Khoa học và Đời sống số 17-2023

Số 17 (4279) Thứ Năm (27/4/2023) 19 BẠN ĐỌC mương có 2 người đang tiến hành dựng sắt hộp chằng chống bức tường nhà của gia đình ông Chiến để tránh sập đổ, tuy nhiên lúc này không hề có bóng dáng cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư và đơn vị giám sát. Bất lực đứng nhìn về phía ngôi nhà của gia đình đang có nguy cơ bị sập đổ bất cứ lúc nào, ông Trần Văn Chiến ngậm ngùi chia sẻ: “Việc thỏa thuận bồi thường giữa gia đình tôi và các đơn vị liên quan vẫn chưa đi đến thống nhất, nhưng giờ đây nhà thầu tiếp tục thi công khiến cho nhà tôi bị nứt nẻ ngày càng nhiều. Tôi đã nhiều lần phản ánh tới chủ đầu tư, cũng như đơn vị thi công, tuy nhiên họ đều bỏ ngoài tai…”. Các đơn vị liên quan nói gì? Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Thịnh - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Hà Tĩnh, cho biết: “Phải đảm bảo an toàn mới cho đơn vị thi công triển khai làm tiếp. Trong quá trình làm nứt ở đâu thì tất nhiên phải đền bù cho người bị ù chưa có phương án đảm bảo tài sản cho người dân, nhưng Công ty Cổ phần xây dựng Tân Hải Sơn vẫn tiến hành thi công mương thoát nước, khiến cho nhà của hộ dân liên quan bị rạn nứt nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập. D Bài, ảnh: TRẦN QUỐC – THÀNH VĂN Nguy hiểm rình rập… Khoa học và Đời sống nhận được phản ánh từ ông Trần Văn Chiến (tổ 3, phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) về việc nhà cửa bị rạn nứt do bị tác động trong quá trình thi công dự án đường mương thoát nước cạnh nhà. Dù sự việc xảy ra từ ngày 31/3, nhưng đến nay các đơn vị liên quan vẫn chưa có hành động cụ thể để khắc phục sự cố và đền bù thiệt hại. Theo đó, trong quá trình thi công Dự án công trình mương thoát nước nối từ đường Hoàng Xuân Hãn đến hồ điều hoà Công viên trung tâm TP Hà Tĩnh đã làm nhà ở của hộ gia đình ông Trần Văn Chiến bị rạn nứt, sụt lún... có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Ngay sau khi sự cố xảy ra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hà Tĩnh đã xuống hiện trường ghi nhận sự việc để tìm hướng xử lý. Cơ quan này đã có văn bản yêu cầu nhà thầu là Công ty Cổ phần xây dựng Tân Hải Sơn tạm dừng thi công quanh khu vực xảy ra sự cố, khẩn trương chằng chống nhà cho gia đình, xử lý dứt điểm tổn thất nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho hộ ông Chiến. Đồng thời, mời công ty bảo hiểm dự án về để giám định tổn thất. Tuy nhiên, gần một tháng trôi qua, dù các đơn vị liên quan chưa thống nhất được phương án đền bù, nhưng nhà thầu vẫn tiến hành thi công khiến cho nhà của hộ ông Chiến tiếp tục bị rạn nứt ngày một nghiêm trọng hơn. Ghi nhận tại hiện trường, phóng viên quan sát thấy các nhân công và máy móc vẫn đang hoạt động, làm việc bình thường. Đặc biệt, phía trên bờ họ sẽ vào làm việc tiếp. Bên chủ đầu tư, đơn vị thi công phải xây dựng dự toán và gửi sang bảo hiểm hoặc đơn vị giám định độc lập để được xem xét đền bù bao nhiêu. Tại các cuộc họp tôi đã nêu rõ, tuy nhiên chủ đầu tư không hiểu mà cứ chờ ở bảo hiểm, chúng tôi phải có dự toán thì lúc đó mới tiến hành đền bù được…”. Theo ông Quý, hiện công ty chưa có phương án đền bù chi trả cho người dân vì chưa có hồ sơ dự toán bồi thường đầy đủ từ các đơn vị liên quan. Ông Quý cũng thấy khó hiểu vì công trình vẫn đang được tiến hành xây dựng, trong khi chủ đầu tư và đơn vị thi công chưa đưa ra được phương án để xử lý tình trạng rạn nứt, hư hỏng nhà dân. