Số 17 (4279) Thứ Năm (27/4/2023) 4 NGHE & NHÌN TRẦN HẢI Trước mặt người thợ thủ công già treo một bóng đèn tròn với cái chao đèn được cắt từ nửa vỏ lon bia do ông tự chế, chiếc bát sứt trên bàn gỗ xù xì cũ... Các vật dụng được truyền từ đời này qua đời khác đã nhuốm màu thời gian. thành phần chủ yếu là bạc nên bạc ta rất mềm nên khó trong khâu chế tác, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. Vì vậy, giá thành của các sản phẩm làm từ bạc ta cao hơn các sản phẩm làm từ bạc 925, bạc Thái. Trong quá trình thi công, lượng bạc cũng bị hao đi khá nhiều. “Sản phẩm mà tôi chế tác đều được làm thủ công qua các khâu kỹ thuật chạm, đậu, trơn. Chạm là chạm trổ các hình vẽ hoa văn họa tiết trên mặt các đồ trang sức. Đồ chạm thường là các loại trang sức như kiềng, vòng ... Đậu tức là kéo vàng bạc đã nung chảy thành những sợi nhỏ như se chỉ. Từ đó, sẽ được uốn lại thành nhiều hình dáng khác nhau như hoa lá, chim muông và được gắn lên những món đồ trang sức. Còn kỹ thuật trơn là làm những món đồ vàng bạc không cần chạm trổ gì mà chỉ cườm cho nhẵn, bóng và trơn”, nghệ nhân Nguyễn Chí Thành nói. Người học nghề kim hoàn cần học cầm lửa. Khi mới bắt đầu học nghề, người thợ đều làm dây chuyền đầu tiên, vì mỗi một sợi dây sẽ có nhiều mối hàn, mỗi một mắt dây phải đều và không được dính vào nhau. "Đồ nghề chế tác của tôi không có gì đặc biệt. Cái bàn là từ thời ông nội để lại cho bố rồi truyền lại cho tôi. Còn kia là bàn từ thời cụ cố tôi (ông Thành chỉ vào góc nhà_PV), gỗ đã mục, không dùng được nữa nhưng tôi vẫn giữ làm kỷ niệm”, ông Thành cười vui vẻ nói. Những sản phẩm thủ công truyền thống thường mất thời gian tạo tác, đòi hỏi tính tỉ mỉ và có hồn riêng. Những chiếc vòng nhẫn đơn giản hơn thì tốn 1 ngày công, có loại ông phải mất 2 - 3 ngày mới hoàn thành. Vì vậy, ông chủ yếu nhận đơn đặt hàng của khách lẻ và không gấp gáp về thời gian. Mẫu mã có thể do ông tự sáng tạo, hoặc gia công theo yêu cầu của khách. "Thợ kim hoàn như tôi, mẫu nào cũng làm được. Cái hơn của đồ thủ công là chế tác được theo ý mình. Một số người mang trang sức đã cũ, hỏng đi hỏi nhiều nơi không nhận, đến đây tôi chữa được hết", ông Thành nói. Đến lấy chiếc mặt dây chuyền bọc mặt tượng Phật, bà Dương Thị Sửu (75 tuổi ở 16T3, khu đô thị Ciputra) chia sẻ: “Mỗi khi có mẫu mã mới tôi đều nhờ ông Thành chế tác, sản phẩm ông làm ra rất tinh xảo và chắc chắn. Đôi khi có những trang sức tôi mua ở nơi khác nhưng khi hỏng tôi cũng đều mang đến để ông Thành sửa cho”. Khoa học & Đời sống giới thiệu một số hình ảnh nghệ nhân Nguyễn Chí Thành với nghề chạm bạc: Trao đổi với PV Khoa học & Đời sống, nghệ nhân Nguyễn Chí Thành (74 tuổi) ở 83 Hàng Bạc, Hà Nội cho biết, gia đình ông gốc ở Đình Công, nay gọi là Định Công. Nơi có hai ông tổ nghề kim hoàn là Trần Điền, Trần Hòa. Nghề kim hoàn cần có tâm sáng vì chế tác ra những sản phẩm trang sức có tính thẩm mỹ cao cần người làm nghề phải có con mắt nghệ thuật. Các sản phẩm trang sức ngày nay chủ yếu là vàng và bạc. Theo ông Thành, vàng ta bốn số 9 còn có tên là vàng Diệp mềm nên dễ chế tác. Vàng “Tây” là hỗn hợp đồng đỏ, vàng, thau nấu trộn với nhau được gọi là Hội rồi từ Hội trộn tiếp lần nữa sẽ gọi là vàng Tây. Vàng Tây 7 tuổi nghĩa là 70% vàng Diệp cộng với 30% hợp kim Hội. Vàng Tây cứng hơn nên chế tác khó hơn. Gia công vàng Tây khó hơn vì nó cứng. Còn bạc ta hay còn được gọi là bạc nõn. Đây là loại bạc nguyên chất nhất với thành phần cấu tạo lên đến 99.99% là bạc. Do có "Cả con phố Hàng Bạc, bây giờ chỉ còn một mình tôi theo nghề kim hoàn truyền thống này”, nghệ nhân Nguyễn Chí Thành chia sẻ. Những vật dụng chế tác nhuốm màu thời gian. Mẫu nhẫn có tên gọi “Hồng Kông Giã Nhạc” được nhiều khách đặt chế tác. Những sản phẩm trang sức tinh xảo được chế tác từ bàn tay khéo léo của người thợ ngoài 70 tuổi. Bà Dương Thị Sửu (bên trái), một khách hàng lâu năm của ông Thành. Mỗi khi có mẫu mã mới đều đến nhờ ông gia công chế tác. Mỗi chi tiết nhỏ là cả tâm huyết của ông Thành. Từng mũi khoan cũng được ông khéo léo tỉ mỉ chỉnh sửa mài dũa. Mọi công đoạn đều được nghệ nhân làm hoàn toàn bằng thủ công. Trên phố Hàng Bạc chủ yếu buôn bán những sản phẩm vàng bạc được đúc sẵn từ các nhà máy công nghiệp. Ngày nay, nghề chạm bạc rất ít người theo nghề.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==