Khoa học và Đời sống số 04-2024

Số 4 (4318) Thứ Năm (25/1/2024) 23 ĐỜI SỐNG XANH TÒA SOẠN: KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG ẤN PHẨM CỦA BÁO TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG TRỤ SỞ: 70 TRẦN HƯNG ĐẠO, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI TỔNG ĐÀI: (024) 6.2732677; EMAIL: baotrithuccuocsong@gmail.com VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM HOTLINE: 096 523 77 56 TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN DANH CHÂU CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP: TSKH PHAN XUÂN DŨNG CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM ĐẶT MUA BÁO VÀ QUẢNG CÁO: TẠI HÀ NỘI: (024) 6.2732679 - TẠI TPHCM: (028) 3.8292280 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO VÀ PHÁT HÀNH: (024) 6.2732623 GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 536 - GP-BTTTT NGÀY 19/11/2020 IN TẠI: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN QUÂN ĐỘI I TRÌNH BÀY: DUY TUẤN Giá: 11.800đ úi Chứa Chan (Xuân Lộc, Đồng Nai) là ngọn núi cao thứ hai ở Nam bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh). Với nhiều công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời và cảnh quan thiên nhiên thơ mộng hùng vĩ, đây là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê chinh phục. vài năm gần đây lên đến chùa Bửu Quang ở lưng chừng núi), rồi tiếp tục men theo đường mòn đi bộ lên đến đỉnh núi. Cách thứ 2 là đi bộ lên chùa Bửu Quang rồi tiếp tục hành trình như cách 1. Tuy nhiên, dân trekking thì chắc chắn sẽ chọn cách thứ 3 đó là lập nhóm và đi theo “đường cột điện”. Đây thực chất là tuyến đường mòn men theo đường dây điện, các cột điện này dẫn từ chân núi lên đỉnh núi để phục vụ cho Trạm SK11 (Lữ đoàn Thông tin 23 – Quân khu 7) đóng tại cao điểm trên núi Chứa Chan. Hành trình chinh phục đỉnh núi theo cách này mất hơn 3 tiếng đồng hồ, đường đi không quá khó khăn nhưng đòi hỏi du khách phải có chút thể lực và sự chuẩn bị tốt về trang bị, lương thực, nước uống. Đoạn đường mòn này ngoài cảnh núi non hùng vĩ, cây cối xanh mướt đẹp đến ngỡ ngàng, thi thoảng có thể thấy được vài loại thú rừng nhỏ và chim. Giày dép, nón, trang bị cá nhân, thuốc men... là những thứ người leo núi cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Leo núi ở phương Nam vào mùa xuân không cần phải mang theo áo mưa vì “xui” lắm thì mới có cơn mưa trái mùa, tuy nhiên du khách phải chuẩn bị đồ chống nắng và chống gió, vì khí hậu trên núi Chứa Chan ban ngày khá nóng nhưng ban đêm lại có nhiều sương. Ngoài ra, đối với những du khách không phải dân trekking mà muốn trải nghiệm núi Chứa Chan thì có thể lên thẳng chùa Gia Lào bằng đường cáp treo, đến đây thì cũng đã ở độ cao trên 600m. Hiện hệ thống cáp treo hoạt động xuyên suốt với chi phí 200.000 đồng/1 vé khứ hồi và 150.000 đồng/ chiều đi lên; 100.000 đồng cho chiều đi xuống. LÊ VŨ Núi Chứa Chan (còn có tên gọi khác là núi Gia Lào hoặc núi Gia Ray) nằm tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, với độ cao hơn 800m so với mực nước biển (đỉnh cao nhất được xác định là 837m). Từ lâu nơi đây đã được xem như một chốn “bồng lai gần gũi” thu hút rất đông du khách đến leo núi, khám phá thiên nhiên, khám phá những câu chuyện huyền thoại ly kỳ, viếng cảnh chùa. Có lẽ vì thế, xuân về leo núi Chứa Chan đang là sự lựa chọn trải nghiệm của nhiều du khách. Những điều thú vị khi đến với núi Chứa Chan Những cung đường thiên nhiên tuyệt đẹp: Chưa kể đến việc leo núi, trên đường đi đến núi Chứa Chan nếu bằng xe máy, các “phượt thủ” chắc chắn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục, với những hàng cây xanh mát phủ kín hai bên đường. Núi Chứa Chan là nơi phát nguyên của các con suối như: Gia Ui (chảy về hướng đông), Gia Miên (hướng tây), Gia Liêu (hướng nam) và Gia Lào (hướng bắc) với nguồn nước trong mát quanh năm, nên chỉ việc dạo quanh chân núi và hòa mình vào thiên nhiên cũng đã mang đến nhiều cảm xúc. Hành trình tâm linh: Trên núi có tổng cộng 4 ngôi chùa, nhưng nằm ở vị trí cao nhất, có lịch sử lâu đời nhất và được đông đảo khách thập phương tìm về chiêm bái nhất là Chùa Gia Lào (còn gọi là Bửu Quang Tự). Chùa nằm ở lưng chừng núi, tuy không có nhiều kiến trúc quá độc đáo, hoành tráng, N nhưng tổng thể ngôi chùa luôn toát lên vẻ thâm nghiêm, kỳ vĩ. Đặc biệt chùa không có thùng công đức và không hề nhận tiền cúng dường. Trên đường lên chùa, bạn sẽ bắt gặp một cây đa với 3 gốc - 1 ngọn. Với người dân ở đây, cây đa 3 gốc này rất linh thiêng, được xem như hiện thân của thần núi bảo vệ núi và người đi rừng. Đây cũng là một điểm dừng chân mà mọi người không thể bỏ qua khi đến núi. Trekking và cắm trại: Núi Chứa Chan được đánh giá là ngọn núi dễ leo, là thiên đường trải nghiệm cho những trekker mới. Núi không quá dốc và quá cao, nằm thoải nên dễ dàng đi, đồng thời mỗi một địa hình khác trên núi đều có một phong cảnh khác nhau với nhiều sắc thái. Vì vậy, đây là hoạt động được nhiều bạn trẻ ưa thích. Đặc biệt ở lưng chừng núi và trên đỉnh núi còn có nhiều không gian lý tưởng để có thể cắm trại qua đêm, nướng thức ăn, đàn hát... Check-in đỉnh núi Chứa Chan cao 837m: Ngoài lưu lại những khoảnh khắc của hoàng hôn, bình minh tuyệt leo núi Chứa Chan “Đường cột điện” hiện là cung đường leo núi còn khá hoang sơ và được nhiều “phượt thủ” lựa chọn để lên đỉnh núi đẹp hoặc “săn mây” đầy thơ mộng, thì điểm thú vị thu hút nhiều bạn trẻ là phải check-in đỉnh núi Chứa Chan, nơi có cột mốc đánh dấu độ cao 837m. Đối với nhiều người, điều này ngoài ý nghĩa lưu niệm ra thì còn như một sự khẳng định về hành trình chinh phục “đỉnh cao” của bản thân, tạo động lực cho bản thân trong cuộc sống. Kinh nghiệm cần biết Hành trình chinh phục đỉnh núi Chứa Chan hiện nay có 3 cách: Một là ngồi cáp treo (được đưa vào hoạt động “Săn mây” và “ngắm bình minh ở một nơi xa” là những điều thú vị thu hút du khách đến với núi Chứa Chan Một góc Chùa Bửu Quang hay còn gọi là chùa Gia Lào nằm ở lưng chừng núi, Check-in tại chóp đỉnh núi Chứa Chan - 837m là mục tiêu của nhiều du khách

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==