CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 22 (4284) Thứ Năm (1/6/2023) 3 “Có nhiều việc cần phải làm để lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm nhân thọ để người dân hiểu đúng tin tưởng và không cảm thấy mạo hiểm khi mua bảo hiểm”, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nêu ý kiến. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 31/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước nh ng tháng đầu năm 2023. Phát biểu tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đã nêu ý kiến về nh ng bất cập trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị Bộ Tài chính tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ, trong đó tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư; Kiến nghị Bộ Công an, từ các đơn tố cáo và phản ánh vừa qua, xác minh làm rõ có hay không có dấu hiệu của tội lừa đảo hoặc là tội lừa dối khách hàng. Nếu có thì đề nghị khởi tố điều tra. Đại biểu Quốc hội Đoàn Bắc Kạn cũng kiến nghị các công ty bảo hiểm đến lúc cần rà soát lại toàn bộ các khâu của quá trình bảo hiểm, từ khâu thiết kế hợp đồng đến tư vấn, ký kết hợp đồng và giải quyết khiếu nại của khách hàng. “Chỉ khi thực sự minh bạch và thành tâm, người dân mới không quay lưng với bảo hiểm nhân thọ”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh. MAI LOAN Liên quan vụ kiểm tra 8 phòng khám y tế tại TP Biên Hòa (Đồng Nai), lãnh đạo Công an TP Biên Hòa cho biết, cơ quan công an đã triệu tập hơn 30 người để làm việc, lấy lời khai phục vụ công tác điều tra và chưa bắt gi cá nhân nào. Kiểm tra 8 phòng khám, cảnh sát phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm trong việc lập khống các hồ sơ để hợp thức hóa rút tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng. Ngoài ra, các cơ sở này còn bán khống nhiều giấy tờ liên quan đến khám sức khỏe cho hàng ngàn người, chủ yếu là công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai và một số tỉnh, thành lân cận. Tài liệu thu gi bước đầu cho thấy, chủ phòng khám ký tên, đóng dấu xác nhận bệnh lên "giấy chứng nhận nghỉ việc, hưởng bảo hiểm xã hội" cho người đi mua loại giấy này dù người đi khám không có bệnh. Từ cách xác nhận khống trên, người giả bệnh sẽ sử dụng giấy về nộp cho doanh nghiệp để làm cơ sở được bảo hiểm xã hội chi trả lương. Thậm chí, chủ một số phòng khám còn "phù phép" hồ sơ của bệnh nhân giả, hoặc tạo dựng hồ sơ người khám bệnh để trục lợi cả bảo hiểm y tế. Trước đó, sáng 30/5, lực lượng chức năng tiến hành khám xét 8 phòng khám tại các phường: Tân Hiệp, Long Bình, Long Bình Tân, Trảng Dài, Bửu Long... Công an TP Biên Hòa cho biết, việc khám xét các cơ sở khám, ch a bệnh để phục vụ công tác điều tra hành vi làm giả, mua bán các loại giấy tờ, hồ sơ liên quan đến khám, ch a bệnh như: Giấy khám sức khỏe, hồ sơ bệnh án... TÂM ĐỨC Chính phủ vừa ban hành nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng. Nghị định nay quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang. Đôi vơi những ngươi lao đông ngoai nha nươc (lam viêc tai cac công ty), các công ty không buộc phải tăng lương cho công nhân. Việc tăng lương cho công nhân vẫn được thực hiện theo thỏa thuận giữa công nhân va công ty về chế độ nâng lương trước đó. Du vây, khi điều chỉnh lương cơ sở, nhiều khoản tiền, trợ cấp dành cho người lao động ngoài nhà nước cũng sẽ được điều chỉnh hưởng thêm quyền lợi. Cu thê, tăng trơ câp mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau; tăng trợ cấp một lần khi sinh con; trợ cấp dưỡng sức sau thai sản;... Tăng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật; điêu chinh mưc lương hưu hang thang; trơ câp mai tang;... KHÁ NH HOÀ I (T/h) Trao đổi với PV Khoa học và Đời sống, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chu Hồi, Ủy viên Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, đúng là thực tế, ngành điện đang đối mặt với nghịch lý: thừa điện gió, điện mặt trời, thiếu điện dân