Khoa học và Đời sống số 37-2023

Số 37 (4299) Thứ Năm (14/9/2023) 7 SỨC KHỎE MỚI băn khoăn, nếu không may uống phải lô thuốc thuộc diện bị thu hồi, có bị ảnh hưởng sức khỏe hay biến chứng không? ThS.DS Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Trung ương 71, cho hay, thuốc kém chất lượng là loai không đạt tiêu chuẩn chất lượng như đã đăng ký. Thuốc kém chất lượng có thể chứa hoạt chất nhưng đa số là thấp hơn, không đúng với hàm lượng đăng ký. Chẳng han, nếu thuốc kháng sinh ghi hàm lượng 500mg, khi kiểm nghiệm chỉ chứa 400mg, đó là san phâm kém chất lượng. ThS.DS Thịnh phân tích, thuốc có tác dụng phòng, chữa bệnh. Hoạt chất chứa trong thuốc quyết định tác dụng chữa, phòng bệnh. Vì vậy, thuốc được sản xuất và lưu hành phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, không để san phâm kem chât lương đến tay người tiêu dùng. Ông Thịnh canh bao, người dùng thuốc kem chât lương sẽ không khoi bênh, thâm chi nặng hơn. Vân đê nay cang nghiêm trong hơn vơi nhưng người bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường…, phải dùng thuốc suốt đời. Nguy hại hơn, nếu thuôc kem chât lương lẫn độc chất, người dùng có thể tử vong. Tại một số nước châu Phi, thuốc dành cho trẻ có chứa tá dược lẫn độc chất propylene glycol đa làm cho nhiều em tử vong. Hơn nữa, thuốc kém chất lượng không chỉ gây hại cho người sử dụng, mà có thể gây hại cho cộng đồng, thậm chí cho toàn thế giới. mang Nguyên nhân tái viêm họng Nước ép hỗ trợ chữa viêm họng hiệu quả Bài tập yoga hỗ trợ chữa viêm phế quản Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu. Khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt. Viêm họng có thể tồn tại ở dạng cấp tính hay mạn tính. Trẻ em thường mắc viêm họng cấp tính, trong khi viêm họng mạn tính thường gặp ở người trưởng thành. Mặc dù không đe dọa trực tiếp tới tính mạng, nhưng nếu viêm họng không được phát hiện và chữa trị triệt để sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh, thậm chí là có những biến chứng nguy hiểm. Nhiều người bị viêm họng tái phát nhiều lần, có thể là do những nguyên nhân dưới đây. Bị kích thích bởi yếu tố vật lý và hóa học: Hút thuốc, uống rượu, ăn đồ cay, lạnh, khói bụi,...dễ gây kích ứng bất lợi cho vùng họng, dẫn đến viêm họng tái phát. Nhiễm virus: Coxsackievirus, adenovirus, parainfluenza virus, rhovirus và nhiễm virus cúm đều dễ gây viêm họng cấp. Nhiễm khuẩn: Liên cầu khuẩn nhóm A, Staphylococcus, Diplococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác dễ dẫn đến viêm họng cấp. Biến chứng của bệnh khác: Viêm họng hạt có thể tồn tại đơn độc, cũng có thể tồn tại đồng thời với viêm nhiễm các vị trí lân cận như tai, mũi, họng. Các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi, răng miệng, hen suyễn cũng dễ dẫn đến viêm họng tái phát. Nếu các bệnh này tồn tại và thường xuyên xảy ra viêm họng hạt thì nên điều trị để tránh ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bệnh mắc đồng thời và kéo dài thời gian chữa bệnh. AN AN (Theo ABLW) Viêm họng là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Để chữa viêm họng nhanh chóng, các loại nước ép là một lựa chọn lý tưởng. Nước chanh: Đây là một trong những loại nước trái cây tốt nhất giúp hỗ trợ chữa đau họng. Nước chanh ấm giúp cổ họng dễ chịu và loại bỏ tình trạng viêm. Nước ép gừng: Gừng có chứa các chất kháng khuẩn giúp tiêu diệt tình trạng viêm ở cổ họng. Nếu