Số 37 (4299) Thứ Năm (14/9/2023) 22 ĐỜI SỐNG XANH Trách nhiệm cua Sở, Ngành ơ Hải Dương?! hủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế H ng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý rốt ráo, đúng quy định pháp luật, tránh thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước. Các Sở, Ngành liên quan phải làm rõ trách nhiệm theo kết luận thanh tra. Như Khoa học và Đời sống/Bao Tri thưc va Cuôc sông thông tin, Trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới, nhà hàng Phoenix Palace của Công ty TNHH MTV Đại Sơn (đường Yết Kiêu, phường Hải Tân, TP Hải Dương) là môt trong ít công trình còn tồn tại trên đất cua Bệnh viện Y học Cổ truyền Hải Dương, sau 7 năm Sở Tai nguyên va Môi trương tỉnh Hải Dương ban hành kết luận, chỉ rõ công trình đươc sử dụng không đúng mục đích. Làm rõ trách nhiệm cua UBND thành phố Hải Dương va 4 Sơ Tại phiên họp thường kỳ tháng 9 (lần 2) của UBND tỉnh Hải Dương ngày 7/9, Sở Tai nguyên va Môi trương (TN&MT) báo cáo viẹc triên khai thưc hiẹn Thong bao kêt luạn sô 04-TB/BCĐ ngay 27/3/2023 cua Ban Chi đao phong chông tham nhung, tieu cưc tinh đôi vơi nhưng vi pham tai Bẹnh viẹn Y hoc Cô truyên Hai Dư ng, trong đó có việc xử lý công trình của Công ty TNHH MTV Đại Sơn trên đất bẹnh viẹn nay. Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng yêu cầu Sở TN&MT tiếp thu ý kiến của UBND TP Hải Dương để xử lý rốt ráo, đúng quy định pháp luật, tránh thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước. Đáng chú ý, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các Sở, Ngành liên quan phải làm rõ trách nhiệm theo kết luận thanh tra. Trước đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu UBND thành phố Hải Dương báo cáo, làm rõ và đánh giá TÂM ĐỨC C trách nhiệm trong việc quản lý quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng các công trình tại bệnh viện, đề xuất giải pháp triển khai thực hiện khắc phục sai phạm. Sở TN&MT đánh giá trách nhiệm của đơn vi minh trong công tác quản lý về đất đai; Sở Xây dựng đánh giá trách nhiệm của sở nay trong công tác quản lý về quản lý quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng; Sở Tài chính đánh giá trách nhiệm của minh về quản lý tài sản công tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh; Sở Y tế đánh giá trách nhiệm cua sơ trong công tác quản lý tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Hải Dương. Đại diện UBND TP Hải Dương cho biết, mới đây, UBND TP Hải Dương đã có báo cáo kết quả kiểm tra và tiến độ xử lý công trình vi phạm của Cty TNHH MTV Đại Sơn trên đất của Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Hải Dương. UBND TP Hải Dương đã thành lập tổ xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính với công trình xây dựng tại bệnh viện này. Căn cứ hồ sơ và kết quả kiểm tra xác minh, thời gian tới, UBND TP Hải Dương sẽ thiết lập hồ sơ xác minh tình tiết vụ việc; tính toán số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Đồng thời, đôn đốc, vận động Công ty TNHH MTV Đại Sơn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Trường hợp công ty không tự phá dỡ, UBND TP Hải Dương sẽ tổ chức cưỡng chế phá dỡ công trình, trả lại hiện trạng sử dụng ban đầu. Dự kiến, thời gian hoàn trong tháng 10/2023. Xử lý dứt điểm Kết luận thanh tra 05 của Sở TN&MT tỉnh Hải Dương ban hành tháng 4/2016 nêu, rõ, Công ty TNHH MTV Đại Sơn và Bệnh viện Y học Cổ truyền Hải Dương ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 255 ngày 25/5/2011 có thời hạn 15 năm. Công ty Đại Sơn san lấp 3.400 m2 hồ Sen, quản lý, sử dụng khoảng 2400 m2. Việc hợp tác kinh doanh được UBND tỉnh Hải Dương đồng ý chủ trương tại thông báo số 03 ngày 3/1/2012 với nội dung nhất trí chủ trương và yêu cầu “sử dụng đất đúng mục đích..., thời gian thực hiện không quá năm 2020”. Đến ngày 14/2/2012, Sở Y tế Hải Dương có công văn số 117, chấp thuận cho bệnh viện xây dựng một hồ điều hòa rộng 570 m2 và nhà vật lý trị liệu 1.567 m2 phía giáp đường Yết Kiêu (ngã tư Hải Tân). UBND TP Hải Dương phê duyệt quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng cho bệnh viện xây nhà vật lý trị liệu. Tuy nhiên, việc liên doanh liên kết, xây dựng và sử dụng công trình của bệnh viện va Công ty Đại Sơn có nhiều điểm sai khác so với chủ trương của