Khoa học và Đời sống số 49-2023

Số 49 (4311) Thứ Năm (7/12/2023) Được biết đến là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất thế giới, Alexander đại chế - Vua của vương quốc Macedonia đã thực hiện nhiều cuộc chinh phạt thành công góp phần mở rộng lãnh thổ. Theo các sử gia, Alexander Đại chế đã dẫn quân chinh phục được vùng đất rộng tới 5 triệu km2, trải dài trên 3 châu lục gồm: Châu Âu, châu Phi, châu Á và thành lập hơn 70 thành phố. Một số cường quốc hùng mạnh thời đó như Ba Tư, Ai Cập... đã bị Alexander đại chế xâm chiếm. Từ đây, nhiều người tò mò vì sao Alexander Đại đế lại bỏ qua đế chế La Mã, không tấn công, chiếm đóng thành Rome? Trước câu hỏi này, giới nghiên cứu đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép nhằm làm sáng tỏ bí ẩn trên. Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng, Alexander Đại đế không chinh phục Rome và toàn bộ đế chế La Mã là vì ông không sống thọ. Sinh năm 356 trước Công nguyên, Alexander Đại đế trị vì đất nước từ năm 336 trước Công nguyên cho đến khi qua đời vào năm 323 trước Công nguyên. Nhà cầm quân vĩ đại này tử vong vì bệnh sốt rét khi ở Babylon. Lúc đó, ông 33 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã tìm được một số ghi chép cho thấy khi còn sống, Alexander Đại đế đang lên kế hoạch cho một chiến dịch quân sự ở phương Tây bao gồm việc chinh phục các vùng lãnh thổ ở Italy và các địa điểm khác dọc Địa Trung Hải ngày nay. Điều này có nghĩa nhà vua của vương quốc Macedonia đã "để mắt" tới đế chế La Mã, bao gồm thành Rome. Theo nhà sử học La Mã Quintus Curtius Rufus, sống vào thế kỷ 1 sau Công nguyên, nếu Alexander Đại đế không chết trẻ vào năm 33 tuổi và sống thọ hơn thì nhà cầm quân xuất chúng này sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc chinh phạt thành công khác. Đế chế La Mã sẽ khó có thể chống lại cuộc tấn công của đội quân thiện chiến do Alexander Đại đế chỉ huy. Khi ấy, đế chế do Alexander Đại đế kiểm soát sẽ mở rộng tới tận eo biển Gibraltar ngày nay. Để thực hiện tham vọng thống trị thế giới, Alexander Đại đế lên kế hoạch đóng 700 tàu chiến. Đối với người dân thành Rome nói riêng và đế chế La Mã nói chung, việc Alexander Đại đế qua đời khi 33 tuổi đã giúp họ tránh được một cuộc chiến tranh đẫm máu cũng như kết cục bị thôn tính như Ba Tư, Ai Cập... TÂM ANH (theo LS) TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Điện Thái Hòa Nằm ở Đại Nội của Hoàng Thành Huế, Điện Thái Hòa được coi là biểu tượng cho quyền lực của nhà Nguyễn. Cung điện này là nơi đặt ngai vàng của nhà Nguyễn, đồng thời là chứng tích ghi dấu sự đăng quang của 13 vị Vua triều Nguyễn, từ Gia Long đến Bảo Đại. Điện Thái Hòa được xây dựng theo lối trùng thiềm điệp ốc, gồm hai tòa nhà song song với quy mô bề thế và tráng lệ, có diện tích 1360 m² trên nền cao 1 mét, trông ra một sân rộng gọi là sân Đại Triều Nghi. Đây là ngôi điện lớn nhất trong hàng chục cung điện ở khu vực Hoàng thành Huế. Nội thất Điện Thái Hòa được sơn son thếp vàng lộng lẫy. 80 cột gỗ lim trong điện được sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây. Trung tâm của chính điện là ngai vàng của các Vua nhà Nguyễn, được đặt trên bục gỗ ba tầng, chạm trổ hình rồng rất cầu kỳ. Giới nghiên cứu đánh giá, Điện Thái Hòa là một công trình tiêu biểu trong hệ thống kiến trúc cung đình Huế cũng như các kiến trúc cung điện nói riêng của Hoàng thành. Có thể nói cung điện này là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Điện Long An Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, cạnh góc Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chính là Điện Long An, một cung điện tráng lệ của nhà Nguyễn xưa. Tòa điện này được xây theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc", đặt trên nền cao 1,1m, vỉa ốp đá thanh. Ðiểm đặc biệt nổi bật nhất ở nghệ thuật kiến trúc Điện Long An là sự kết hợp hài hòa giữa kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật. Những chi tiết gỗ của điện không sơn son thếp vàng, chỉ để mộc trơn và được tô điểm bằng các kỹ thuật chạm trổ tinh xảo. Phần trang trí nội thất chính của ngôi điện là các liên ba, đồ bản chạm khắc theo lối nhất thi nhất họa và nhất tự nhất họa phổ biến trong các cung điện Huế. Đáng chú ý trong hệ thống trang trí là những bài thơ, hầu hết là do đích thân Vua Thiệu Trị sáng tác. Có thể nói, những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời trong nội thất của Điện Long An là những hiện vật lịch sử vô giá, góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống trưng bày đặc sắc của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. THÂM CUNG BÍ SỬ NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM Vì sao Alexander Đại đế không xâm chiếm thành Rome? QUỐC LÊ Alexander Đại đế đã chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ trù phú, giàu có như Ba Tư, Ai Cập... Thế nhưng, vị hoàng đế Macedonia vĩ đại này lại không xâm chiếm thành Rome của đế chế La Mã. Hồ nước ngọt trên miệng núi lửa duy nhất Việt Nam nằm ở đâu? A: Phú Quốc (Kiên Giang) B: Lý Sơn (Quảng Ngãi) C: Ba Bể (Bắc Kạn) Đáp án đúng Quizz test số trước: A: Phú Quốc Phú Quốc là thành phố đảo duy nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Thành phố Phú Quốc diện tích 589,23 km2, gần bằng đảo quốc Singapore, nằm ở vị trí giáp thành phố Hà Tiên, huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang); vịnh Thái Lan và Campuchia. Trong vùng biển Phú Quốc, ngoài đảo chính còn có 22 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau như: hòn Thơm, hòn Dăm, hòn Xưởng, hòn Móng Tay, hòn Mây Rút… Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Dương Đông, phường An Thới và 7 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu. Tháng 10/2023, Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn trong top những hòn đảo đẹp nhất châu Á lần thứ hai liên tiếp. Năm 2022, đảo ngọc của Việt Nam nằm vị trí thứ 6 trong danh sách. Trước đó, vào hối tháng 1, Phú Quốc đứng thứ 3 trong danh sách 23 điểm đến tốt nhất để du lịch trong năm 2023, đảo ngọc Phú Quốc (Việt Nam) được tạp chí du lịch Travel+Leisure (ấn bản khu vực châu Á) đánh giá là “ngôi sao mới của du lịch Việt Nam”. Travel+Leisure đánh giá, Phú Quốc là “một nơi mê hoặc với những bãi biển cát trắng, những khu rừng màu ngọc bích điểm các thác nước, hồ đá và hang động”. 4 cung điện tráng lệ nổi tiếng nhất Việt Nam Điện Thái Hòa, Điện Long An, Cung Diên Thọ và Cung An Định là những cung điện mang giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo nhất trong Di sản thế giới quần thể di tích Cố đô Huế. Cùng điểm qua những nét chính về bốn cung điện này. Cung Diên Thọ Nằm ở phía tây Tử Cấm Thành Huế, Cung Diên Thọ là một hệ thống kiến trúc cung điện được sử dụng làm nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Đây được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại Cố đô Huế. Trải qua nhiều lần tu sửa, Cung Diên Thọ ngày nay rộng khoảng 17.500m2, có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Công trình trung tâm của cung Diên Thọ là tòa Diên Thọ chính điện, xây bằng gạch và gỗ sơn đen, rộng 27,5m, dài 34,7m, diện tích gần 960m². Kết cấu tòa Diên Thọ chính điện được chống đỡ bằng hệ thống cột gỗ và vì kèo tiền doanh làm theo kiểu chồng rường giả thủ, chạm trổ tỉ mỉ, thanh nhã. Nội thất điện còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, đặc biệt là bức hoành phi "Diên Thọ cung" làm năm 1916 và tám bức tranh gương cổ. Nằm ở phía Đông của Diên Thọ chính điện là tạ Trường Du, một nhà thủy tạ được dựng vào năm 1849 trong lần đại tu cung Gia Thọ, chuẩn bị cho lễ Tứ tuần đại khánh tiết của Hoàng thái hậu Từ Dụ. Đây là một trong bốn nhà tạ cổ xưa còn lại của kinh thành Huế. Các công trình trong Cung Diên Thọ được nối thông với nhau bằng hệ thống hành lang, thường là trường lang hoặc hồi lang (hành lang vòng), lợp ngói lưu ly xanh. Cung An Định Tọa lạc bên bờ sông An Cựu, địa chỉ số 97 đường Phan Đình Phùng, TP Huế, Cung An Định là cung điện riêng của Vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua. Từ ngày 28/2/1922, Cung An Định trở thành tiềm để của Đông Cung Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này). Khi còn nguyên vẹn, cung có khoảng 10 công trình, từ trước ra là bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước... Đến nay cung còn lại ba công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Các nhà nghiên cứu đánh giá, Cung An Định đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương Tây. Các công trình kiến trúc ở đây mang kết hợp giữa đề tài trang trí truyền thống của Việt với các đề tài châu Âu, tạo nên bức tranh kiến trúc độc đáo. Đặc biệt, Cung An Định còn lưu giữ được bộ 6 bức tranh được vẽ trực tiếp lên tường mô tả các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định. Đây là những tác phẩm độc đáo của giai đoạn chuyển tiếp mỹ thuật Việt truyền thống với mỹ thuật mới đầu thế kỷ 20. Điện Thái Hòa Điện Long An

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==