Khoa học và Đời sống số 22-2023

Số 22 (4284) Thứ Năm (1/6/2023) Ngược dòng sử sách, vào các thời Lý, Trần, Lê sơ (thế kỉ XI-đầu XVI), thú vui thưởng trà được lan tỏa trong đời sống sinh hoạt chốn cung đình. Đồ ngự dụng thời Lý, Trần, Lê sơ Theo tìm hiểu của PV Khoa học và Đời sống, các nhà khảo cổ học đã khai quật được ở Hoàng thành Thăng Long nhiều đồ ngự dụng thời Lý, Trần, Lê sơ, trong đó có nhiều đồ gốm sứ thuộc trà cụ (dụng cụ pha trà). Điều đặc biệt là hầu hết nh ng sản phẩm gốm ngự dụng thời Lê sơ đều có đề ch Quan và trang trí hình rồng chân có 5 móng. Đến thế kỉ XVII, một người phương Tây nhiều năm sống ở Đàng Ngoài là Samuel Baron đã viết trong tác phẩm “Mô tả vương quốc Đàng Ngoài” rằng: Trong giới quý tộc "thường uống loại chè bản địa gọi là chia-bang và chia-way. Chia-bang được chế từ lá còn chia-way được chế từ nụ và hoa, sau khi đã sao và tẩm. Người ta đun nước sôi lên để pha chè và uống nóng. Loại chia-way có vị ngon". Theo mô tả này thì chia-bang là trà Bạng còn chiaway có thể là trà Mạn. Theo “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ, sang thế kỉ XVIII, thú uống trà Tàu được người Việt sùng chuộng đến mức “Các nhà quý tộc, các bậc công hầu, các con em nhà quý thích đều đua chuộng xa xỉ, có khi mua một cái ấm chén, phí tổn đến vài mươi lạng bạc. Thường có nhiều người qua chơi các hiệu chè, thăm dò các phố buôn, vác tiền hết quan ấy đến chục khác để mua chuốc lấy chè ngon. Kẻ thì ưa thanh hương, người thì thích hậu vị, kén hiệu trỏ tên mà mua cho được để bày khay chén ra nếm thử. Thậm chí có kẻ đặt tiền sẵn để mua cho được hiệu chè Chính Sơn, gửi tàu buôn để đặt cho được kiểu ấm chén mới lạ, cách hiếu thượng đến thế là cùng cực”. Chúa Trịnh Sâm đam mê trà tới mức xem mình là “Trà nô” Trong cung đình, Chúa Trịnh Sâm đam mê trà tới mức tự xem mình là "Trà nô" (kẻ nô tài của trà). Đời truyền rằng Chúa tự coi mình là nô bộc của trà nên hàng sáng khi Chúa ngự trà, Tuyên phi Đặng Thị Huệ tự tay quạt lò đun nước cho chồng, còn Chúa tự mình hãm trà ngự thưởng chứ không sai khiến người hầu. Trà cụ (đồ uống trà) của Chúa đều do Chúa tự thiết kế mẫu và ký kiểu (gửi kiểu mẫu đặt làm) riêng tại lò sản xuất trà cụ Cảnh Đức trấn (Trung Quốc). Chúa còn đem triết lý trà nô vào trong các buổi ngự triều, dùng trà thay rượu để ban thưởng mỗi khi có ai đó trong các quan triều thần lập công. Theo ghi chép của “Hải ngoại ký sự”, lúc bấy giờ, ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Chu cũng nổi tiếng thích uống trà. Nhà sư Trung Hoa là Thích Đại Sán trong chuyến đến Đàng Trong và được nhà Chúa tiếp kiến đã cho biết: "Ngày 1 tháng 4, Quốc Vương mở đàn chay dâng lễ, tự mình đến thắp hương, mời ta đến thuyết pháp... Nhà chúa tiến vào phương trượng tham bái... Nhà chùa dâng trà quả cơm chay, đều không dùng, đã có Nội Giám mang theo trà để ngự dụng". Cầu kì bộ dụng cụ pha trà Nghệ thuật thưởng thức trà trong cung đình phải hội đủ hàng chục yếu