Khoa học và Đời sống số 36-2023

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 36 (4298) Thứ Năm (7/9/2023) 3 Theo TS Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), kết quả đánh giá, rà soát quy hoạch các khu công nghiêp (KCN) cho thấy, bên cạnh nh ng tồn tại về quy hoạch quản lý KCN trong phạm vi cả nước, công tác quy hoạch, đầu tư phát triển KCN tại 4 tỉnh, thành phố trên còn bộc lộ một số vân đê. Mặc dù là vùng công nghiệp trọng điểm của cả nước, các KCN co tôc đô phat triên chậm. Tỷ lệ lấp đầy của nhiều KCN còn thấp. Khả năng cung cấp dịch vụ công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật của vài KCN hạn chế. Mặt khác, phần lớn KCN đều khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư tầm cỡ, chuyên nghiệp; thiếu chủ động trong việc thu hút nhà đầu tư thứ cấp... TS Đặng Việt Dũng cho rằng, nguồn lao động và điều kiện hạ tầng cần được xác định cụ thể để góp phần tăng hiệu quả đầu tư cho các KCN. Yêu cầu về chuyển đổi mô hình KCN hiện nay sang KCN chuyên biệt, KCN sinh thái, KCN đô thị là hướng phát triển tất yếu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi không chỉ cần thời gian, nguồn vốn mà trên hết rất cần sự đổi mới trong tư duy quy hoạch phát triển KCN. Nhà nước cũng rất cần nh ng quy định về lộ trình chuyển đổi để đảm bảo sự công bằng và phát triển bền v ng trong tương lai. Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong trách nhiệm quản lý, đầu tư gi a các bộ, ngành, địa phương về loại hình KCN, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp… THIÊN TUẤN Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng nhằm củng cố, tăng cường hơn n a quan hệ gi a ba Đảng và Nhân dân ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp và cả ba Đảng, ba nước bước vào giai đoạn phát triển mới. Tại cuộc gặp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng CPP Samdech Techo Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi về tình hình thế giới, khu vực nổi lên gần đây và nh ng nội dung ba bên cùng quan tâm; đánh giá kết quả hợp tác gi a ba Đảng, ba nước trong thời gian qua. Lãnh đạo ba Đảng thống nhất nh ng định hướng lớn trong quan hệ hợp tác gi a ba Đảng, ba nước trên các lĩnh vực vì lợi ích chung của Nhân dân ba nước thời gian tới. Ba nhà Lãnh đạo chúc mừng nh ng thành tựu quan trọng và toàn diện mà ba nước đã đạt được, bày tỏ vui mừng và đánh giá quan hệ hợp tác gi a ba Đảng và Nhân dân ba nước ngày càng phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực. Ba người đứng đầu của ba Đảng tiếp tục nhấn mạnh truyền thống lịch sử đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau gi a ba Đảng và Nhân dân ba nước là tài sản quý giá, một trong nh ng nhân tố quan trọng nhất, nguồn sức mạnh to lớn nhất đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập trước đây, cũng như trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước của mỗi Đảng, mỗi nước hiện nay; đồng thời khẳng định cùng nhau tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho Nhân dân ba nước, nhất là thế hệ trẻ gi gìn, vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Campuchia - Lào. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng CPP Samdech Techo Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhất trí, trong bối cảnh tình hình hiện nay, ba Đảng, ba nước cần tăng cường đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau, tiếp tục coi quan hệ gi a ba Đảng là nòng cốt, định hướng cho tổng thể quan hệ gi a ba nước; củng cố trụ cột về quốc phòng - an ninh, tăng cường hợp tác trong công tác đối ngoại; tạo đột phá trong hợp tác kinh tế... Ba bên nhất trí tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế hiện có, nghiên cứu thiết lập một số cơ chế hợp tác mới, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác gi a ba Đảng, ba nước vì lợi ích của Nhân dân của ba nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. BÍCH BÍCH TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Campuchia – Lào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc gặp. ẢNH: TRÍ DŨNG/TTXVN PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRỤC CAO TỐC PHÍA ĐÔNG: Liên kết vùng còn yếu Ngày 6/9, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Samdech Techo Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân C ch mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith có cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Campuchia - Lào. “Các khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông được đánh giá là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Bôn địa phương trên trục cao tốc phía Đông (Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh) đều có thế mạnh phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn kiểu ‘mạnh ai nấy tiến’, liên kết vùng còn yếu”, TS Đặng Việt Dũng nhận định. Tiền điện tăng cao đột biến sau kỳ nghỉ lễ, có nơi gấp 2-3 lần so với tháng trước khiến không ít người dân thắc mắc. Theo Điện lực TP HCM, sở dĩ có việc này là do áp dụng cách ghi kỳ hoá đơn mới. Ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP HCM - cho hay, việc thay đổi ngày ghi chỉ số điện vào cuối tháng có nhiều mục tiêu. Đầu tiên là thay đổi việc ghi công tơ đo đếm bằng phương pháp thủ công vốn đã lỗi thời, dễ xảy ra sai sót, chậm trễ. Thứ hai, với phương thức mới, từ d liệu công tơ gửi về, điện lực có thể biết được tình trạng mất điện và cả quá trình vận hành của lưới điện để chủ động phục vụ khách hàng tốt hơn. Thứ ba, việc chuyển ngày ghi điện về cuối tháng để tập trung tính toán, vừa thuận lợi cho cả điện lực lẫn khách hàng. Ông Kiên cũng khẳng định, không có chuyện ngành điện vẫn dùng định mức cũ khiến khách hàng bị cộng dồn tiền điện cao hơn. Bởi thay vì trước đây mỗi tháng 30 ngày, kỳ vừa qua khách hàng dùng 40 - 50 ngày, định mức theo từng bậc thang cũng sẽ tăng lên, tùy theo số ngày tương ứng. Ông Kiên noi răng, thời tiết từ cuối tháng 7 và đầu tháng 8 ở TP HCM nắng nóng, cộng thêm giai đoạn hè các cháu ở nhà dùng điện nhiều hơn, việc tiêu thụ điện của người dân cũng cao hơn. Ông Phan Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Định, giải thích, với kỳ ghi hóa đơn tiền điện 31 ngày, định mức cho bậc 1 theo quy định là 50 kWh, còn với kỳ ghi tăng lên 52 ngày, định mức bậc 1 sẽ là 84 kWh do số ngày ghi tăng lên, đơn giá không thay đổi. Với các bậc thang còn lại, định mức cũng tăng lên tương ứng. Đại diện Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho hay, từ tháng 8, đơn vị này thay đổi kỳ ghi chỉ số điện sang cuối tháng, gửi thông báo đến khách hàng, cũng như các địa phương trước khi triển khai. Việc thay đổi sẽ áp dụng từng địa bàn, đảm bảo tới năm 2025 có 100% khách hàng chuyển kỳ chốt chỉ số vào ngày cuối tháng. Tuy nhiên, EVNSPC không thay đổi số ngày ghi hóa đơn quá lớn mà sẽ dịch chuyển từ từ, tháng sau cao hơn tháng trước vài ngày để không tác động quá lớn đến tài chính của ngươi tiêu dung. MINH CHÂU (T/h) Dân bức xúc vi tiền điện tăng đột biến, ngành điện giải thích sao? B o c o của Chính phủ cho thấy, c c cơ quan đã xử lý 54 người do không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập và giải tr nh nguồn gốc tài sản tăng thêm. Sáng 6/9, Ủy ban Tư pháp tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 10 thẩm tra các báo cáo về công tác tư pháp, phòng, chống tham nhũng năm 2023. Chính phủ trước đó đã có báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2023 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo báo cáo, về kết quả phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ cho biết các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác với hơn 37.000 lượt cán bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng (tăng 86,4% so với năm 2022). Cuối năm 2022, có 60.458 người kê khai tài sản, thu nhập lần đầu và hơn 545.000 người kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, hơn 44.000 người kê khai bổ sung, hơn 161.000 người kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ, hơn 655.000 người công khai bản kê khai tài sản thu nhập. Từ 8/2/2022 đến 30/4/2023, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của hơn 13.000 người, trong đó có 2.664 người sai sót về kê khai sai mẫu, chưa bảo đảm theo hướng dẫn, không đầy đủ thông tin, chậm thời hạn so với quy định…. Các cơ quan đã xử lý 54 người do không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm (xóa tên khỏi danh sách ứng cử; kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức…). Theo Chính phủ, năm 2023, việc quy trách nhiệm chính trị của người đứng đầu để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong lĩnh vực quản lý được thực hiện có hiệu quả. Theo báo cáo, có 39 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng (tăng 105,2% so với năm 2022). Trong số này, có 11 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng; 28 người bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã có tác dụng răn đe, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác phòng chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình phụ trách. Cũng trong năm 2023, có 23 trường hợp nộp lại quà tặng cho đơn vị, với số tiền 93 triệu đồng. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước 19 người, TPHCM 1 người, Đà Nẵng 3 người. Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra tại 11.056 cơ quan, tổ chức, đơn vị và phát hiện 77 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm. Gần 6.400 cuộc kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ cũng được các bộ, ngành, địa phương tiến hành. Qua đó, phát hiện 300 vụ việc và 439 người vi phạm (tăng 28% số vụ và 38,1% số người vi phạm so với năm 2022), xử lý hành chính 129 người, chuyển xử lý hình sự 2 người; kiến nghị thu hồi hơn 45 tỷ đồng. HẢI NINH Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, 54 cán bộ bị xử lý

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==