cảm thấy ngứa cổ họng, bạn nên nhấp nửa ly nước ép gừng. Nước ép cà rốt: Do chứa nhiều vitamin C nên nước ép cà rốt giúp loại bỏ viêm ở cổ họng. Uống một ly nước ép cà rốt liên tục trong 3 ngày giúp hỗ trợ chữa đau họng. Nước ép tỏi: Tỏi cũng giống như gừng có dược tính giúp chữa viêm họng nhanh chóng. Uống 4 thìa canh nước ép tỏi ấm sẽ tốt cho người viêm họng. Nước ép nam việt quất: Đây là một trong những loại nước ép tốt nhất giúp chữa đau họng khi mới chớm bị. Bạn chỉ cần nhấp 2 hoặc 3 ngụm nước ép nam việt quất để cải thiện tình trạng viêm họng. Nước ép cam: Do chứa nhiều vitamin C nên nước ép cam rất tốt cho người bị viêm họng. Nếu bị viêm họng nên bạn uống 1 ly nước ép cam tươi. Nước ép nha đam: Các loại thảo dược và nguyên liệu tự nhiên là phương thuốc tốt nhất giúp chữa đau họng. Để loại bỏ tình trạng viêm họng, uống nước ép nha đam cùng một vài nhánh đinh hương sẽ rất hiệu quả. Nước ép cà chua: Uống nước ép cà chua cho thêm một chút muối 2 lần/ngày được xem là phương pháp chữa đau họng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo bạn pha nước ép cà chua ngọt có vị ngọt, không bị chua. Nước ép lá bạc hà: Lá bạc hà chứa các chất kháng khuẩn giúp loại bỏ viêm ở cổ họng. Nếu không thích mùi hăng, bạn có thể cho thêm 1 thìa sữa chua vào nước ép bạc hà. Nước ép kiwi: Đây là một loại nước ép tự nhiên mà bạn có thể uống khi bị đau cổ họng. Quả kiwi chứa nhiều protein giúp loại bỏ tình trạng ho khan. Nước ép dứa: Dứa có chứa bromelain, loại enzyme có các chất chống viêm giúp làm giảm khó chịu ở cổ họng. Nước ép chuối: Chuối chứa nhiều kali nên được xem là một phương pháp chữa đau họng tự nhiên. Ăn chuối hoặc uống nước ép chuối giúp ngăn ngừa cảm lạnh và ho. Nước ép dưa hấu: Dưa hấu cung cấp nước cho cơ thể nên giúp chữa viêm họng. Uống 1 ly nước ép dưa hấu sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn. MINH BÙI (Theo Boldsky) Bệnh viêm phế quản nếu không được điều trị dứt điểm sẽ có những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi. Dưới đây là tư thế yoga biến thể vặn mình (Ardha Matsyendrasana) có thể thực hành để đẩy l i bệnh viêm phế quản nhanh chóng, hiệu quả. Tư thế biến thể vặn mình giúp tăng lượng oxy được cung cấp cho phổi của bạn, làm mở ngực. Để thực hiện tư thế biến thể vặn mình, đầu tiên, bạn ngồi th ng lưng với tư thế hai chân duỗi th ng rồi uốn cong chân trái sao cho gót chân trái nằm cạnh hông phải. Tiếp theo, bạn bỏ chân phải qua đầu gối trái sao cho chân phải nằm bên cạnh đầu gối trái. Sau đó, xoay eo, cổ, vai về phía bên phải và hướng ánh mắt qua vai phải, lúc này cột sống vẫn giữ th ng. Tiếp theo bạn hãy đặt tay phải phía sau và tay trái lên đầu gối phải, giữ nguyên tư thế từ 30 – 60 giây cùng lúc đó thở thật chậm và sâu. Sau đó hít vào và thả tay phải ra rồi đến lượt eo, ngực và cuối cùng là cổ đến khi bạn ngồi th ng và thư giãn nhất. Bạn hãy lặp lại các động tác trên vài lần đến khi cảm thấy cơ thể thư giãn nhất. Bạn cần lưu ý, tư thế yoga biến thể vặn mình này không được thực hiện trong thời gian mang thai và kinh nguyệt vì nó đòi hỏi sự xoắn mạnh ở bụng. Ngoài ra, những người từng phẫu thuật bụng, tim, người bị thoát vị, viêm loét dạ dày hay đang mắc phải những bệnh nghiêm trọng về cột sống hay thoát vị đĩa đệm nên tránh thực hiện bài tập này. Ảnh: daykemtainha. HÀ NGUYỄN (TH) ẢNH: YOGALOVERS

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==