Số 4 (4318) Thứ Năm (25/1/2024) 18 BẠN ĐỌC T Từ lâu, cứ vào những ngày lễ Tết, hầu hết gia đình chuẩn bị hoa quả, lễ vật để thắp hương, cúng bái. Đây không chỉ là phong tục mang đậm nét đẹp văn hóa ở nước ta, mà còn khá phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á. Tuy nhiên, nguy cơ hỏa hoạn từ việc thắp hương, đốt nến (cả hóa vàng mã) rất lớn, nếu người dân chủ quan, lơ là. Trong quá khứ, không ít vụ hoả hoạn liên quan thắp hương, đốt nến, hóa vàng đã xảy ra. Dịp Tết Nguyên đán, nguy cơ hỏa hoạn cao hơn, khi nhà nào cũng thắp hương ngày đêm, bày nhiều đồ cúng. Nếu không cẩn thận, các đám cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một thực tế nữa là nhiều gia đình hóa vàng mã vội vã, cho hết vào đốt rồi bỏ đi chỗ khác. Điều đó khiến hỏa hoạn xảy ra, họ không thể xử lý kịp thời. Từ thực trạng trên, để phòng ngừa hỏa hoạn, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, các gia đình cần chú trọng công tác phòng ngừa cháy nổ, hết sức thận trọng trong việc thắp hương, đốt nến, hóa vàng mã. Ngoài việc kê, lót các tấm bằng nguyên liệu khó bắt lửa trên mặt bàn thờ, dưới đế bát hương, chân cây nến, người dân cũng nên bày biện bánh mứt, các đồ cúng lễ có khoảng cách với địa điểm đặt bát hương, chân nến. Một yếu tố nữa cần phải lưu ý, đó là khi không có ai ở nhà, hoặc ban đêm, nên hạn chế thắp hương, đốt nến. Bởi, lỡ không may xảy ra hoả hoạn mà không kịp phát hiện, hậu quả rất khó lường… NGUYỄN THỊ LOAN ết cổ truyền của dân tộc lại sắp đến. Hôm trước, mẹ gọi điện từ quê, bảo tôi gắng về sớm để phụ gia đình sửa soạn, chuẩn bị cho Tết. Năm nay, nhà tôi sẽ nấu bánh chưng và “ăn đụng” lợn (nhiều gia đình cùng chung mổ một con lợn để ăn Tết). Nghe mẹ thông báo, tôi thấy vui. Bởi, đã từ lâu, mỗi khi Tết tới, mẹ thường ra chợ mua thịt lợn về nấu bánh chưng, sửa soạn cỗ Tết, chứ không “ăn đụng”. Tôi nghĩ năm nay, nhà mình sẽ làm cỗ to và rất vui khi con cháu đủ đầy để Tết thêm phần tươm tất. Tục “ăn đụng” thịt lợn ngày Tết đã trở lại không chỉ ở quê tôi, mà rất nhiều nơi khác. Có lẽ, mọi người, mọi nhà đều muốn chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm, muốn ăn thịt lợn tự nuôi, sạch, ngon… Điều này được nhiều người quan tâm trong bối cảnh thực phẩm ngoài thị trường không phải lúc nào cũng đảm bảo, thậm chí có chất Đã từ lâu, bất cứ ai đi qua đường số 14, thuộc địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, TP.Thủ Đức (TP HCM) cũng không khỏi ngao ngán lắc đầu trước hình ảnh một bãi rác thải tự phát ô nhiễm luôn trong tình trạng ngập ngụa bên lề đường, thậm chí nhiều thời điểm rác nhiều quá còn tràn lên xâm lấn cả mặt đường. Theo một số người dân sinh sống quanh đó cho biết, những túi rác, bịch rác xuất hiện thường xuyên do nhiều người thiếu ý thức lén lút mang tới vứt, đổ trộm. Thậm chí, có một số người từ nơi xa đi xe máy tới đổ rác.. Được biết, tổ vệ sinh vẫn thường xuyên tới thu gom quét dọn, vận chuyển rác thải ở đây mang đi. Tuy nhiên, chỉ được vài bữa tạm gọi là sạch sẽ rồi sau đó rác lại xuất hiện ngập tràn như cũ. Điều đáng nói, “điểm đen” rác thải tự phát có hình ảnh xấu xí này không chỉ khiến các hộ dân sinh sống quanh đó “ngạt thở” bởi mùi xú uế bốc lên nồng nặc; mà tình trạng ô nhiễm khuếch tán từ bãi rác còn “tra trấn” học sinh, giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên của TP.Thủ Đức, khi mà bãi rác này xuất hiện ngay sát tường rào của trung tâm. Từ thực trạng như trên, rất mong chính quyền địa bàn phường, cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn ngừa cũng như xử phạt thật nặng các trường hợp vi phạm vứt đổ rác không đúng nơi quy định. Tiến tới xoá sổ dứt điểm bãi rác thải tự phát, trả lại hình ảnh mỹ quan và môi trường trong lành sạch sẽ cho khu vực nêu trên! Bài & ảnh: THẠCH BÍCH NGỌC (ĐHQG, TP HCM) Bãi rác ô nhiễm tràn đường “tra tấn” trung tâm giáo dục thường xuyên Tết xưa “ăn đụng” thật vui Ngày trước, thỏa thuận “đụng lợn” ở quê thường được trả bằng thóc lúa. Tùy con lợn to, nhỏ khác nhau, mỗi người phải trả bao nhiêu kg thóc. Ngày nay, nhiều người vẫn trả công nuôi lợn bằng thóc lúa, nhưng cũng có một số nơi trả luôn bằng tiền. Không khí những ngày cận Tết, mọi nhà đều mổ lợn làm cỗ khiến không khí rất vui nhộn. Ngay từ ngày 26, 27 tháng Chạp, nhiều nhà đã bắt, mổ lợn từ sáng sớm. Rộn rã hơn cả là sáng 30 Tết. Trước đó, người dân chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, thực phẩm. Trong lúc người lớn tất bật với công việc, đám trẻ nhỏ chúng tôi hồi ấy thường được phân công đun nước, cắt những tàu lá chuối để ra sân gạch làm chỗ ngả thịt chia phần... Chúng tôi ngóng chờ lúc chia phần cho các hộ “ăn đụng”. Ai cũng muốn mang nhanh thịt về nhà. Anh em tôi thường luộc đuôi ăn trước, tóp mỡ để ăn dần… Năm nay, trở về nhà đón Tết, tôi lại được hòa mình vào không khí rộn rã của làng quê như thuở ấu thơ ngày trước; lại được tham gia “đụng lợn”, gói bánh đón Tết. Không khí đón giao thừa sẽ mang tới niềm vui cho mọi người, mọi nhà… TRỊNH VIẾT HIỆP cấm, hóa chất nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Nhớ về quãng thời gian ấu thơ nơi quê nhà, tục “đụng lợn” ngày Tết rất phổ biến trong làng, xã. Rất ít nhà mua thịt ngoài chợ. Thông thường, 3 đến 5 hộ gia đình, anh em dòng họ hoặc giữa các hộ trong xóm “đụng lợn” với nhau. Họ sẽ thỏa thuận, phân công người nuôi lợn. Cũng có khi, việc này được phân bổ luân phiên qua từng năm. Nghĩa là, nhà này nuôi năm nay, nhà kia sẽ nuôi năm sau, luân chuyển quay vòng đủ lượt. NGUY CƠ HỎA HOẠN TỪ ĐỐT HƯƠNG, VÀNG MÃ: Không thể xem thường Ảnh minh họa Ảnh minh họa
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==