tố, trong đó quan trọng hàng đầu và không thể thiếu là bộ dụng cụ pha trà. Theo nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn, một bộ đồ trà thời Nguyễn bao giờ cũng hội đủ các dụng cụ dùng cho việc pha trà và thưởng trà, gồm: Hỏa lò, siêu đồng nấu nước, hũ sành đựng nước pha trà, hũ đựng trà, ấm trà bằng đất nung và bộ đồ trà bằng sứ ký kiểu. Ngoài ra còn có than củi, trầm hương và vài loại bánh mứt để cuộc trà thêm phần ý vị. Nh ng ghi chép tản mạn của sử sách các đời, dù chưa toàn vẹn, nhưng đã phần nào phác họa vài nét đặc biệt trong bức tranh thưởng trà tinh túy của vua chúa Việt Nam thuở trước.n ằm trên đ o Ngọc, m t hòn đ o của hồ Ho n Ki m, đền Ngọc Sơn được coi l ngôi đền cổ nổi ti ng nhất của thủ đô H N i. N TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 THÂM CUNG BÍ SỬ NHÀ CỔ NỔI TIẾNG VIỆT NAM Thú vui thưởng trà của Vua chúa Việt Ngược dòng lịch sử, trên hòn đảo Ngọc vào thời Lý đã có một ngôi đền có tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Trải qua thăng trầm lịch sử, đền đã nhiều lần sụp đổ và được xây dựng lại. Quần thể kiến trúc từ bờ hồ Hoàn Kiếm ra đảo Ngọc Năm Tự Đức thứ 18 (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Diện mạo đền Ngọc Sơn ngày nay về cơ bản vẫn được gi nguyên từ đợt trùng tu của Nguyễn Văn Siêu. Về tổng quan, ngôi đền là một quần thể kiến trúc gồm nhiều lớp kéo dài từ bờ hồ Hoàn Kiếm ra đảo Ngọc, hòa quyện với không gian cây xanh và kiến trúc của hồ Gươm. Lớp kiến trúc đầu tiên là cổng Nghi Môn, được dựng với bốn cây cột xây bằng gạch và hai mảng tường lửng. Ở mỗi cột đều có đắp câu đối ch Nho. Hai mảng tường ở hai bên có hai ch Phúc, Lộc cỡ lớn, tô son như lời chúc mọi sự tốt lành. Phía sau Nghi Môn, nằm phía bên phải là Tháp Bút, tòa tháp bằng đá cao 9 mét được dựng vào năm 1864 trên núi Độc Tôn. Đỉnh tháp hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba ch "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), thể hiện chí khí của các bậc nho sĩ đương thời. Từ Nghi Môn bước tiếp vào sẽ đến cổng thứ hai. Cổng này có hai bên trụ xây hai cửa nách giả kiểu hai tầng tám mái cong, mặt trước đắp nổi một bên là hình rồng với hai ch Long Môn và một bên là hổ trắng với hai ch Hổ Bảng. Cánh cổng tiếp theo là Đài Nghiên, có dạng tam quan với ba vòm cửa cuốn. Đỉnh Đài Nghiên đặt một cái nghiên mực bằng đá. Tương truyền, vào một số thời khắc nhất định, bóng của đỉnh tháp bút sẽ “chấm” vào lòng nghiên mực trên Đài Nghiên. Lối đi độc đạo cầu Thê Húc Sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc, lối đi độc đạo dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu có 15 nhịp, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, ch Thê Húc được thếp vàng. Tên cầu nghĩa là gi lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Qua cầu Thê Húc sẽ đến cánh cổng mang tên Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng). Cổng xây hai tầng, tầng hai có hai mái, bốn mặt có nh ng