sinh, trong khi vẫn phải bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Doanh nghiệp điện (ngoài EVN) đã hoàn thành đầu tư, nhưng đang vướng và phải hoàn tất thủ tục pháp lý. Đối với các tỉnh biên giới, EVN - cơ quan được độc quyền trong mua bán điện, đã mua một lượng điện nhỏ của mấy nước láng giềng Trung Quốc và Lào. Đây là cách để bảo đảm nhu cầu và an ninh năng lượng điện ở các vùng sâu, vùng xa - nơi đầu tư lưới điện còn khó khăn và tốn kém hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp và công luận vẫn mong chờ một giải pháp căn cơ, kịp thời, hiệu quả để xử lý dứt điểm nghịch lý thực tế nói trên. Đặc biệt, tránh gây lãng phí nguồn lực quốc gia, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp điện và tránh ngành điện “độc quyền” trong xử lý một vấn đề đất nước cần, dân trông đợi. Vấn đề điện đang được cả nước quan tâm, người dân chờ đợi và các nhà đầu tư tìm cơ hội. Mục tiêu phát triển bền v ng đất nước và cam kết phát thải ròng bằng zero của Chính phủ cũng đặt ra cả cơ hội và thách thức cho ngành điện nước ta tái cơ cấu lại. Nhưng xuất phát từ một ngành điện phụ thuộc vào than và thuỷ điện, giờ phải ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo. Bài học vừa qua cho thấy chúng ta vướng từ tầm nhìn, quy hoạch và kiểm soát của Nhà nước. Rồi vướng cả về xây dựng hệ thống chuyển tải các dự án điện gió, điện mặt trời đã xây dựng vừa qua và vướng cả về cơ chế cạnh tranh... Cho nên, nh ng nỗ lực nói trên của các bộ ngành cần được ghi nhận, khuyến khích để sớm cùng nhau khắc phục hậu quả thời gian qua. Bên cạnh thực hiện chiến lược điện VIII, cần ưu tiên giải quyết dứt điểm các tồn đọng nói trên để không lãng phí nguồn lực và đóng góp của doanh nghiệp, lấy lại niềm tin về công tác điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực này. Doanh nghiệp và Nhà nước cùng đồng hành để tháo gỡ khó khăn đòi hỏi các bên đều phải có thiện chí thì các chủ trương của ngành và Chính phủ mới có hiệu lực, hiệu quả.... HẢI NINH “Cần lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm nhân thọ” Lạ đời ở Việt Nam: Thừa điện gió, điện mặt trời… thiếu điện dân sinh LƯƠNG CƠ SỞ TĂNG TỪ 1/7: Người lao động có tăng thu nhập? Biên Hòa: Khám xét loạt phòng khám tư nhân… lộ chiêu trục lợi bảo hiểm! Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy phát biểu tại hội trường sáng 31-5. ẢNH: QH HÀ NỘI: Vỉa hè phường Định Công bị chiếm dụng cả ngày lẫn đêm Trên các tuyến phố thuộc địa bàn phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn tồn tại tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để đỗ xe, kinh doanh, buôn bán, họp chợ trái quy định. Theo ghi nhận của PV, cả ngày lẫn đêm, ô tô đỗ thành 2 hàng dài dưới lòng đường tại đường vành đai 2,5 đoạn tiếp giáp khu đô thị mới Định Công. Chỉ tính riêng ô tô, ước tính trên địa bàn phường Định Công mỗi ngày có tới cả trăm phương tiện đỗ sai quy định. Trên đường Trần Nguyên Đán, các quán ăn bày tràn lan bàn ghế, để xe chiếm hết vỉa hè từ sáng sớm tới tận đêm khuya. Người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường. Các phương tiện đỗ chiếm phần lớn diện tích lòng đường khiến giao thông khó khăn. Tại ngõ 76 Trịnh Đình Cửu (cạnh chợ Xanh Định Công), các tiểu thương chiếm dụng hè phố để kinh doanh buôn bán. Ngoài ra, vỉa hè, lòng đường khu vực hồ Đầm Sòi cũng bị các cửa hàng kinh doanh nước giải khát chiếm dụng trái quy định. Trên phố Định Công Thượng, hằng ngày, từ sáng sớm, người buôn bán tổ chức họp chợ trái phép, bày bán dưới lòng đường, gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Được biết, ngày 28/2, UBND phường Định Công đã tổ chức ra quân chỉnh trang đô thị, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp phương tiện lấn chiếm lòng, đường, vỉa hè, dừng, đỗ xe sai quy định... Rất mong việc làm này được tiến hành thường xuyên để lập lại trật tự hè phố, lòng đường. NGUYỄN HẢI
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==