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Huyên – Chủ tịch UBND phường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh, cho biết: “Sau khi sự cố xảy ra, chúng tôi đã yêu cầu đơn vị thi công phải đảm bảo an toàn cho tính mạng cũng như tài sản của người dân. Tiếp thu ý kiến, chúng tôi sẽ tiếp tục xuống hiện trường để kiểm tra…”. Trước sự việc này, ngày 20/4 phóng viên đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên đến ngày 24/4 phóng viên nhận lại thông tin phản hồi từ Văn phòng UBND Thành phố cho biết lãnh đạo UBND thành phố đang giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin xem xét tôn chỉ mục đích và nội dung đăng ký phỏng vấn của báo có phù hợp không. Trong khi đó, đơn vị thi công là Công ty Tân Hải Sơn cũng liên tục né tránh, không nghe điện thoại của phóng viên. Khoa học và Đời sống sẽ tiếp tục thông tin sự kiện này.n ảnh hưởng thôi”. Khi phóng viên hỏi về việc chủ đầu tư đã có văn bản đồng ý cho nhà thầu thi công trở lại chưa? thì ông Nguyễn Hoàng Thịnh đã lảng tránh không trả lời, nói đang bận việc. Còn ông Trịnh Văn Quý – Phó Giám đốc Công ty bảo hiểm PJICO Hà Tĩnh (Công ty bảo hiểm cho dự án mương thoát nước), cho hay: “Chúng tôi đã uỷ quyền cho bên đơn vị giám định độc lập, nếu có phát sinh gì thêm HÀ TĨNH: Trong những năm trở lại đây, tôi hay có công việc phải đi tới các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta. Để không phải đi vòng đường xa giữa tỉnh nọ tới tỉnh kia, tôi thường chọn đi phà qua các con sông lớn. Từ phà Đại Ngãi vượt Sông Hậu nối tỉnh Sóc Trăng với Trà Vinh; phà Đình Khao vượt sông Cổ Chiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; cho tới phà An Hoà- Chợ Vàm, nối 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang; hay phà Châu Giang, nối TX Tân Châu sang TP. Châu Đốc…, tôi đã từng đi qua lại nhiều lần. Có một “điểm chung” khi qua sông tại các bến phà kể trên, đó là tất cả hành khách đi phà để qua sông đều không hề mặc áo phao và chủ phà cũng không hề có trang bị áo phao cho khách mặc. Đồng thời, cũng không có bảng thông tin an toàn và hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp. Từ trước đến nay, dù các chuyến phà trên địa bàn Miền Tây chưa từng xảy ra vụ tai nạn đường thủy nào gây hậu quả nghiêm trọng nhưng việc “chủ quan” không trang bị áo phao và “bắt” hành khách phải mặc áo phao như vậy sẽ rất nguy hiểm. Bởi, các con sông tại Đồng bằng sông Cửu Long thường rất rộng và sâu, vì vậy một khi sự cố xảy ra thì hậu quả sẽ là rất khó lường. Từ thực trạng trên, đề nghị chính quyền các địa phương phối hợp với cơ quan chức năng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc trang bị áo phao và phao cứu sinh cho khách tại các cơ sở kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ. Bài & ảnh: THẠCH BÍCH NGỌC Cần giám sát việc trang bị áo phao cho khách đi phà tại các tỉnh Miền Tây Sống bất an trong căn nhà nứt toác do thi công mương thoát nước

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==