cửa sổ hình tròn. Hai bên cổng có hai bức tranh gắn bằng mảnh sứ vỡ, bên phải là bức Long Mã Hà Đồ, bên trái là bức Thần Quy Lạc Thư. Khu đền chính của đền Ngọc Sơn có ba nếp nhà chính, từ ngoài vào trong gồm bái đường, trung đường và hậu cung. Bái đường là nơi hành lễ đầu tiên. Trung đường là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ và Lã Tổ, nh ng vị thần học vấn được các văn nhân, quan lại, nho sĩ theo quan niệm Nho giáo tôn thờ. Hậu cung được xây cao hơn bái đường và trung đường, là nơi thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã ba lần đại phá quân nguyên sang xâm lược nước ta ở thế kỉ 13. Hai bên khu đền chính có hai gian chái, trong đó gian bên phải là nơi trưng bày hai tiêu bản rùa Hồ Gươm, sinh vật đặc biệt quý hiếm gắn liền với nh ng giai thoại huyền bí về chuyện vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa Thần. Trong đền có một hệ thống hiện vật cổ phong phú với nhiều bia đá, chuông, khánh, tượng thờ, câu đối... có từ thời nhà Nguyễn. Ngoài các công trình kiến trúc, vẻ đẹp của đền Ngọc Sơn còn được tôn lên bởi rất nhiều cây cổ thụ bao quanh khuôn viên. Với nh ng giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc biệt, đền Ngọc Sơn cùng hồ Hoàn Kiếm đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2013.n QUỐC LÊ NGUYỄN THANH TUYỀN Tỉnh nào có diện tích trồng chè lớn nhất Việt Nam? A: Thái Nguyên B: Phú Thọ C: Lâm Đồng Đáp án đúng Quizz test số 21: A – Thanh Hóa Thái miếu Nhà Hậu Lê (hay còn gọi là Đền Nhà Lê) là ngôi đền cổ thờ 27 vị Hoàng đế thời Hậu Lê ở đất Bố Vệ, được xây dựng hơn 200 năm trước, là ngôi đền thiêng và nguy nga bậc nhất xứ Thanh. Thái miếu nhà Hậu Lê toạ lạc trên diện tích hơn 4.200 m2 ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá. Đền Lê là trung tâm thờ phụng của nhà Lê từ Lê Sơ đến Lê Trung Hưng cùng với các lăng mộ ở Lam Kinh thuộc xã Xuân Lâm, nơi phát tích của các vua thời Lê Sơ. Đền Nhà Lê được dựng theo phong cách kiến trúc Hậu Lê và thời Nguyễn bao gồm Tiền điện và Hậu điện được nối bằng một sân điện chạy suốt. Tại Đền hiện còn lưu gi nhiều hiện vật gốc rất có giá trị về nhiều phương diện. Nơi đây còn thờ hai bậc công thần khai quốc là Nguyễn Trãi và Lê Lai. Đặc biệt, còn có 6 bức tượng của Thần Tông Hoàng đế cùng năm bà phi quốc tịch khác nhau: Hà Lan, Mường, hai người vợ Chăm và một bà quê Kinh Bắc. Đền Nhà Lê được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia vào năm 1995.n Hà Nội Một số trà cụ thời Lý-Trần (thế kỉ XI-XIV). ẢNH: BÁO ẢNH VIỆT NAM Chúa Trịnh Sâm và Tuyên phi Đặng Thị Huệ thưởng trà tại Tả Vọng đình. Tranh minh hoạ của Hoạ sĩ Trịnh Quang Vũ. Ấm vàng trong cung đình triều Nguyễn Uống tr , thưởng tr ở nước ta th i xưa phổ bi n t chốn bình dân b ch tính đ n nơi cung đình thâm nghiêm. Vua ch a c c đ i luôn coi trọng th c uống n y, góp phần tạo nên m t nét "văn hóa uống tr " của riêng ngư i Vi t.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==