Khoa học và Đời sống số 04-2024

Số 4 (4318) Thứ Năm (25/1/2024) Nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, đèo Pha Đin được coi là đèo dài nhất Việt Nam với độ dài lên đến 32 km. Hiểm trở, hùng vĩ Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là "trời", Đin là "đất", hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn, điểm cao nhất của đèo là 1.648 mét. Địa thế đèo rất hiểm trở, chênh vênh, một bên là vách núi và một bên là vực sâu hun hút. Độ dốc của đèo khoảng 10%, có chỗ 12% đến 15% thậm chí cục bộ 19%. Lúc lên dốc và xuống dốc, con đường đèo ngoằn ngoèo với 8 cung đường cua hết sức nguy hiểm, bán kính đường cong dưới 15m và bên cạnh đó là vô số các khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z. Khu vực này núi đất đỏ chứ không phải núi đá vôi, nên nền đất đèo nhìn chung tương đối yếu, dễ xảy ra sụt, trượt, lở đất vào mùa mưa. Chính vì vậy, trong quá khứ có nhiều vụ tai nạn thảm khốc đã xảy ra trên đèo. Trên lưng chừng đèo Pha Đin thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống du khách sẽ thấy thung lũng Mường Quài trải rộng với ngút ngàn màu xanh của đồi núi, thấp thoáng những làng bản đầu tiên của huyện Tuần Giáo. Người Lai Châu cũ (nay là Điện Biên) và Sơn La từ xa xưa còn lưu truyền câu chuyện kể về cuộc bàn thảo tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng một cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin. Người và ngựa của cả hai phía đều đồng thời xuất phát từ hai đầu dốc đèo. Hai dũng sĩ và hai con tuấn mã đều có sức mạnh và ý chí như nhau nên khoảng cách mà họ đi được cho tới địa điểm gặp nhau trên đèo không chênh lệch bao nhiêu. Tuy vậy, phần ngựa Lai Châu phi nhanh hơn nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn một chút so với phần phía Sơn La. "Tứ đại đèo" vùng Tây Bắc Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những tuyến huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ của Việt Minh đi qua đèo Pha Đin, đã khiến con đèo này trở thành một biểu tượng của tinh thần gan dạ với hơn 8.000 thanh niên xung phong "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Năm 1954, nhằm chặn đứng tuyến tiếp vận này của Việt Minh, suốt 48 ngày đêm ròng rã tướng Pháp Christian de Castries đã cho máy bay oanh tạc đường số 6, trong đó đèo Pha Đin và ngã ba Cò Nòi là hai nơi hứng chịu nhiều nhất lượng bom đạn đổ xuống. Từ năm 2006 đến năm 2009, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Sơn La-Tuần Giáo đã hoàn tất. Tuyến đường tránh đèo Pha Đin được xây dựng bám theo sườn núi các đỉnh đèo phụ phía trái quốc lộ 6 cũ, có độ cao khoảng 1.000m (thấp hơn đèo Pha Đin 200400m), đã khiến xe cộ ít lưu thông qua cung đường qua đèo Pha Đin và con đèo chỉ còn phù hợp với khách du lịch ưa mạo hiểm. Dân "phượt" thường xếp đèo Pha Đin vào một trong "tứ đại đèo" vùng Tây Bắc, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Mã Pí Lèng. Cũng có khi đèo được xếp cùng nhóm 6 con đèo gây ấn tượng nhất Việt Nam bao gồm Khau Phạ, Hồng Thu Mán, Ô Quy Hồ, Hải Vân và Hòn Giao. Cả hai vị hoàng đế này đều cai trị La Mã vào năm 193 SCN, là khoảng thời gian khủng hoảng được các sử gia gọi là "Năm của 5 hoàng đế". Cả hai cùng bị giết trong năm này sau khoảng thời gian cầm quyền ngắn ngủi. Người đầu tiên, hoàng đế Publius Helvius Pertinax là người nắm quyền lực tối cao của đế quốc La Mã từ ngày 1/1 - 28/3/193, nghĩa là 83 ngày. Trong thời gian trị vì của mình, hoàng đế Pertinax đã thực hiện các cải cách để cứu vãn đế quốc, nhưng mọi nỗ lực đều không thành công. Ông phải chịu kết thúc bi thảm khi bị cận vệ hoàng cung giết ngay trong cung điện. Sau khi bị sát hại, đầu của ông bị chặt và cắm lên một cây thương để binh lính đem diễu qua các con phố. Sau cái chết của Pertinax, ngai vàng được đem "đấu giá" để người trả giá cao nhất trở thành hoàng đế tiếp theo của đế quốc La Mã. Và Didius Julianus là người chiến thắng khi trả cái giá cao nhất để mua chuộc các cận vệ hoàng gia. Nhưng số phận của hoàng đế Didius Julianus còn thê thảm hơn cả người tiền nhiệm. Bị coi là kẻ phản quốc, ông bị dân chúng la ó, chửi rủa, ném đất đá ở mọi nơi mà ông đi qua. Ngày 1/6/193, Julianus bị lật đổ và bị kết án tử hình bởi người sẽ kế nhiệm mình là Septimius Severus. Thời gian ngồi trên ngai vàng của ông chỉ vỏn vẹn 65 ngày. T.B (tổng hợp) TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM Hai vị hoàng đế nào nắm quyền ngắn nhất lịch sử La Mã? QUỐC LÊ Trong lịch sử của đế quốc La Mã, có hai vị hoàng đế chỉ ở trên ngai vàng không đến 100 ngày. Đó là hoàng đế Publius Helvius Pertinax (126-193 SCN) và hoàng đế Didius Julianus (137-193 SCN). “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” nằm ở tỉnh nào? A: Hà Giang B: Lào Cai C: Lai Châu Đáp án đúng Quizz test số trước: C: An Giang Sông Vàm Nao là một dòng sông tại tỉnh An Giang, nơi đây được xem là con sông ngắn nhất Việt Nam khi có chiều dài 6,5km, rộng bình quân 700m, độ sâu trên 17m. Theo ngôn ngữ dân gian Nam Bộ, “vàm” là cửa của một con sông nhỏ giao với một con sông lớn. Theo cách hiểu xưa nay, vàm thì không gọi là sông vì nó không rộng lớn như sông, mà là nơi bắt đầu của một kênh, rạch nhỏ dẫn nguồn nước từ sông lớn về nơi nào đó có dòng chảy nhỏ hơn. Sông Vàm Nao nối liền sông Tiền và sông Hậu, như hình chữ H, theo hướng Ðông Bắc - Tây Nam giữa hai huyện Phú Tân (bờ trên, hữu ngạn) và Chợ Mới (bờ dưới, tả ngạn). Đây là một tuyến giao thông đường thủy quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long. Với đoạn sông ngắn nhưng rộng lớn lại rất sâu nên đáy sông Vàm Nao còn là nơi trú ngụ của các loài cá nước ngọt vô cùng to lớn như cá hô, cá tra dầu, cá đuối nước ngọt có cân nặng mỗi con hơn 100 kg. Vì thế nhiều người hay gọi nơi đây là cứ địa của những “quái ngư” hay “thủy quái”. Khám phá thú vị về con đèo dài nhất Việt Nam Không chỉ nổi tiếng vì sự hiểm trở và kỳ vĩ, đèo Pha Đin còn được biết đến là con đèo dài nhất Việt Nam với độ dài lên đến 32 km.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==