tỉnh Hải Dương, chấp thuận của Sở Y tế và giấy phép xây dựng. Bệnh viện ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH MTV Đại Sơn trước khi được UBND tỉnh Hải Dương nhất trí chủ trương tại Thông báo 03; hợp đồng có nội dung không đúng quy định, chỉ đạo của UBND tỉnh. Thanh tra Sở TN&MT khi đó kiến nghị bệnh viện chấm dứt các hợp đồng cho thuê mặt bằng với cá nhân, doanh nghiệp. Thực tế, sau khi kết luận được ban hành, bệnh viện đã thanh lý hầu hết hợp đồng đã ký với các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, một số vi phạm chưa được xử lý triệt để, việc kinh doanh của Công ty Đại Sơn vẫn chưa đúng quy định của tỉnh Hải Dương. Tháng 3/2023, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hải Dương họp, giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh và các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm nhưng vi phạm. UBND tỉnh Hải Dương sau đó yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Hải Dương dừng ngay hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH MTV Đại Sơn theo đúng quy định của pháp luật. Lanh đao bệnh viện đã co 2 buổi làm việc với Công ty TNHH MTV Đại Sơn vào ngày 26/5 và 2/6. Tuy nhiên, đại diện Công ty TNHH MTV Đại Sơn không đồng ý thanh lý, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Ngày 30/6, Bệnh viện ra thông báo về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu Công ty Đại Sơn trong thời hạn 15 ngày phải bàn giao lại cho bệnh viện toàn bộ mặt bằng diện tích đã và đang sử dụng… Dự án Cảng Cần Giờ, TP HCM, sử dụng khoảng 90 ha đất rừng phòng hộ, trong đó có gần 83 ha là rừng ngập mặn tự nhiên. Dư luận đặt câu hỏi, tác động môi trường thế nào? UBND TP HCM mới đây có công văn khẩn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Theo tờ trình của UBND TP HCM về Đề án Nghiên cứu Xây dựng Cảng Trung chuyển Quốc tế Cần Giờ, cảng dự kiến được xây dựng tại khu vực Cù lao Con Chó (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ), cạnh cửa sông Cái Mép - Thị Vải, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, với tổng vốn 5,45 tỷ USD. Chiều dài cầu cảng chính khoảng 7km, bến sà lan khoảng 2km. Quy mô cảng được nghiên cứu là có thể khai thác tàu vận tải container trọng tải lên đến 250.000DWT (24.000 Teu), tàu trung chuyển có trọng tải từ 10.000 - 65.000 tấn (750-5.200 Teu) và sà lan trọng tải tới 8.000 tấn. Cảng dự kiến phân kỳ đầu tư trong hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 trước năm 2030 sẽ đầu tư 2/7 bến chính và giai đoạn 2 (sau năm 2030 đến năm 2045) tiếp tục đầu tư hoàn thành toàn bộ các bến chính còn lại. Theo hồ sơ đề xuất, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có tổng nhu cầu sử dụng đất 571ha. Diện tích đất cù lao (rừng phòng hộ ven biển) sẽ sử dụng là gần 90ha, bao gồm gần 83ha đất có rừng với hiện trạng rừng ngập mặn tự nhiên, gần 7ha còn lại không có rừng. Diện tích mặt nước mà dự án sẽ sử dụng là 481ha. Về pháp lý sử dụng đất của dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, tổng diện tích đất rừng, đất nông nghiệp dự án sẽ sử dụng là hơn 93ha nằm tại Gò Con Chó. Toàn bộ khu vực này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ. Về đánh giá sơ bộ tác động môi trường, UBND TPHCM cho biết, dự án thuộc vùng đệm của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Theo quy chế quản lý khu dự trữ sinh quyển, khu vực được triển khai hoạt động phát triển kinh tế, được thực hiện công trình có kết cấu, vật liệu xây dựng hài hòa với cảnh quan tự nhiên và được cấp có thẩm quyền cho phép. Trước đó, trong phần đánh giá sơ bộ tác động môi trường của đề án nghiên cứu xây dựng Cảng Cần Giờ, đơn vị tư vấn là Công ty Tư vấn Thiết kế Kỹ thuật cảng - Kỹ thuật biển, cho rằng, yếu tố nhạy cảm duy nhất của dự án là sử dụng một phần diện tích của rừng phòng hộ. Tuy nhiên, theo đơn vị tư vấn, yếu tố này có thể giải quyết bằng đề án kỹ thuật điều tra, kiểm kê và định giá để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Bên cạnh đó, dự án sẽ được quy hoạch đảm bảo tỷ lệ cây xanh hơn 10% diện tích cho việc bảo tồn rừng phòng hộ và cây xanh. HẢI NINH CÔNG TRÌNH VI PHẠM CUA CÔNG TY ĐẠI SƠN: Lấy 90 ha đất rừng phòng h xây cảng Cần Giờ tác đ ng môi trường thế nào?
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==