoạt động tại tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA, nhiều kết quả nghiên cứu, luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn cho nhà hoạch định chính sách đã được những tổ chức này đưa ra, kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ/ngành trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, nghị định, chương trình, đề án. Trong đó, đáng chú ý là với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một bộ luật quan trọng. Nhà khoa học, chuyên gia của VUSTA có nhiều ý kiến giá trị gửi tới Ban soạn thảo, Quốc hội. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa qua. Nhiều sản phẩm KH&CN được công nhận 2023 là năm đặc biệt khó khăn với các tổ chức KH&CN nói chung, trực thuộc VUSTA nói riêng. Mặc dù vậy, một số tổ chức vẫn nỗ lực trong các hoạt động nghiên cứu và có sản phẩm được công nhận, ghi nhận hoặc thông qua những bài báo được đăng tải. Cụ thể, 21 bằng sáng chế độc quyền được cấp, số bằng giải pháp hữu ích độc quyền là 17; số bài báo đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế là 195; 675 bài báo đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước; số lượng đề tài, dự án, chương trình là 681; số lượng hợp đồng dịch vụ, dịch vụ KH&CN thực hiện: 1.222; 12 công trình về năng lượng (thủy điện, điện mặt trời, điện gió…) được đơn vị tư vấn/thiết kế, triển khai... Một số công trình đáng chú ý như đề tài cấp Nhà nước của Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa gan mật “Nghiên cứu đánh giá rối loạn vận động và bài tiết một số bệnh lý dạ dày, thực phẩm” (nghiệm thu tháng 8/2023); đang dần hoàn thiện đề tài “Nghiên cứu phát triển hệ thông thông minh hỗ trợ chẩn đoán tổn thương đường tiêu hóa trên bằng hình ảnh nội soi”. Viện Nấm và Công nghệ sinh học thực hiện dự án “Nấm lớn trong rừng Việt Nam: Ghi nhận các loài ăn được, ước tính sản lượng, mùa vụ và khả năng nuôi trồng”, do Quỹ VinIF tài trợ. Đến nay, kết quả bước đầu thu thập, định dạng 500 mẫu nấm lớn tại các khu vực nghiên cứu, đánh giá khả năng ăn được và nuôi trồng của 2 loại tiêu biểu. Các hoạt động như bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo, hoạt động bình đẳng xã hội, bình đẳng giới, hoạt động chăm sóc sức khỏe, phát triển nông nghiệp bền vững, giáo dục và đào tạo, dạy nghề... cũng được chú trọng, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2023, hoạt động của các tổ chức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đạt nhiều kết quả ấn tượng, tổng thuế nộp Nhà nước 154 tỷ đồng, gấp gần 4 lần ngân sách cấp hàng năm. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan trưng bày các sản phẩm khoa học, kỹ thuật tại Hội nghị đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. ẢNH: TTXVN Mô hình sản xuất giống cây áp dụng công nghệ cao của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam). ẢNH: TRẦN VIỆT MAI LOAN Các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA đều tự chủ, tự trang trải, không có hỗ trợ ban đầu từ Nhà nước. Bên cạnh các tổ chức KH&CN có hoạt động ổn định, phát triển tốt, không tránh khỏi một số tổ chức gặp nhiều khó khăn, hoạt động yếu kém. Từ cuối năm 2021 đến nay, VUSTA tăng cường kiểm tra, rà soát những tổ chức KH&CN hoạt động yếu kém, vi phạm quy định của Nhà nước và VUSTA để tiến hành các thủ tục đình chỉ, giải thể. Đồng thời, VUSTA đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp các ngành, cấp, tạo ra môi trường thuận lợi cho trí thức và nhà khoa học ngoài công lập sáng tạo, cống hiến, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==